Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 45)

nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước

Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang chuyển chức năng, nhiệm vụ cai trị và trấn áp của bộ máy Nhà nước sang thực hiện những chức

năng, nhiệm vụ tổ chức xây dựng cung cấp dịch vụ công. Trước những thay đổi mang tính chất thời đại đó, công tác quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và hoạt động nền công vụ nước ta cũng không nằm ngoài yêu cầu khách quan cần được đổi mới, cải tiến. Công tác quản lý hành chính ngày nay đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, của nền công vụ phải hướng tới xây dựng một bộ máy Nhà nước, nền công vụ khoa học, hiện đại, trong đó các chủ thể quản lý hành chính phải được tổ chức, sắp xếp lại và vận hành thật khoa học, hợp lý, việc thực thi công vụ của mỗi cán bộ, công chức hành chính phải được thực hiện ở trình độ cao để có thể hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ mới ngày càng nặng nề trước nhân dân và Nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu trên trong thời gian tới phải đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước” [5; 252]. Vì vậy, Nhà nước ta phải xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động nền công vụ trong đó nội dung trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC hành chính Nhà nước; lực lượng này là người trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước. Hơn nữa, trước thực trạng hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung, hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính, tổ chức và nền công vụ nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô, công chức hành chính Nhà nước lại càng đặt ra cấp bách.

Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính thì nhất thiết chúng ta phải đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Văn kiện Đa ̣i hô ̣i Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Mo ̣i cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch thường xuyên ho ̣c tâ ̣p, nâng cao trình đô ̣ lý luâ ̣n chính trị, kiến thức và năng lực hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn” [5; 140].

Trong Chương trình Tổng thể CCHC, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là nội dung thứ ba của Chương trình Tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Đội ngũ CBCC được coi như “xương sống” của chính quyền, của chế độ, có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, phát triển đất nước.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung; cán bộ, công chức nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính Nhà nước hiện nay. Vì vây, chúng ta có thể nhận định khái quát như sau:

Một là, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong lao động và công tác, họ là những người trực tiếp tham gia xây dựng, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Trong đó, đội ngũ CBCC là những chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh đóng một vai trò rất lớn.

Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những lực lượng lao động xã hội hùng hậu, đội ngũ này phối hợp cùng với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất ra nhiều của cải, vật chất có hàm lượng chất xám cao cho gia đình, xã hội góp phần xoá đói, giảm nghèo, đồng thời xây dựng và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Góp phần đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức chính là lực lượng trực tiếp triển khai và tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; góp phần trực tiếp trong quản lý hành chính. Với chức năng là quản lý toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Bộ máy quản lý hành chính là công cụ đắc lực cho Đảng, Nhà nước quản lý xã hội, góp phần xây xựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, Đảng, Nhà nước ta cần có nhiều chính sách trong công tác đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý; Đồng thời đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, tích cực rèn luyện đạo đức lối sống lành mạnh; tham gia học ngoại ngữ, tiếp tục nâng cao trình độ tin học để ứng dụng trong công việc.

Kết luận chương 1

Cán bộ là khâu then chốt, là nhân tố quyết định sự thành, bại của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta khẳng định, cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Trong công tác xây dựng Đảng và cải cách hành chính Nhà nước; đội ngũ CBCC có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng, yếu tố quyết định thành công của CCHC Nhà nước. Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là một huyện nghèo, có tuyến biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào.

Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Kể cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển và các mặt khác của đời sống xã hội. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Cải cách hành chính ở Việt Nam nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện, đặc điểm của từng thời kỳ, giai đoạn, và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đặt lên hàng đầu và đó được xem là khâu quan trọng nhất để thực hiện mục đích của cải cách hành chính.

Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách, cần thiết, vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của địa phương ở một huyện nghèo vùng biên, đang thụ hưởng Chương trình 30a của Chính phủ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w