Yếu tố sex trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 81)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Yếu tố sex trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính

Sex vốn là một phần cực kỳ quan trọng trong đời sống con người, không có sex thì nhân loại không thể sinh tồn, phát triển. Văn học là nhân học, cho nên sex cũng là một đề tài muôn thủa của văn học. Từ xa xưa đến thời hiện đại, nhu cầu của con người luôn ở trong xu thế gia tăng về số lượng lẫn chất lượng và “tính người” - hay tính văn hóa - văn minh - đã trở thành tiêu chí đầu tiên, thước đo đầu tiên đánh giá bản chất hành vi thoả mãn nhu cầu của con người. Hơn năm thế kỷ trước, một trong những tiền đề tinh thần đẩy tới tư tưởng nhân văn thời Phục hưng là khát vọng làm thế nào để con người được là chính mình. Các tác giả lỗi lạc như Bôcaxiô, Rabơle… đã gửi gắm vào tác phẩm của họ lời ca ngợi tình yêu lứa đôi trong sáng, cùng thái độ phê phán đối với các giáo điều hà khắc và bạo lực xã hội thời Trung cổ. Qua thủ pháp nghệ thuật trào lộng có màu sắc sex, họ đã góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt trong đời sống tinh thần của loài người. Truyện mười ngày

(Bôcaxiô) hay Gacgăngchuya, Păngtagruyen (Rabơle) được lưu giữ như tài sản vô giá của văn chương nhân loại là ở tinh thần khai phóng của chúng. Gần hơn, với thời đại chúng ta, các nhà văn lớn trên thế giới cũng đã đem lại cho người đọc một biên độ sex mở rộng đến không giới hạn với Trăm năm cô đơn của Macket, Hạt cơ bản của Michel Houellebecq, Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Cô gái chơi dương cầm của Jelinek, Rừng Na uy, Kapka bên bờ biển của Murakami, Những kẻ thiện tâm của Jonathan Littell, Huynh đệ của Dư Hoa, các tác phẩm của Vệ Tuệ, Thiết Ngưng, Sơn Táp, Xuân Thụ…

Ở Việt Nam thời trung đại, có thể nói yếu tố sex hầu như vắng bóng trong các tác phẩm văn chương được coi là chính thống. Khi các quan niệm khắc kỷ về đạo đức đang thịnh hành trong xã hội thì dù có muốn, tiền nhân cũng chỉ đề cập tới sex một cách bóng bẩy, mơ hồ, từ Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo… đến Truyện Kiều. Về những tác phẩm mà ở đó yếu tố sex được thể hiện trực tiếp và ít nhiều trần trụi như Hoa viên kỳ ngộ tập (thế kỷ 18) hoặc Hà hương phong nguyệt (đầu thế kỷ 20)… ngoài các nhà nghiên cứu chuyên sâu, công chúng rộng rãi hầu như không biết tới. Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn bị coi là “dâm thư”. Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương làm thơ chủ yếu cũng về đề tài sex dù rất kín đáo, chỉ là ẩn dụ, là bóng gió, mờ nhạt nhưng vẫn bị xem là “dâm tục” [35, 2]. Vào giai đoạn 1930 - 1945 mặc dù ý thức xã hội đã được “âu hóa”, nhưng những tác phẩm như Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng vẫn bị lên án mạnh mẽ, thậm chí tác giả của nó còn mang phải cái án văn chương oan nghiệt. Cho đến thời kỳ 1945 - 1975, đối với văn học nước nhà, sex vẫn là một đề tài cấm kị. Sau thời kỳ Đổi mới (1986), khi cuộc sống cởi mở hơn, cái nhìn về tính dục cũng cởi mở hơn thì sex không những được đề cập đến mà gần như đã trở thành một trào lưu. Nhiều nhà văn viết về đề tài này như cái mốt thời thượng. Ở khuynh hướng này không thể không nhắc đến các đại diện như Nguyễn Bình Phương với Người đi vắng; Y Ban với I am đàn bà, Xuân Từ Chiều; Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè; Nguyễn Đình Chính với Đêm thánh nhân (Ngày

hoàng đạo), Oline… ba lô; Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận; Nguyễn

Bình Phương với Ngồi; Dương Bình Nguyên với Giày đỏ; Đặng Thiều Quang với Đảo cát trắng, Chờ tuyết rơi; Thủy Anna với Điếm trai; Keng với Dị bản; Thuận với Vân Vy; Từ Nữ Triệu Vương, Lynh Bacardi, Phạm Ngọc Lương với các truyện ngắn trong tập Vũ điệu thân gầy, Truyện ngắn 8X, hay thơ Vi Thuỳ Linh, thơ của nhóm Ngựa trời… Những tên tuổi trên đây hẳn là chưa đầy đủ

nhưng đã có thể đủ để chứng minh cho một trào lưu sáng tác mới trong văn học hiện nay - trào lưu văn học tính dục [60].

Nếu trước đây sex trong văn học thường chỉ đặt ra trong tương quan với tình yêu đôi lứa, sự sa đọa về nhân cách, những ẩm ức do di chứng của chiến tranh, những lệch lạc giới tính… thì sex trong văn học ngày nay đã được mở rộng chiều kích, được các tác giả đặt trong nhiều tương quan khác nhau, vừa tạo bề nổi của góc độ phản ảnh vừa như một phương tiện chuyển tải những ẩn ức khác nhau của đời sống nhân sinh. Các nhà văn coi sex vừa là đối tượng đề cập, vừa là phương tiện chuyển tải các ý đồ nghệ thuật.

Trước hiện tượng văn học Việt Nam rộ lên vấn đề sex và xuất hiện một số tác phẩm có yếu tố sex, với nhiều cách thức thể hiện khác nhau, làm cho văn giới và bạn đọc chú ý, nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa đã khẳng định: “Sex không phải là tất cả, và sự xuất hiện của sex như một thứ mốt trong văn học nhất định rồi sẽ qua. Sex chỉ là một trong nhiều cách thức nhà văn sử dụng để gửi gắm ý nghĩa tinh thần, nó không phải là phương tiện duy nhất có khả năng mở ra cánh cửa thâm nhập vào thế giới nội tâm sinh động và tinh tế của con người” [29, 1]. Nhà văn Nguyễn Đình Tú cho rằng: “Trong văn học xưa nay đã có những kiểu nhân vật bị ám ảnh về cái đói, cái khát, cái nghèo, không có lý gì lại không xuất hiện kiểu nhân vật bị ám ảnh về khả năng tính giao. Nếu xét trên bình diện nhu cầu sinh học của con người thì tất cả các nỗi ám ảnh kia đều "bình đẳng" như nhau trước sự mổ xẻ của nhà văn. Tuy nhiên, yếu tố tính dục trong mỗi tác phẩm đạt được hiệu quả thẩm mỹ đến đâu còn tùy thuộc vào "tạng" và "tài" của mỗi nhà văn. Nếu tác phẩm không hay thì tự nó sẽ chết. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, văn chương cũng vậy thôi...” [60]. Nhà văn Trần Thị Hồng Hạnh khẳng định: “Theo tôi, trào lưu này không có gì mới lạ vì thế giới đã làm từ rất lâu. Ở Việt Nam, khi cuộc sống cởi mở hơn, cái nhìn về tính dục cũng cởi mở hơn nên người ta hùa nhau viết về vấn đề

này như cái mốt thời thượng. Thực tế, đâu nhất thiết phải đưa sex vào tác phẩm khi mà từ xưa đến nay, nhiều tác phẩm đã tạo nên tên tuổi vẫn không hề có sex. Do đó, chất sex nếu đưa vào văn học thì nên ở một liều lượng phù hợp với hoàn cảnh, nghề nghiệp cũng như thể hiện tình cảm nhân vật. Tuy nhiên, sex hãy đưa vào văn chương sau khi trả lời câu hỏi: Cần thiết hay không cần thiết? Ngoài tiểu thuyết diễm tình, tả sex thì hiện nay, xã hội có rất nhiều vấn đề gai góc, lớn lao hơn cần được nhà văn khai thác. Còn những tác giả văn chương thích thể hiện sex, tôi nghĩ rằng sự lựa chọn của mỗi người sẽ quyết định con đường phát triển của họ. Họ đi theo hướng sai, độc giả sẽ bỏ họ mà thôi” [29].

Khi nói chuyện cùng nhà thơ Đỗ Minh Tuấn về vấn đề sex trong văn học của thế hệ cha anh và sex trong văn học đương đại, Nguyễn Đình Chính đã nói: “Tôi bảo thế hệ bố viết văn còn có nhiều cái giả. Như ở cuốn Mặt trận

trên cao bố kể chuyện anh lính về phép thăm người yêu, bố cho anh ấy trải

bạt dưới đất ngủ trong khi cô người yêu ngủ trên giường, để tỏ ra ta đây đạo đức. Ở đây chỉ có thể xảy ra hai trường hợp, hoặc là anh ta bị bệnh, hoặc anh ta là người bình thường nhưng giả. Sex là một cái gì rất đẹp, nhất là trong tình yêu. Vậy mà bố để nhân vật nhìn nó như một cái gì xấu xa. Thế là đạo đức giả. Nó gắn với phương pháp sáng tác mà bọn con phải vượt qua” [58, 27].

Với tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính, vấn đề sex cũng trải qua một quá trình với nhiều thay đổi. Các tiểu thuyết trước thời kỳ đổi mới như Xưởng

máy nhỏ của tôi, Nhớ để mà quên nhìn chung là “trong sáng” không đề cập

đến sex. Phải đến Phù du cánh mỏng thì sex mới bắt đầu xuất hiện. Nhìn chung thì sex ở đây cũng tương đối nhẹ nhàng, đem lại cho người đọc những rung cảm trong sáng và lành mạnh và hết sức lãng mạn. Khi tình yêu của Thu Hà dành cho Khánh đến độ nồng nàn thì cô đã hiến cho Khánh “trái cấm” của cuộc đời: “Nhưng bỗng nhiên mùi da thịt bí ẩn bất ngờ của cô gái khiến tôi

sững sờ, choáng váng. Và chỉ trong giây phút, cái mùi da thịt bí ẩn đó đã xô choàng người đàn ông trong tôi tỉnh dậy. Thay vì đẩy cô ra và trả cô về với những bậc cầu thang sạch sẽ của cô, tôi kéo Thu Hà lại gần, xiết chặt lấy tấm thân mề mại, nóng hổi của cô gái qua làn áo ngủ mỏng manh, xộc xệch. Tôi áp khuôn mặt nóng rực của tôi vào khuôn mặt nóng rực của Thu Hà. Môi tôi tìm vội môi cô. Cảm thấy điều gì sắp sửa xảy ra, Thu Hà lắp bắp giãy giụa chống cự lại. Một tay cô cào cào vào vai tôi, cố đẩy tôi ra. Nhưng một bàn tay cô lại nắm cứng lấy cổ áo tôi và kéo lại. Hình như Thu Hà kêu lên một tiếng gì đó. Nhưng lúc đó tôi không nghe thấy gì. Sau một cái hôn dài làm Thu Hà gần như nghẹt thở, tôi bế cô gái lên và bước vào phòng:

- Không mà… không mà… không, không… Anh ơi, Thu Hà xin…, xin… xin anh.

Khi tôi đặt cô gái lên đúng cái giường nệm của cô. Cái giường nệm trải đra trắng muốt và thơ mùi nước hoa mà cô vẫn quen dùng thì Thu Hà bỗng mềm người ra. Cô không rên rỉ oằn oại chống cự nữa. Cô mở to đôi mắt nhìn tôi…” [16, 123-124].

Trong một lần bình luận về vấn đề sex trong văn học đương đại, Dư Thị Hoàn từng phát biểu: “Tình yêu và tình dục, hai khái niệm tuy khác nhau nhưng thường được đặt cạnh nhau từ khi con người bắt đầu có ý thức về xúc cảm của mình. Hầu như mối tình nào, cuộc tình nào của đôi lứa đều có nhu yếu vươn tới đỉnh điểm bằng khoái lạc tình dục (hợp nhất về thể xác) để thoả mãn tình yêu (quyến rũ về tâm hồn). Từ khoảnh khắc gặp gỡ, bén hơi, rồi đầu mày cuối mắt, nhớ nhung, cho đến giai đoạn thèm muốn mơn trớn, vuốt ve, và đỉnh cao là giao hợp thể xác, đã tỏ rõ một hấp lực âm dương bẩm sinh, thuộc bản tính khởi thuỷ, hằng tồn trong bản thể con người” [35]. Nguyễn Đình Chính thể hiện câu chuyện sex trên cũng là nhằm mục đích trên. Hơn nữa Có thể nói, với câu chuyện sex này tác giả đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của Thu Hà. Đó là một người con gái mạnh mẽ, lãng mạn, sống hết mình

và yêu cũng hết mình. Thể hiện được tình yêu đẹp đẽ, nồng nàn, những kỷ niệm lắng sâu trong tâm hồn Khánh.

Nhưng đến Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo) thì vấn đề đã hoàn toàn đổi khác. Nguyễn Đình Chính đã viết về sex một cách táo bạo, Trong gần 1000 trang tiểu thuyết, tần suất cảnh sex và những đoạn diễn biến tâm lý hướng đến sex xuất hiện khá dày đặc. Tình dục trong tiểu thuyết này đủ mọi cung bậc, màu sắc, trạng thái,… có loại tình dục vì yêu, vì dâng hiến, có loại gắn với cưỡng hiếp, có loại mua bán, có loại cho không, có loại trong chốc lát, có loại một đêm, có loại triền miên, có loại tình dục của những cơn khát, có loại của ngán ngẩm vày vò… Nhân vật sex cũng rất đa dạng và hầu như phần lớn các nhân vật trong tiểu thuyết đều gắn với sex. Có sex của những ả gái điếm mạt hạng, gái điếm bình dân như Thúy và Hà, có sex của những cô gái ăn chơi như Kim Thoa, sex của những ả công nhân chân lấm tay bùn, có sex của cô gái trong sáng, thánh thiện như Thương Ơi. Có sex của kẻ liệt dương nhưng cũng có sex kẻ cuồng dâm bệnh hoạn, có sex của con người đời thường, của con chiên, cha đạo. Có sex của người thị thành hiện đại, có sex của người thiểu số mang nặng bản sắc văn hóa… nó muôn hình vạn trạng.

Nguyễn Hòa đã từng nhận xét: “Một tác phẩm có yếu tố sex sẽ không có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh. Nhưng một tác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm” [33, 2]. Đọc Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo) mặc dù những cảnh sex trong tiểu thuyết đậm đặc và nhiều cảnh rất trần trụi nhưng người đọc không có cảm giác dung tục, mà ngược lại, khiến người ta có những rung cảm trong sáng và lành mạnh.

Nguyễn Đình Chính không mượn sex để câu khách hay viết về sex để thỏa mãn khát khao tình dục mà ông sử dụng sex như một phương tiện để chuyển tải một (những) thông điệp tinh thần, mượn sex để diễn tả những ẩn

ức nghệ thuật, những vấn đề mà mình trăn trở. Với yếu tố này nhà văn đã thể hiện được tâm lí tính cách, bản chất của nhân vật. Những cô gái điếm mạt hạng, tình dục với họ là vừa là sự trả ơn, sòng phẳng vừa là cách để giải tỏa nỗi cô đơn trong cuộc đời: “Hai cánh tay nần nẫn của thị riết lấy cổ ông bác sĩ. Bộ vú thây lẩy ngai ngái hôi hổi của thị ấp vào mặt bác sĩ Cần. Tấm thân béo lần ướt át mà lại nóng hâm hập của thị đổ xập lên người bác sĩ Cần khiến ông ngã bổ chửng ra giường. Thị hà hơi phả vào mặt bác sĩ Cần mùi tỏi mùi hành mùi hạt tiêu mùi gừng nướng cháy mùi mỡ béo ngậy của nồi nước dùng phở”. Qua đó tác giả giúp người đọc hiểu sâu hơn về đời sống của những cô gái điếm sống dưới đáy cùng của xã hội. Đồng thời qua câu chuyện này nhà văn cũng đã làm nổi bật được tình cảnh bi đát của Trương Vĩnh Cần vì căn bệnh liệt dương. Cùng là ba cô gái trạc tuổi nhau, mỗi người một vẻ đẹp nhưng ở những hoàn cảnh khác tính cách khác nhau Thương Ơi, Kim Thoa và Hà có những kiểu sex khác nhau. Với Hà, cô gái điếm lãng mạn, đằm thắm thì sex là sự dâng hiến, lãng mạn: “Hà đóng sập cánh cửa lại rồi ôm chầm lấy anh Phơn. Ðôi môi cô tìm vội môi anh Phơn. Cái hôn dàn dụa ngọt như mật trào. Ðôi trai gái ngã lăn trên nệm dra trắng toát. Tạo hóa khéo tác cho anh Phơn thân thể cường tráng đẹp như pho tượng. Hà cười mê man. Anh Phơn cũng cười mê man. Mắt anh như dại đi. Ðây là lần đầu tiên trong đời Hà tự nguyện ngủ với một người khác giống. Còn anh Phơn thì đây cũng là lần đầu tiên trong đời anh ngủ với một người đàn bà. Trời đất tự nhiên đã hướng dẫn cho anh biết phải làm gì.” [15, 294]. Với Kim Thoa, cô gái thị thành ăn chơi, có cá tính mạnh mẽ thì sex với cô là sự đam mê hưởng thụ của tuổi trẻ: “Giờ đây tim cô gái đập thình thịch. Người cô nóng bỏng bứt rứt. Và bác sĩ Chiểu cũng giống hệt như cô gái. Càng đi sâu vào rừng tim anh bác sĩ càng đập mạnh. Người anh càng nóng như lửa đốt. Từ khi bị tiếng sét ái tình bất thần nồ tung

trên đầu khiến cả hai choáng váng cuống quít rối mù lên họ đã có dịp nào được ở một mình bên nhau đâu”.

“Chính vì vậy khi cô Kim Thoa chủ động dắt tay anh chui vào một ổ dương xỉ kín đáo bên bờ suối thì bác sĩ Chiểu đã ôm ghì lấy cô Thoa và hôn cô ngấu nghiến gần như lút cả đôi môi mềm mại ngọt lừ của cô gái vào trong miệng mình đến nỗi cô gái phải cố sức lắm mới đẩy được cái đầu nóng rừng

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 81)