Những điểm nhấn của Nguyễn Đình Chính trong quan niệm về con người

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Những điểm nhấn của Nguyễn Đình Chính trong quan niệm về con người

năng). Các nhà văn còn e ngại viêc miêu tả đời sống bản năng vì cho rằng điều đó phương hại đến lí tưởng. Điều này làm cho tiểu thuyết giai đoạn này khô cứng, một chiều, mất đi một bình diện quan trọng, ít sức hấp dẫn.

Về phương diện con người tâm linh, do các nhà văn sợ sa vào duy tâm, mê tín hoặc ngại vì viết về tâm linh sẽ khó có thể tuân thủ những nguyên tắc mỹ học của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa cho nên nhân vật tiểu thuyết 1945 - 1975 rơi vào sơ lược công thức.

2.1.2. Những điểm nhấn của Nguyễn Đình Chính trong quan niệm vềcon người con người

Sau 1975, đặc biệt là từ sau Đổi mới 1986, con người trong tiểu thuyết là con người đời thường, tồn tại trong hàng loạt các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, lắm khi oái oăm, không đoán trước được bất cứ điều gì. Con người trong tiểu thuyết sau Đổi mới “không bao giờ trùng khít với chính mình” (M. Bakhtin). Đó là con người không hoàn hảo, con người phàm tục có sự đan xen giữa thiên thần và ác quỉ, có ý nghĩa đối thoại với những quy phạm nghệ thuật từng được xác lập trong quá khứ. Con người trong tiểu thuyết đương đại được nhìn nhận đầy đủ cả ba phương diện: con người xã hội, con người tự nhiên và con người tâm linh.

Nguyễn Đình Chính là nhà văn ý thức rất sâu sắc và nỗ lực hết mình về việc cách tân, tìm con đường đi riêng cho tiểu thuyết của mình. Có thể nói Nguyễn Đình Chính đã vượt qua những tiếng nói hiền lành của nhiều cây bút thời hậu chiến để công phá dữ dội vào những bức thành trì bấy lâu vẫn vây hãm con người.

Con người xã hội trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ khác nhau: quan hệ cộng đồng, dòng họ, quan hệ với pháp luật. Nhà văn đã đề cập những vấn đề mà văn học trước đó không dám nói như sự hủ bại của cán bộ công chức, sự tha hóa của đảng viên, thói đạo đức giả hay con người tâm linh với những điều thần bí… Nguyễn Đình Chính đi sâu vào những ngõ ngách, đẩy xa ngòi bút tìm hiểu thế giới bí hiểm của con người để nhằm đạt tới sự tận cùng của những số phận, những cuộc đời.

Tiểu thuyết Phù du cánh mỏng (1986) khi phát hành đã được dư luận chú ý. Nhưng nó đã không được tái bản bởi những điều “nhạy cảm” được phản ảnh trong cuốn tiểu thuyết. Đặc biệt, giữa cái thời bao cấp hẹp hòi đó mà nhà văn lại ca ngợi một thiếu nữ xuất thân trong gia đình ngụy quân ngụy quyền của chế độ cũ ở miền Nam và lên giọng phê phán một anh bộ đội miền Bắc, người anh hùng thời đại, một đảng viên chính cống.

Khánh là một anh bộ đội đang đi kiếm việc làm đã gặp một cô gái đại diện cho phía bên kia trên một chặng đường, họ đã yêu nhau đắm say. Tình yêu của họ đẹp đến tuyệt vời. Thu Hà đã hiến dâng cho anh tất cả những gì quý giá nhất của cuộc đời. Nhưng rồi Khánh đã không thể vượt qua những định kiến, sợ hãi, sợ tiêu tan sự nghiệp, tiêu tan danh dự khi liên quan đến một người có liên quan đến phía bên kia… Chính vì thế mà tình yêu tan vỡ, anh không dám nhận con, nhận vợ, nhận người tình. Sự dằn vặt theo đuổi xoay quanh các nhân vật và kết cục cuộc đời anh là những chuỗi ngày dài ân hận và đau khổ.

Tiểu thuyết Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo) “đạp đổ thần tượng”, phanh phui, lật tẩy thói đạo đức giả trong đời sống xã hội. Cười cợt, phỉ báng sự mòn cũ trong tư duy, quan niệm cổ hủ về giá trị.

Người đảng viên trong quan niệm xã hội (kể cả đến bây giờ) là những người tốt, sáng ngời về lí tưởng, về đạo đức, nhân cách, tác phong dường

hoàng… Song, đến với Ngày hoàng đạo tất cả những điều đó không còn mà thay vào đó người đọc thấy phần nhem nhuốc, tối tăm thậm chí nhơ nhớp của những kẻ mang danh là đảng viên.

Nhân vật bà Phạm Thị Ngót vợ của bác sĩ Trương Vĩnh Cần là cán bộ cốt cán, là ủy viên thành ủy có một chân dung quê mùa, thô tục. Ngoài vẻ bên ngoài cơ bắp của một gã lực điền thì bà lại có những thói xấu trong sinh hoạt. Thí dụ bà Ngót có thói quen hay múc canh lên húp một nửa muôi còn thừa nửa muôi lại đổ luôn vào bát canh. Hoặc bà không thích rửa chân mà chỉ thích đập đập hai gan bàn chân vào nhau trước khi leo lên giường đệm mút để ngủ. Hoặc là nếu muốn soi mói kể thêm nữa thì bà Ngót còn có cái tật rất hay quên đánh răng. Và đến năm 40 tuổi thì bà nhất quyết bỏ luôn cái động tác đánh răng vào buổi sáng thay vào đó chỉ xúc miệng xòng xọc vài cái rồi nhổ toẹt ra thềm coi như là xong.

Nguyễn Đình Chính còn cho người đọc thấy được con người bên trong với những toan tính, những mưu mô, những “bài” của những kẻ làm chính trị: “Lại nói về bà Ngót sau khi tiễn anh y sĩ cán bộ tổ chức cửa bệnh viện về rồi bà Ngót bèn khóa trái cổng ra vào lại rồi lên phòng khách ngồi suy nghĩ. Ban nãy bà ung dung xởi lởi tươi cười bao nhiêu thì bây giờ bà lại nhăn nhó ưu tư và băn khoăn bấy nhiêu. Bà tự hỏi: Cái thằng Sự nó bày đặt ra cái trò này là định có dụng ý gì. Nó định lật đổ ông Cần à? Nhưng nó lật đổ ông Cần để làm gì. Ông Cần là cái thứ gì mà nó cần lật đổ. Hay là nó định "đấu đá" bà. Mượn chồng đánh vợ. Nhưng mà thằng Sự là cái thá gì dám dại dột chống bà. Một anh cán bộ tổ chức quèn ở bệnh viện tỉnh có mà phát rồ tự dưng lại chường mặt ra công khai và ngang nhiên đấu đá với một cán bộ tỉnh ủy viên. Hay là có ai đang nấp sau thằng cha y sĩ dở người này. Bà Ngót thầm điểm lại tất cả các bạn bè và kẻ thù của bà ở cái tỉnh này. Không có một ai khả dĩ có thể nêu tên để bà nghi vấn. Vả lại, theo kinh nghiệm của bà thì mọi sóng to gió cả chỉ

nổi lên trước kỳ đại hội Đảng bộ mà thôi. “Vậy thì tại sao bỗng dưng lại có chuyện khó nghe như thế này”.

Hơn thế, bà Ngót còn là một người vợ vô lương tâm, một con người thiếu tình người. Đối với bà cuộc sống không có tình thương, sự cảm thông, chia sẻ mà thay vào đó là sự nghiệp, là chính trị, là danh dự. Đối với chồng, bà vẫn giữ quan hệ của một cấp trên đối với một cấp dưới của mình. Bà đã bỏ rơi người chồng tội nghiệp khi ông bị chứng bệnh liệt dương và bệnh tâm thần phân lập. Bà ly dị chồng ngay lập tức “khi ông Cần bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng bị cách chức trưởng phòng khám và bị đuổi ra khỏi biên chế nhà nước rồi sau đó lại được tổ chức chiếu cố gọi cho đi làm hợp đồng trông coi nhà xác”. Để rồi chồng bà - bác sĩ Cần - không thể ngẩng đầu lên mà đi lại được nữa. Ông đã cạn đường sống... Chính điều này làm cho chứng bệnh tâm thần phân lập của bác sĩ Trương Vĩnh Cần ngày càng nặng hơn.

Nhân vật y sĩ Nguyễn Văn Sự là cán bộ phòng tổ chức cán bộ bệnh viện nhưng lại là kẻ giáo điều, máy móc, tham độc không có tình người. Là cán bộ phòng tổ chức bệnh viện nhưng ông lại quan niệm phát hiện ra sai lầm của người khác là một thành tích. Vì thế y sĩ Sự thường xuyên khắp bệnh viện để dò la, xoi mói công việc cũng như đời tư của các nhân viên bệnh viện. “Đã thành một thói quen cứ hai ngày một lần y sĩ Sự lại thu xếp công việc làm một tua thị sát từ phòng tổ chức đi khắp các khoa của bệnh viện. Đi tua hay nói cách khác là đi kiểm tra đôn đốc nhắc nhở tác phong đi đứng ăn mặc nói cười của anh chị em nhân viên y tá, hộ lý trong bệnh viện cũng là đi chào hỏi trò chuyện lắng nghe tâm sự nguyện vọng của các giáo sư bác sĩ các cán bộ thủ trưởng thủ phó các phòng ban. Đấy là trách nhiệm của người làm công tác tổ chức. Y sĩ Sự vẫn luôn vui vẻ nói như vậy. Trong những lần đi tua đó được lẳng lặng ghé mắt nhòm qua các khe cửa khép hờ hờ là một việc đầy hào hứng của y sĩ Sự.” Việc dò xét xoi mói đối với ông là một “ham muốn như

nỗi ham muốn của kẻ nghiện thuốc phiện được lén tới hé mắt nhòm vào để rình rập”.

Cũng chính y sĩ Sự là người đẩy bác sĩ Trương Vĩnh Cần xuống vực thẳm của cuộc đời. Y sĩ Sự phát hiện sai lầm của bác sĩ Trương Vĩnh Cần. Y sĩ Nguyễn Văn Sự hèn hạ "đánh úp" “bố trí bắt quả tang”, bác sĩ Trương Vĩnh Cần bị đuổi việc, khai trừ khỏi Đảng.

Y sĩ Nguyễn Văn Sự là kẻ đầy những tham vọng chính trị, luôn đi lên không phải bằng năng lực của mình mà bằng cách đạp lên đầu người khác, giết chết sự nghiệp của người khác. “Sau cái vụ hủ hóa của bác sĩ Trương Vĩnh Cần bị bắt quả tang được nửa năm thì ông y sĩ Nguyễn Văn Sự cũng được đề bạt lên phó phòng tổ chức của bệnh viện. Cũng phải nói sòng phẳng ông y sĩ Sự được thăng chức không phải vì ông đã có công phát hiện ra tội hủ hóa với gái vị thành niên của bác sĩ Cần. Nhưng không hiểu vì sao tất cả y bác sĩ hộ lý y tá kể cả đến bảo vệ lao công trong bệnh viện mỗi khi nhắc đến bác sĩ Trương Vĩnh Cần thì cũng đồng thời nhắc đến y sĩ Nguyễn Văn Sự. Có người đồng tình với việc làm của y sĩ Sự nhưng cũng có người không đồng tình, nhưng cũng có người chỉ im lặng chép miệng không nói gì. Phần lớn mọi người trong bệnh viện đều nể sợ ông y sĩ Sự. Mỗi khi có việc gặp ông họ đều vồn vã mời chào. Nhưng đằng sau lưng thì chẳng mấy khi họ nhắc tới ông. Còn ông y sĩ Sự thì vẫn siêng năng cần mẫn gương mẫu tích cực công tác. Nhiều người đoán chắc rằng ông y sĩ Sự còn có thể leo lên đến cái ghế phó giám đốc bệnh viện phụ trách tổ chức nhân sự”.

Nhưng cuộc đời cũng thật công bằng: y sĩ Sự bị dìm xuống bùn đen bằng chính cái trò đồi bại của ông. “Nhưng rồi ngày tháng cứ dần trôi đi và ông y sĩ Sự cứ lẹt đẹt mãi ở cái chức phó phòng tổ chức không thể nhích lên được nữa. Có tin đồn sở dĩ ông Sự không được đề bạt lên chức cao hơn vì hàng năm cứ đến kỳ thường vụ lãnh đạo bệnh viện họp xét tăng lương tăng

chức cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện thì lại có một lá đơn nặc danh tố cáo ông y sĩ Sự khai man lý lịch có ông bác ruột là chủ hãng ca nô từ thời Pháp trốn đi Nam từ năm 1954 và tội thứ hai là hay lén dò xét nhìn trộm vào phòng riêng của người khác. Tất nhiên đó cũng chỉ là những lời xì xào đồn đại mà thôi.

Thế rồi vào cuối năm thứ 6 tính từ năm bác sĩ Trương Vĩnh Cần bị tống xuống làm việc ở khu nhà xác, một ngày hè oi ả, y sĩ Sự lên sở y tế nhận về 4 thùng kẽm to chất đầy tài liệu giấy tờ và các bản mẫu khai báo lý lịch. Vì không thể buộc sau xe đạp được ông Sự bèn thuê một chuyến xích lô chở về bệnh viện. Khi xe đi ngang qua một quán bia anh xích lô khát quá tự động đỗ lại rồi rủ ông Sự vào quán làm một vài vại. Ông Sự không thích vào nhưng anh xích lô nèo ghê quá nên ông cũng tặc lưỡi xiêu lòng. Đen đủi thay khi cá hai vừa ngồi xuống ghế chưa kịp nâng vại bia lên thì đội cờ đỏ ập ngay vào bắt quả tang lập biên bàn kiểm tra hành chính rồi gửi công văn về bệnh viện cảnh cáo ông y sĩ Sự một nhân viên nhà nước đã vi phạm 8 giờ lao động vàng ngọc. Oái oăm thay công văn này lại được gửi tới phòng tổ chức bệnh viện và người bóc nó ra đọc đầu tiên lại chính là ông y sĩ Sự. Đọc xong tờ công văn ông y sĩ Sự bỗng nhiên kêu hự một tiếng gục đầu đập mặt xuống mặt bàn cấm khẩu và bại liệt tức thì một nửa người bên trái”. “14 tháng trời y sĩ Sự nằm ngửa xuôi tay chân hai mắt mở to trừng trừng nhìn lên trần nhà không cười không khóc không nói không than thở kêu ca. Ông nghĩ gì ai mà biết được. Chỉ biết cái ngày đầu tiên khênh lên giường y sĩ Sự còn là một người tóc đen nhánh sắc sảo lanh lẹn. Thì đến cái ngày cuối cùng của 14 tháng trời nằm ở trên giường - cái ngày thứ 420 ấy y sĩ Nguyễn Văn Sự đã hóa thành một ông lão tóc bạc trắng hai gò má nhô cao da xanh lét và đôi mắt thì đã kéo màng đục trắng như mắt của một con chuột bị bệnh đậu mùa”.

Sau đó y sĩ Sự chuyển cả gia đình về quê và cũng từ đó y sĩ Sự phải sống một cuộc đời chết hơn là sống. Vợ ông bỏ nhà theo trai để lại đứa trẻ lên

sáu và một thể xác bại liệt hoàn toàn, bất động của chính ông. Kể cả đến khi chết đi tội lỗi của y sĩ Sự vẫn chưa được rửa sạch. “Y sĩ Sự chết rồi mà hai mắt vẫn giương to cứng đờ. Cứng đến nỗi đến lúc phát tang hai anh y tá lực lưỡng thay nhau vuốt đến rụng sạch cả hai hàng lông mi trên dưới mà đôi mắt vẫn không chịu khép lại. Đám tang của y sĩ Sự tuy chỉ có một vành khăn tang nhưng khá đông người đến viếng. Hầu như tất cả dân ở phường Ven Hồ trong thị xã đều đến chia buồn và đưa tang. Nhưng khổ nỗi cái đám đông ấy chỉ đi theo vài bước là tự động không ai bảo ai người sau kẻ trước lặng lẽ bỏ về cả. Không phải dân phố vô tình mà chính vì cái mùi khắm lặm tanh tưởi ấy cứ ngùn ngụt xông ra từ cỗ quan tài khiến không ai chịu nổi. Vì thế cuối cùng chỉ còn trơ lại có cô con gái Thương Ơi lủi thủi một mình cúi đầu đi theo cỗ xe tang đưa ông bố tới tận nơi an nghỉ cuối cùng.

Quan tài y sĩ Nguyễn Văn Sự được chôn ở một bãi đất cao ráo sạch sẽ trong nghĩa trang của thị xã. Mặc dù huyệt đã được đào sâu tới 4 mét nghĩa là sâu hơn l mét so với qui định và mộ của ông y sĩ Sự được phu đòn đắp rất kỹ nén rất chặt, ấy vậy mà không hiểu sao cái mùi thối khẳm tanh lợm đó vẫn cứ ngùn ngụt xông qua ván thiên xông qua bốn thước đất mà bốc lên trời. Cái mùi ấy dữ dằn đến nỗi chỉ một tuần sau đám cỏ xanh rờn quanh ngôi mộ cháy xém như bị hun lửa. Còn đàn chim sẻ đông nghịt ở nghĩa trang cũng rủ nhau bay tuốt vào thị xã. Cũng chính vì quá ngại cái mùi ấy thân chủ mấy ngôi mộ rải rác xung quanh mộ y sĩ Sự cũng phải đút tiền cho ban quản lý nghĩa trang xin phép được bốc người nhà của họ dời đi chỗ khác. Ngay cả ông cụ trông coi nghĩa trang hơn bốn chục năm nay đã quá quen ngửi mùi xác chết thối rữa cũng phải thú nhận là cái mùi tử khí xông lên từ dưới mộ y sĩ Sự nó quá ư là thế nào ấy... Không thể ngửi được. Vì vậy chỉ một tuần sau khi nhập hộ khẩu cho y sĩ Sự, ông cụ gác nghĩa trang đã phải mua cót ép về đóng chặt cái cửa

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 37)