7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giọng chất vấn, truy bức
Giọng chất vấn, truy bức là giọng điệu hỏi một ai đó, một vấn đề nào đó. Người hỏi như muốn hỏi, muốn làm cho ra nhẽ, muốn đẩy tới cùng một vấn đề nào đó. Tiểu thuyết Phù du cánh mỏng đậm đặc chất giọng này. Có thể
nói giọng điệu chất vấn truy bức là giọng điệu chủ đạo của tiểu thuyết này.
Phù du cánh mỏng là tiểu thuyết trữ tình, chuyện tình giữa Khánh và Thu Hà
đầy lãng mạn nhưng cũng đầy bi kịch. Sử dụng giọng điệu này là tác giả muốn truy tìm nguyên nhân dẫn đến bi kịch, từ đó mà nêu lên những vấn đề nhân sinh. Giọng điệu này được thể hiện rõ nhất trong hai cặp đôi nhân vật. Đó là cặp nhân vật Khánh - Thu Hà và Tùng - Khánh.
Trước hết chúng ta tìm hiểu về giọng điệu chất vấn truy bức trong những câu chuyện giưa Khánh Và Thu Hà. Ở đây, giọng điệu này có thể lí giải như sau: Thu Hà là người con gái thuộc thành phần tư sản, xinh đẹp, cá tính, Khánh là anh bộ đội giải phóng. Họ gặp nhau tình cờ và đến với nhau cũng rất vội vàng bằng tình yêu “sét đánh”, cho nên giữa họ là cả một khoảng cách về văn hóa, lí tưởng, lối sống, sinh họat… Sử dụng giọng điệu chất vấn truy bức, tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình tượng hai nhân vật này, đồng thời tránh cho tiểu thuyết sự mờ nhạt, một chiều về giọng điệu, đem đến cho người đọc sự hứng thú khi đọc tác phẩm.
“Ở ngoài Bắc, sinh viên học xong đều được nhà nước phân cho việc làm. Chỉ trừ trường hợp người sinh viên đó trả lại quyết địnhphân công của Nhà nước.
- Lại có chuyện đó sao?
- Có chứ. Nếu người đó không thích chỗ làm đó. - Nếu thế thì thật là điên.
Tôi bật cười trước câu hỏi của Thu Hà:
- Anh Thái có nói cách mạng sẽ không giải tán các trường Đại học. có đúng vậy không anh?
- Bậy quá. Làm sao có chuyện cách mạng giải tán các trường Đại học. - Vậy hả?
- Tại sao Thu Hà lại không tin lời anh Thái?
Tôi bật cười:
- Anh Thái đâu chỉ là ký giả. Anh ấy cũng là một kỹ sư đấy. - Trời! Thiệt sao?
- Thu Hà ngạc nhiên à?”.
“Thu Hà nghiêm trang nhìn tôi.
- Bãi biển đầy xác người kia phải chăng chỉ là sự ngẫu hứng của cuộc chiến này ư? Và giây phút này chúng ta ngồi bên nhau như dôi bạn thân cởi mở trò chuyện phải chăng là sự ngẫu hứng của số phận. Hoàn toàn phi lý, nếu như anh Khánh chỉ cần nghĩ rằng một tháng trước thôi hai chúng ta hầu như sống ở hai thế giới hoàn toàn xa lạ nhau. Nếu như không có sức mạnh vô song của bàn tay định mệnh xô đẩy thì làm sao chúng ta lại vượt qua muôn trùng sự cách biệt lạ lẫm ấy mà quen biết nhau như thế này. (...)
- Có một sức mạnh bí ẩn nào đó khiến Thu Hà nhanh chóng đặt lòng tin vào anh Khánh. Chính Thu Hà cũng thấy sửng sốt. Cái gì vậy? Phải chăng đó là định mệnh?” [16, 77].
Những câu hỏi càng lúc càng xoáy sâu như muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của tình yêu, đi tìm cái nguyên cớ của cuộc đời của một cô gái trẻ mà đã phải chịu nhiều sóng gió cuộc đời.
Đối với Tùng (cũng như người đọc), câu chuyện tình lãng mạnh, oái oăm giữa Khánh và Thu Hà vẫn đang còn nhiều bí ẩn, nhiều lẩn khuất, cho nên trong những câu chuyện giữa Tùng và Khánh tác giả luôn sử dụng giọng chất vấn truy bức.
“Ngồi trò chuyện tào lao một lúc, tôi hỏi Khánh: - Gặp Vân rồi chứ?
- Gặp rồi.
- Gặp cả Thu Hà? - Rồi.
- Xong.
- Xong trọn ven? - Trọn vẹn”.
“Thôi. Chán lắm rồi. Hôm qua đến gặp Thu Hà thế nào? Rối tinh cả lên.
- Tức là thế nào?
- Cô ấy dọa se cho Khánh Chi uống thuốc ngủ và cũng sẽ uống thuốc ngủ theo.
- Nhưng phải uống quá liều lượng cần thiết chư? - Cậu còn nói đùa cơ à?”.
Sau đó trong một đoạn văn rất ngắn đã xuát hiện nhiều câu hỏi đại loại như: “Dĩ có vào nhà với cậu không?”, “Cậu có đóng cửa lại và có ngủ với cô ấy không?”, “Tại sao cậu biết đó là rượu?”, “Có chắc là cậu nhầm không? Hay là trước đó Thu Hà đã uống rượu?”, “Thu Hà xin lỗi cậu về chuyện Vân bỏ đi?”, “Tất cả?”, “Cậu nói những gì?”, “Có gì đáng cười đâu. Có phải nghe cậu nói xong Thu Hà ngồi lặng đi?”, “Phải cô ấy ngồi lặng đi. Nhưng là sao cậu lại biết?”, “Biết chứ. Rồi sao nữa?”, “Lạ thế nào?”, “Cậu phân tích những gì?”. Những câu hỏi dồn dập nhằm tăng kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Với giọng điệu chất vấn, truy bức, tác giả đã để cho nhân vật thể hiện những trải nghiêm cuộc đời của mình, vừa làm cho tác phẩm mang tính đa thanh về giọng điệu, đồng thời giúp cho tiểu thuyết có sắc màu khách quan, dân chủ. Tăng sức hấp dẫn, tạo nên màu sắc mới lạ cho tiểu thuyết của mình.