Những khoảng cách với lối viết hậu hiện đại “đích thực”

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 140 - 149)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Những khoảng cách với lối viết hậu hiện đại “đích thực”

Soi chiếu vào tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính chúng tôi thấy tiểu thuyết của ông đã chứa đựng ít nhiều yếu tố hậu hiện đại, nhưng so vơi lối viết hậu hiện đại “đích thực” thì tiểu thuyết của ông vẫn còn những khoảng cách.

Mặt thứ nhất, Nguyễn Đình Chính phủ nhận các đại tự sự để hướng đến hiện thực thậm phồn và ngụy tạo nhưng vẫn chưa tạo ra sự khác biệt so với truyền thống. Hầu hết tiểu thuyết của ông vẫn kể cho người đọc một câu chuyện nghiêm túc, rành mạch để thuyết phục người đọc về tính khả tín của câu chuyện ấy. Trong tiểu thuyết của ông, hiện thực đầy vẻ ngụy tạo nhưng

tác phẩm vẫn hướng người đọc tới niềm tin là rồi cái tốt, cái ngay thẳng sẽ thiết lập lại trật tự. Tác giả vẫn trung thành với quan niệm văn chương truyền thống.

Theo quan sát của chúng tôi tiểu thuyết hậu hiện đại đang thực hiện khát vọng dân chủ hoá văn chương bằng việc thổi vào đó tinh thần hoài nghi và ý hướng giải thiêng, biến tác phẩm thành một cuộc chơi khá đa dạng: chơi cấu trúc, chơi nhân vật, chơi thể loại… Trọng tâm sáng tạo của tiểu thuyết hậu hiện đại chuyển từ cách kể câu chuyện sang cách thiết kế những văn bản: có văn bản là một câu đố, có văn bản là một bản nhạc, có văn bản là một hoạt cảnh… thế nhưng trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính, cuộc chơi này chưa tới đích, đúng như nhà thơ Phạm Thị Điệp Giang nhận xét: tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính “Cũng có phần nào văng mạng như tác giả đã cho biết (mà văng chưa tới nơi)” [24]. Tác giả vẫn là người đẫn dắt người đọc khám phá những giá trị của tác phẩm. Trong quan niệm nghệ thuật hậu hiện đại, theo như nhà văn Thuận: “tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là không biết đi về đâu, văn chương là phiêu lưu và mỗi tác phẩm như một “chuyến đi xa”, phải đưa được cả tác giả lẫn độc giả ra khỏi cái thông thường” [1], nhưng thực ra tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính chưa làm nên được những “chuyến đi xa”, chưa đưa được người đọc thoát ra khỏi cái thông thường là bao.

Mặc dù văn chương hậu hiện đại hướng đến sự tự do tuyệt đối trong sáng tạo, chủ trương mỗi tác phẩm là một “trò chơi vô tăm tich” (Phạm Thị Hoài) nhưng điều đó không có nghĩa là văn chương xem nhẹ những chuẩn mực về giá trị. Hơn bao giờ hết vai trò sáng tạo của tác giả, giá trị của tác phẩm được đề cao. Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính, đặc biệt là

Online… ba lô, người đọc vẫ chưa thỏa mãn được khát khao tìm kiếm về

những phát minh về hình thúc và những khám phá về nội dung. Nội dung của tiểu thuyết Online… ba lô còn nhàm nhạt, ngoài việc phản ánh vấn đề tình dục để đem đến cách nhìn nhận đầy đủ về con người, đem đến tinh thần dân chủ cho tiểu thuyết thì người đọc khó mà có thể tìm thấy một nội dung nào khác nữa trong tiểu thuyết này.

Như đã nói ở trên, không phải cứ đưa tính dục vao tác phẩm là đã có thể khẳng định tiểu thuyết mình là hậu hiện đại. Vấn đề ở đây là nhà văn đem vấn đề tình dục vào tiểu thuyết của mình nhằm để là gì? Nếu là nhằm hướng đến khẳng định những giá trị thì đó là điều tốt đẹp, còn không thì ngược lại. Trong tiểu thuyết Online… ba lô người đọc vẫn có cảm giác về sự quá đà trong việc miêu tả về vấn đề này. Có nhiều đoạn Nguyễn Đình Chính miêu tả về tình dục chẳng để nhằm mục đích gì và có phần rất thô tục, phản cảm, ví như đoạn văn sau: “"Em có thấy cánh đồng hoa Hồng mênh mông đỏ rực kia giống như..."

"Như là..."

"Như là máu tháng của các em đang từ trên trời tuôn xuống”.

“Em gái sinh viên - gái gọi nghiệp dư ngáy rừ rừ trong màn. Trần truồng. Chân giạng tè he”…

Hơn thế nữa, xu hướng văn học hậu hiện đại đang đi vào phản ánh những vấn đề gay cấn, nóng hổi của xã hội thì tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính chưa đạt đến đỉnh cao trong việc phản ánh những vấn đề này.

KẾT LUẬN

1. Chặng đường văn học gần ba mươi năm qua là một chặng đường đầy sôi động, chứng kiến nhiều cuộc “thay da đổi thịt” của tiểu thuyết Việt Nam. Trong chặng đường ấy, có lúc tung phá ào ạt, có lúc chùng xuống nhưng nhìn chung tiểu thuyết không ngừng tìm cách tiến về phía trước và đã để lại những tên tuổi khó quên. Nguyễn Đình Chính là nhà văn của thời kỳ Đổi mới, với tư duy nghệ thuật sắc bén, với một lối viết lạ, đã gặt hái được những thành công nhất định trong dòng tiểu thuyết đương đại. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính có thể thấy rõ quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như những trăn trở, tìm tòi phương hướng đổi mới tiểu thuyết, cách tiếp cận đời sống và bút pháp sáng tạo nghệ thuật, qua đó cũng có thể thấy được những giá trị tinh thần, tài năng và nhiệt huyết của nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

2. Xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là một cách nhìn mới về hiện thực xã hội và con người, một quan niệm mới về nghệ thuật. Trong tiểu thuyết của ông chúng ta thấy được một cái nhìn xã hội không đơn nhất, một chiều mà là cái nhìn đa chiều. Tiểu thuyết không chỉ là một vũ khí tinh thần mà còn là một trò chơi đầy tính sáng tạo. Theo đó, trong các tiểu thuyết của ông, con người hiện lên với tất cả tính đầy đặn và phong phú của nó, vừa là con người xã hội, vừa là con người bản năng và con người của tâm linh; con người chứng kiến sự khủng hoảng niềm tin của chính mình, sự sụp đổ của hiện thực được cố kết bởi những lí tưởng cao siêu, sự tan vỡ của những bảng giá trị, sự trống vắng của kiếp nhân sinh, v.v. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính thực sự là thế giới “muôn mặt đời thường”. Chúng ta có thể tìm thấy kiểu nhân vật tự ý thức, sám hối, kiểu nhân vật dị biệt… đó là thế giới vang vọng của nhiều tiếng nói, nhiều kiếp nhân

sinh, một thế giới của những con người bé nhỏ, thua thiệt, sống dưới đáy cùng của xã hội nhưng chính họ mới là những “thánh nhân” như cách gọi của tác giả. Nhân vật được miêu tả bằng cái nhìn suồng sã, phi sử thi. Góc nhìn thế sự - đời tư cho phép nhà văn nhìn thấy rõ hơn những góc khuất của tâm trạng, những quan hệ chồng chéo phức tạp trong tâm hồn nhân vật.

3. Trên phương diện tổ chức trần truật, vượt lên khỏi sự vay mượn, bắt chước các thao tác, thủ pháp, kĩ thuật viết của các tác giả hậu hiện đại trên thế giới, Nguyễn Đình Chính đã tạo dựng cho tiểu thuyết của mình những hình thức biểu hiện mới lạ. Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính phản ánh một hiện thực đổ vỡ, đứt gãy, được tổ chức bằng kiểu cốt truyện phân mảnh và kết cấu đa tuyến. Tương hợp với cấu trúc đó là sự đa thanh trong giọng điệu: giọng chất vấn, truy bức, giọng châm biếm giễu nhại, là sự dung nạp thoải mái thứ ngôn ngữ dân dã, đời thường của loại văn nói… Những điều đó làm cho tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính trở nên đa dạng và nhiều màu sắc, mang nhiều dấu ấn của lối viết hậu hiện đại, từ đó đã gây được sự chú ý của bạn đọc trong nước cũng như ở nước ngoài. Tất cả nói lên được niềm đam mê khôn cùng trên con đường làm mới mình, làm mới thể loại, khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Chính trong dòng văn học đương đại.

4. Nhìn một cách khách quan, cách tân của Nguyễn Đình Chính trên lĩnh vực tiểu thuyết không phải khi nào cũng thành công, thậm chí ngay trong những trường hợp được coi là thành tựu cũng có những tìm tòi chưa đạt tới hiệu quả nghệ thuật tốt đẹp. Nhưng điều quan trọng là nhà văn đã đem đến cho văn xuôi đương đại những thể nghiệm mới lạ. Những thể nghiệm này có thể chưa thuyết phục được nhiều công chúng văn học, chưa vượt qua rào cản của bức tường truyền thống khá vững chắc như một nếp nghĩ, thói quen lâu đời của con người trong quan niệm về thể loại tiểu thuyết, nhưng thiết nghĩ chúng đã tồn tại như những nhân tố tích cực. Đặc biệt những thể nghiệm đó rất cần một sự khích lệ cần thiết để người cầm bút có thêm dũng khí trong cuộc phiêu lưu cùng tiểu thuyết. Trong khi kiên nhẫn chờ đợi tài năng toả

sáng, một sự nhìn nhận thiện chí, một thái độ khích lệ đối với những nỗ lực thử nghiệm, cách tân vốn bao giờ cũng gian nan, là hết sức cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhật Anh (2011), “Nhà văn Thuận: “Đã chấp nhận cầm bút là chấp nhận làm “kẻ bên lề”, http//: www.nguoivienxu.vnn.vn.

2. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (60).

3. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn, 2004), Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

4. M. Bakhtin (1992), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt

Nam sau 1975, Luận án PTS Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Bình (2004), “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975”, Tự sự học, 320 - 365.

8. Nguyễn Thị Bình (2005), “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây”, Nghiên cứu văn học, (11), 61- 66.

9. Nam Cao (1946), Chí Phèo, Nxb Hội Văn hóa cứu quốc, Hà Nội.

10. Hoàng Hữu Các (2009), “Trò chuyện với Đêm thánh nhân”, Ngày

hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Chính (2006), Ngày hoàng đạo, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Chính (2006), Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Chính (2008), Đêm thánh nhân, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Nguyễn Đình Chính (2009), Phù du cánh mỏng, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Nguyễn Đình Chính (2010), Online… ba lô, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 16. Nguyễn Đình Chính (2011) "Khuôn mẫu cũ về tình yêu đã chật",

http://www.xaluan.com

17. Lê Chí Dũng (2005), “Cảm ơn ông Hoàng Ngọc Tuấn đã không dùng lối mimesis trong khi đáp lại bài viết của tôi”, http//: www.talawas.org. 18. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn

học, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức (chủ biên, 1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

20. P.Đ. (2009), “Mấy ý nghĩ khi đọc Đêm thánh nhân”, Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Eco, Umberto (2004), Đi tìm sự thật biết cười, Nxb Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

22. Phạm Thị Điệp Giang (2009), “Không có gì phải ầm ĩ!”,

http://www.tienve.org

23. Hồ Thế Hà (2012), “Nghĩ về sáng tạo và tiếp nhận văn học hiện nay”,

http://www.ctu.edu.vn.

24. Văn Cầm Hải (2009), “240 phút mạo hiểm cùng Nguyễn Đình Chính”,

Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2004), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Trần Thị Hồng Hạnh (2012), “Trào lưu sex trong văn chương đương đại: Kỳ cuối: Phản hồi từ phía độc giả”, http://giaoduc.edu.vn

27. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên, 2005), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.

29. Nguyễn Hòa (2005), “Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực”, http://vietbao.vn

30. Nguyễn Hòa (2006), “Lịch sử - văn hóa và sex trong văn chương”,

http://www.vanhoahoc.edu.vn

31. La Khắc Hoà (2008), “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”, http://www.vienvanhoc.org.vn.

32. Dư Thị Hoàn (2009), “Hấp lực âm dương và thuần phong mỹ tục trong văn chương”, http://tienve.org

33. Châu Minh Hùng, “Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua tổ chức truyện của Nguyễn Huy Thiệp”,

http://www.tienve.org

34. Inrasara (2009), “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”,

http://www.vietvan.vn/.

35. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên, 2006), Văn học Việt

Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

36. M.B. Khravchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển của văn học, (Lê Sơn dịch), Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội.

37. Kundera, Milan (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), NXB Đà Nẵng.

38. Một độc giả không quen biết (2009), “Thư gửi nhà văn Nguyễn Đình Chính”, Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

39. Một độc giả yêu mến ĐTN (2009), “Đêm thánh nhân - hố đen tâm linh”, Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

40. Hằng Nga (2009), “Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính”,

http://truyen.hixx.vn/truyen

41. Phan Hạo Nhiên (2004), “Mới cũ trong thơ và hậu hiện đại”,

http://ww.talawas.org

42. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt

Nam đương đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

43. Nguyễn Hưng Quốc (2000), “Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam”, http://www.tienve.org

44. Nguyễn Hưng Quốc (2005), “Giễu nhại như một ý niệm”,

http://www.tienve.org

45. Nguyễn Hưng Quốc (2008), “Giải lãnh thổ hoá trong văn học Việt Nam”, http://www.tienve.org/.

46. Nguyễn Hưng Quốc (2009), “Chủ nghĩa hậu hiện đại: những mảnh nghĩ rời”, http://www.tienve.org/

47. Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Long, Phạm Thu Yến (2005), Tài liệu bồi

dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 3 (2004 - 2007), Viện Nghiên

cứu Sư phạm, Hà Nội.

48. Lê Sơn (1986), “Lời giới thiệu”, Và một ngày dài hơn thế kỉ, Nxb Lao động, Hà Nội.

49. Trần Đình Sử (2001), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Đại học Huế - Trung tâm Đào tạo từ xa.

50. H.Q.T. (2009), “Đêm thánh nhân cõi nào giữa trần gian”, Ngày hoàng

đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

51. Thanh Thảo (2009), “Những không gian xúc cảm của tiểu thuyết”,

52. Phùng Gia Thế (2008), “Lí giải về sự khó đọc của tiểu thuyết hiện nay”, http://www.tienve.org/.

53. Đặng Tiến (2009), “Thay cho lời tựa”, Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

54. Đỗ Minh Tuấn (2007), “Chân dung Nguyễn Đình Chính”,

http://evan.vnexpress.net.

55. Hoàng Ngọc Tuấn (2004), “Chủ nghĩa hậu hiện đại có đáng sợ đến thế không?”, http://ww.tienve.org.

56. Nguyễn Đình Tú (2009), “Khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học gần đây”, http://wespeakup.com.

57. Hòa Vang (2006), “Chính mía ở Đêm thánh nhân”, Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

58. Võ Văn (2011), “Về sự cách tân của tiểu thuyết”,

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 140 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w