Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, Quế Phong là huyện miền núi được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1963 trên cơ sở chia tách từ huyện Quỳ Châu. Huyện Quế Phong phía Đông giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp huyện Tương Dương, phía Nam giáp huyện Quỳ Châu, phía Bắc giáp nước bạn Lào, có đường biên giới dài 73,10 km tiếp giáp với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Đây là lợi thế để Quế Phong đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với nước bạn Lào.
Huyện Quế Phong cách thành phố Vinh 180 km, có đường quốc lộ 48 chạy qua huyện với chiều dài trên 15 km, giao thông trên địa bàn nội huyện và giao lưu kinh tế với bên ngoài còn khó khăn. Nằm trong vùng kinh tế Tây Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là huyện có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh - quốc phòng.
Huyện Quế Phong có 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn là thị trấn Kim Sơn và 13 xã: Châu Kim, Tiền Phong, Mường Nọc, Quế Sơn, Nậm Giải, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Thông Thụ, Quang Phong, Cắm Muộn, Đồng Văn, Hạnh Dịch, Châu Thôn. Trong đó phần lớn là các xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II, đó là 10 xã: Quế Sơn, Nậm Giải, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Thông Thụ, Quang Phong, Cắm Muộn, Đồng Văn, Hạnh Dịch, Châu Thôn. Là huyện có 11/14 đơn vị hành chính thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II. Đây là điểm khó khăn nhất trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong triển khai CCHC nhà nước nói riêng của huyện.
Tính đến năm 2011 dân số toàn huyện có 14.300 hộ với 64.208 nhân khẩu; Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13.030 hộ với 59.455 nhân khẩu. Bình quân 4,5 nhân khẩu/hộ. Mật độ dân số trung bình là 33 người/km2..
Trên địa bàn huyện Quế Phong có nhiều dân tộc sinh sống; trong đó dân tộc Thái chiếm 82,8%, dân tộc Mông chiếm 4,2%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,0%, dân tộc Kinh chiếm 10%. Quế Phong là huyện dân tộc thiểu số chiếm phần đông, trên 90%. Tỷ lê ̣ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,26%. Đồng bào các dân tộc trong huyện sống ở vùng nông thôn chiếm 78% dân số toàn huyện và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bảng 1: Đơn vị hành chính huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An năm 2011
TT Phường, xã Dân số Nữ Dân tộc thiểu số
13 Xã Tri Lễ 8.498 4.147 8.319 2 Xã Nậm Nhoóng 2.144 1.146 2.144 3 Xã Châu Thôn 3.597 1.876 3.487 4 Xã Quang Phong 5.530 2.831 5.530 5 Xã Cắm Muộn 5.938 3.185 5.648 6 Xã Nậm Giải 1.763 880 1.763 7 Xã Châu Kim 3.791 1.973 3.717 8 Xã Mường Nọc 6.109 3.283 5.996 9 Xã Quế Sơn 3.536 1.921 1.602 10 Thị trấn Kim Sơn 3.252 1.585 852 11 Xã Tiền Phong 8.693 4.335 7.722 12 Xã Hạnh Dịch 3.137 1.510 4.557 13 Xã Đồng Văn 3.745 1.860 3.684 14 Xã Thông Thụ 4.468 2.216 4.434 Cộng 64.208 32.748 59.455
(Nguồn: phòng Thống kê UBND huyện Quế Phong)
Quế Phong nằm ở miền Tây Nghệ An, địa hình huyện Quế Phong khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 189.543,43 ha, trong đó diện tích lúa nước chỉ có 2.100 ha. Quế Phong là huyện có địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dãy núi có độ cao hơn 1.000m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 3 xã Đồng
Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600-1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Phù Hoạt (2.452m), núi Pả Môn (1.197m), núi Canh Cỏ (1.123m), Núi Mong (1.071m). Địa hình có độ dốc thường trên 30o, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Với hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao là cơ hội lớn để phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và toàn xã hội; đến nay trên địa bàn huyện có 06 công trình thủy điện được đầu tư xây dựng: Thủy điện Hủa Na; Nhãn Hạt, bản Cốc, Sao Va, sông Quang, Châu Thôn với tổng công suất gần 280 MW, trong đó 02 công trình đã đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, với địa hình có tính đặc thù đó, Quế Phong gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai cải cách hành chính.
Nằm trong vùng kinh tế phía Tây Nghệ An đã được Thủ tướng phê duyệt, Quế Phong có rất nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,10%; trong đó, tăng trưởng các ngành do huyện quản lý: công nghiệp - xây dựng 18,5%; các ngành dịch vụ 9,90%; nông, lâm, thuỷ sản 4,30%. Tỷ trọng các ngành (phần huyện quản lý): công nghiệp, xây dựng tăng từ 4,6% năm 2005 lên 11,34% năm 2010; các ngành dịch vụ tăng từ 29,2% năm 2005 lên 31,02% năm 2010; nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 66,2% năm 2005 xuống còn 57,64% năm 2010. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 1.211 tỷ đồng [14].
Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất (so giá cố định 1994) toàn ngành thực hiện đến năm 2010 (do huyện quản lý) đạt 133 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 6.000 ha; trong đó,
diện tích lúa nước tăng nhanh từ 4.072 ha năm 2005 lên 4.500 ha năm 2010; năng suất lúa nước đạt khá, vụ Đông xuân năm 2011 đạt 49,5 tạ/ha. Diện tích lúa rẫy giảm nhanh, đến nay chỉ còn dưới 400 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 22.395 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 345,7 kg [14].
Cơ cấu cây trồng đã được bố trí hợp lý hơn trước, các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày đã xác định được hướng đi đúng cho ngành nông nghiệp, trong đó những cây có giá trị kinh tế cao như cây mía, cây ngô.
Chăn nuôi được xác định là lợi thế của huyện nên việc đầu tư phát triển tổng đàn được đẩy mạnh; Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất bán và giết thịt hàng năm đạt bình quân trên 2.000 tấn, năm 2010 đạt trên 2.490 tấn. Số bản đã được quy hoạch vùng chăn thả tăng. Đầu tư con giống từ các chương trình dự án và công tác thú y được chú trọng.
Lâm nghiệp tăng trưởng khá; việc lồng ghép các chương trình dự án đầu tư như Chương trình 661, Quyết định 147, chương trình trồng rừng thay thế nương rẫy, chương trình hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và đầu tư sản xuất trang trại đã tổ chức trồng được 2.372 ha rừng tập trung, 190,2 ha rừng phân tán; tổ chức khoanh nuôi, bảo vệ 141.211,79 ha, từ đó đã đưa độ che phủ rừng lên trên 75%. Khai thác lâm sản phụ tăng hàng năm, năm 2010 đạt 120.000m3 củi, 2.020.000 cây tre mét, 3.050.000 cây nứa, 1.100 tấn măng tươi và nhiều lâm sản phụ khác có giá trị kinh tế cao. Mô hình kinh tế trang trại nông, lâm, thuỷ sản kết hợp tăng nhanh theo từng năm, đến nay toàn huyện có 127 trang trại, trong đó có 67 trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm từ 25 - 30 triệu đồng [14].
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong những năm qua của huyện tăng nhanh; tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 43 tỷ đồng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở địa phương. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng: khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, gò hàn, may mặc vv.
Dịch vụ tiếp tục được đầu tư và phát triển, tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 84 tỷ đồng; hệ thống nhà nghỉ, ăn uống, vận tải và bưu chính viễn thông, Internet tăng khá nhanh và kinh doanh có hiệu quả cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2010 đạt 442 tỷ đồng [14].
Hoạt động tín dụng và tiền tệ có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn sản xuất, kinh doanh. Số dư huy động vốn năm 2010 đạt 231 tỷ đồng. Số dư nợ cho năm 2010 đạt 156 tỷ đồng, năm 2010 thu ngân sách đạt trên 9,6 tỷ đồng. Chi ngân sách đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động quản lý và sự nghiệp, tạo điều kiện cho chi đầu tư phát triển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư: Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội do trung ương, bộ ngành quản lý tăng từ 496 tỷ đồng năm 2006 lên 1.837 tỷ đồng năm 2010; Nguồn vốn do địa phương quản lý tăng từ 90 tỷ đồng năm 2006 lên 530 tỷ đồng năm 2010; trong đó xây dựng cơ bản 490 tỷ đồng. Giá trị thực hiện giao thông nông thôn đạt 150 tỷ đồng, xây dựng được 55,4 km đường nhựa, 8km đường bê tông. Một số công trình trọng điểm đã và đang được thi công: Đường Tiền Phong - Hạnh Dịch, đường vào trung tâm xã Đồng Văn, Nậm Nhoóng, đường Kim Sơn - Quế Sơn; Cầu treo bản Quàng xã Châu Thôn, cầu treo bản Quyn - bản Pảo xã Quang Phong, cầu treo bản Long Quang xã Tiền Phong. Năm 2011 đã có thêm 06 xã được dùng điện lưới quốc gia, các công trình thủy lợi, nước sạch được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới; số phòng học được kiên cố hoá đạt 52,2%; ngoài ra hàng năm nhân dân tự huy động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều tỷ đồng [14].
Công tác quy hoạch phát triển đô thị cũng được chú trọng, hoàn thành quy hoạch mở rộng thị trấn Kim Sơn, hoàn chỉnh đầu tư về kết cấu hạ tầng 2 trung tâm cụm xã Châu Thôn và Đồng Văn; đang chuẩn bị triển khai xây dựng bằng vốn lồng ghép Chương trình 30a CP, cụm xã Tri Lễ. Đã có 11/14 xã, thị trấn sử dụng được điện thoại di động, 14/14 xã, thị trấn sử dụng được điện thoại cố định, đưa tổng số máy cố định trên địa bàn năm 2010 là 3.200
máy; bình quân 5 máy/100 dân. 120 thôn bản của 11/14 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia, đưa tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới lên 64,26%. Số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 66,46%. 64,43% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 35% xóm, bản đạt tiêu chuẩn “Làng Văn hoá”. 33/186 làng bản có nhà văn hóa cộng đồng. Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt 78,3 % [14].
Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hoá các dân tộc được quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị. Các hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; cơ sở vật chất phục vụ cho văn hoá, thông tin - thể thao của các cơ sở được đầu tư bằng các chương trình, dự án đã góp phần đưa thông tin về cơ sở, tuyên truyền những chủ trương, chính sách, vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; công tác cải tạo tập tục lạc hậu nhất là trong việc cưới, việc tang, ăn ở hợp vệ sinh đã có những chuyển biến rõ nét. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được triển khai bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động đã đem lại kết quả thiết thực. Số người sinh con thứ ba trở lên giảm dần, tỷ lệ sinh năm 2011 giảm xuống còn 0,74%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 23%; 10/14 xã, thị có bác sỹ; 9/14 xã, thị đạt chuẩn quốc gia về y tế [14].
Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được thực hiện mỗi năm tạo việc làm mới cho 700 đến 1.500 lao động, trong đó đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài từ 100 đến 120 người mỗi năm. Các dự án vay vốn nhỏ, giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân được triển khai ở các xã, thị trấn, góp phần hạ tỷ lệ đói nghèo từ 59,51% năm 2005 xuống còn 40,08% năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010: 10,15 triệu đồng [14].
Quế Phong nằm trong vùng kinh tế Tây Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là huyện có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, với địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi, giao
thông đi lại khó khăn; trên 90% người dân tộc thiểu số; kinh tế còn nhiều khó khăn, trên 70% xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II; tỉ lệ hộ nghèo vào nhóm cao nhất của cả nước; cơ sở hạ tầng, dịch vụ văn hóa, xã hội, y tế yếu kém, trình độ dân trí thấp. Đây là những khó khăn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ảnh hưởng nhiều đến tiến trình cải cách hành chính nhà nước nói riêng của huyện [14].
Năm 2011 là năm thứ 2 Đảng bộ, chính quyền và nhân các dân tộc anh em huyện Quế Phong tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX; kết quả kinh tế - xã hội có bước chuyển biến tích cực so với 2010, củ thể như sau: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, ngành xây dựng các kế hoạch, đề án thực hiện Chương trình hành động Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ 2010 - 2015; tập trung xây dựng và ban hành 05 Nghị quyết, 05 Chỉ thị và nhiều Kế hoạch, Đề án. Các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành kịp thời, sát đúng với thực tế, phù hợp với cơ sở; việc tổ chức triển khai khoa học, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2011, nhất là Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010-2015. Những kết quả đạt được trong năm 2011 “Đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; việc triển khai thực hiện của UBND huyện và các ban, ngành chức năng đã tạo bước chuyển mới trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên về mọi mặt [15].
- Về phát triển kinh tế:
Mặc dù gặp một số khó khăn nhưng với sự tập trung chỉ đạo của cấp uỷ, đổi mới trong phương thức triển khai thực hiện nên tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt khá. Tổng giá trị gia tăng (giá so sánh 1994) do huyện quản lý đạt 302,3 tỷ đồng, tăng 10,53% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng định hướng. Kết quả các mặt cụ thể như sau:
Về kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, đề án; nhiều mô hình được thực hiện thành công đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, được nhân dân đồng tình và được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao như: trồng cây chanh leo tại xã Tri Lễ, nuôi nhím sinh sản trên địa bàn, áp dụng bón phân chậm tan phù hợp với điều kiện canh tác trên ruộng bậc thang tại các xã vùng trung tâm. Một số mô hình chăn nuôi các vật nuôi đặc trưng của địa phương như: vịt bầu, gà đen (gà Mông), lợn sọc dưa đang tiếp tục được