Tính đa thanh của giọng

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 113 - 121)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Tính đa thanh của giọng

Có thể thấy giọng điệu tiểu thuyết Việt Nam đương đại rất đa dạng. Có giọng thương cảm, trữ tình; có giọng suồng sã; giọng chua chát, bi thương,

giọng ỡm ờ, giọng suy tưởng, triết lí, có giọng phân tích lí giải, đối thoại, chất vấn hoài nghi, truy bức nhưng cũng có giọng châm biếm giễu nhại… Nguyên Ngọc đã có sự phát hiện tinh tế khi nói: “hình như đang có sự cố gắng hình thành một giọng điệu mới của người viết - một sự cố gắng khó nhọc, chưa định hình. Đó là sự xuất hiện ngày càng rõ hơn giọng điệu mỉa mai, đùa bỡn, giễu cợt, thậm chí đôi lúc “chợ búa”, có tính phá bỏ cái nghiêm nghị, mực thước, phá đổ thần tượng ngôn từ” [30, 45]. Đây là một cảm nhận chính xác về giọng điệu mới đang hình thành trong tiểu thuyết các nhà văn hiện nay.

Có thể nói Nguyễn Đình Chính là nhà văn luôn luôn có những trăn trở những tìm tòi lối đi riêng cho mình, những tìm tòi về giọng điệu là một trong những biểu hiện của tinh thần sáng tạo của ông. Giọng điệu trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính không thẳng tuột, nhạt nhẽo mà lắm bè, lắm kiểu, mang tính đa thanh rõ nét. Người đọc có thể nhận thấy giọng điệu trữ tình lâm li trong Phù du cánh mỏng, đặc biệt là những đoạn văn kể về tình yêu của Khánh và Thu Hà khi vừa chớm nở: “Chúng tôi cùng cười và cùng thấy nhất định hai đứa sẽ mất trắng đêm nay rồi, tôi rủ Thu Hà:

- Mang ghế ra ban công ngồi nhé.

Cô gái ngoan ngoãn đứng ngay lên. Những khi tôi vừa nhấc ghế lên thì Thu Hà đã nắm ngay lấy tay tôi:

- Anh Khánh muốn ngắm phố Sài Gòn ư? Tôi gật đầu.

- Nếu vậy thì lên chỗ này thích hơn.

Thu Hà kéo tôi lộn ra cửa. Cô dắt tôi đi về cuối hành lang tối mờ mờ. Chúng tôi cùng leo lên một cây cầu thang hẹp, xoắn hình ốc. Thu Hà trèo trước tôi, váy ngủ lòa xòa phủ kín cả những bậc thang gỗ. Rồi tôi bỗng thấy mình đang đứng lọt thỏm giữa một sân thượng thênh thang bị quây kín bởi những bức tường cao ngang tầm mắt. Một bầu trời đêm với vô vàn ngôi sao nhợt nhạt ở trên đầu.

- Đừng nói to nghe”.

Có giọng chua chát, bi thương: “Cảm ơn anh đã nói tuốt tuột ra như vậy. Trời ơi! Anh nói thế là đúng lắm, để cho em từ nay sáng mắt ra. Để cho em từ nay hết mơ mộng, chờ đợi. Em xin thề là sẽ không làm gì xía vô chuyện của anh và chị Vân. Em biết thân phận của mẹ con em lắm chứ. Tụi em đâu bén một cái gót chân của chị Vân. Anh và chị Vân bây giờ là vợ chồng trong giá thú. Anh chị được pháp luật công nhận, che chở. Còn mẹ con em thì chỉ là hai kẻ đi hoang rơi vãi trong một chuyện tình đã tắt ngúm từ lâu rồi. Em quỳ gối van xin anh xá tội là dám điên điên đến gặp chị Vân. Một lần nữa em xin thề là sẽ không xía vô chuyện anh và chị Vân”.

Có giọng phân tích lí giải trong lời thanh minh của Khánh: “Tình trạng hiện hữu của mỗi đứa. Tôi thấy cần phải nói thẳng ra thì mới hy vọng tìm được lối thoát. Tôi biết tính nết Thu Hà. Cô ấy là một tuýp người táo tợn, mơ mộng nhưng ưa sự sòng phẳng ngả bài. Bảy năm trước tôi cũng đã “chơi” với nhau theo đúng cái tuýp ấy và mọi việc đều ổn thỏa cả. Tôi phân tích cho Thu Hà thấy rằng hiện nay thực lòng tôi không còn yêu Thu Hà nữa bởi vì tôi đã yêu Vân. Tôi không phải là loại người một lúc có thể yêu cả hai người. như thế là dối trá. Câu chuyện ngày xưa Thu Hà với tôi bây giờ chỉ còn là một kỷ niệm đẹp đẽ và cũng có phần nào chua xót đối với tôi. Nếu bây giờ chỉ vì bé Khánh Chi mà chúng tôi lấy nhau thì đó chỉ là một cách xử sự ngu xuẩn và dã man. Nó sẽ làm hại cả hai người. Tôi cũng nói thẳng ra là tôi và Vân đã đăng ký ở sứ quán từ hồi chúng tôi còn ở bên ấy. Dư luận xã hội và gia đình bè bạn đã chính thức công nhận pháp lí của cuộc hôn nhân này. Chúng tôi không còn cách xử sự nào khác là phải tiếp tục duy trì nó”… có thể nói Phù du cánh

mỏng đa dạng về giọng điệu. Ngoài những giọng điệu trên chúng tôi nhận

thấy rằng giọng điệu chủ đạo trong Phù du cánh mỏng là giọng điệu chất vấn, truy bức (phần này chúng tôi chia thành một mục sau đây).

Ở Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo) giọng điệu đa thanh đậm hơn nhiều so với Phù du cánh mỏng. Có giọng điệu nghiêm trang trong câu chuyện giữa y sĩ Sự và bà Phạm Thị Ngót, của nhân viên cảnh sát khi lấy lời khai bác sĩ Trương Vĩnh Cần. Có giọng điệu trữ tình trong nhiều câu chuyện về tình yêu, tình cảm gia đình… Có giọng điệu bặm trợn của Thạch gà gáy, của Dục Văn Bường hay của Mùi cá nghạnh:

“Mùi cá ngạnh phanh áo đập bồm bộp vào ngực.

- Tại tôi đấy ông bác sĩ ạ. Ông là bác sĩ ông thử căng mắt ra nhìn xuyên vào ruột gan tim phổi gân máu của tôi xem lục phủ ngũ tạng của tôi đang nhiễm cái gì không. Nhìn thử xem. Nhìn đi.

Bác sĩ Cần lắc đầu. Mùi cá ngạnh lại vỗ bồm bộp vào ngực. Anh bỗng đổi giọng hung dữ.

- Ông rõ là thứ bác sĩ quẳng cho chó nó nhằn. Không nhìn thấy gì à. Chất độc. Chất độc màu da cam đấy. Cái thứ bột màu hồng hồng mùi vừa tanh lại vừa hắc vẫn được tưới như mưa từ trên trời xuống. Cái thứ bột khốn nạn đểu giả ấy nó đã thấm vào lỗ chân lông của tôi, nó chui qua lỗ mồm qua lỗ mũi qua lỗ tai lỗ mắt tôi lúc nào tôi cũng chẳng hay, cái thứ bột mất dạy xỏ lá ấy nó đã ngấm vào gân vào xương vào tim vào phế vào máu tôi lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Chỉ đến khi nó đột ngột hiện nguyên hình là một cái quái thai một tai hai mũi ba chân bốn tay tong teo co quắp nhớp nháp tởm lợm khung khiếp chui từ trong người vợ tôi ra ngoài trợn ngược hai con mắt trắng dã lồi hẳn lên như hai cái đít chén nhìn tôi thì tôi mới ngã ngửa người ra thế là đời tôi toi rồi. Toi đặc rồi ông bác sĩ ạ. Mùi cá ngạnh ngửa cổ dốc bát rượu thứ 10 vào mồm uống ừng ực một hơi. Rượu tràn qua mép xuống cổ xuống ngực. Đôi mắt cá chày của anh thuyền trưởng long lên hung dữ và đau đớn. Bác sĩ Cần ngọ nguậy vặn lưng vặn cổ. Lập tức Mùi cá ngạnh chĩa thẳng cái bát vào mặt ông bác sĩ. Anh cười nhạt, dữ dằn:

Ngồi im, ngồi im mà nghe tôi kể tiếp cái cuộc đời chó đẻ của tôi. Ngồi im. Tôi nói thật với ông bác sĩ nhé. Đời tôi khổ nhục cơ hàn gấp vạn lần cái thằng tướng cướp Thạc gà gáy con đẻ con nuôi hay là thứ con rơi con vãi con chết tiệt của ông. Tôi biết ông chính là bố đẻ của thằng tướng cướp Thạc gà gáy vừa bị xử tử. Tôi biết. Ban nãy trên boong ông "sưa" ông đã ôm lấy tôi và rống lên. "Các con ơi... con trai ơi. Thạc gà gáy ơi". Có đúng không nào. Tôi biết ông chính là bố đẻ của cái thằng tướng cướp mất dạy vô ơn cướp công cha mẹ đã sinh nó ra làm người ấy. Tôi rất thông cảm với ông thương ông tôi muốn gánh đỡ cho ông một phần nỗi buồn đang đè nặng trong tim gan ông. Nào nốc nốt bát thứ mười đi bố trí thức bác sĩ. Nốc đi. Đừng ỉu. Đời là cái chó gì Nhắm mắt là hết. Cười được thì cứ cười to. Cười to. Ngày mai trời lại sáng”.

Có giọng suồng sã của những ả gái điếm: “Cô gái nhí nhảnh:

- Đêm nay chị em mình chơi kiểu ba ông đầu rau chị nhé Nhưng mà chơi như thế thì ông cụ này chắc chết đứ đừ chị ơi má em chửi chết.

Người đàn bà ăn xin phì cười:

- Thế em chưa với ông bác sĩ lần nào à. - Chưa.

- Thảo nào.

- Thảo nào là thế nào hả chị.

- Là ông ấy bị mít ướt quanh năm rồi.

Cô gái điếm phá lên cười rồi ngồi phệt ngay xuống sàn hai tay đập lia lịa. Ả đàn bà giang hồ cũng ngồi phệt xuống sàn xí xớn cười theo. Căn phòng rộng 3 mét dài 3 mét vuông vức 9 mét vuông của ông bác sĩ Cần rung lên vui vẻ tươi tắn vì điệu cười của hai người đàn bà giang hồ. Hồi lâu cô gái điếm ôm lấy vai người đàn bà ăn xin rồi nói:

- Thế thì đêm nay hai chị em mình thay nhau ấp ông cụ này vậy. Biết đâu đấy mít ướt lại khô cứng lại thành cái vòi ấm đất nung thì sao hả chị ơi”.

Lại vừa có giọng giễu nhại, bỡn cợt. Tiểu thuyết Đêm thánh nhân

(Ngày hoàng đạo) bỡn cợt niềm tin về đức Chúa: “Ðúng là hồn ma cha Tạc

đang từ từ bay lên trời nhưng không bay về chốn niết bàn cực lạc mà bay về chốn thiên đường. Hồn ma cha Tạc bay thong dong thư thái nhẹ nhàng lâng lâng vì đã rũ bỏ mọi bụi bẩn đau đớn khổ nhục trần gian. Chẳng bao lâu hồn cha đã nhìn thấy hai cánh cổng chốn thiên đàng hiện lên đỏ rực mở tung chói lòa ánh cầu vồng bẩy sắc tỏa hào quang rực rỡ nhưng đúng lúc đó hồn ma cha Tạc chợt nhìn thấy cụ cha cố già họ Bùi tóc trắng như mây khoác áo choàng thâm ba toong cặp nách vọt ra từ sau hai cánh cổng thiên đường vùn vụt bay lại đón đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẳng đợi hồn ma cha Tạc cung kính chào hỏi cụ cha cố già họ Bùi đã thẳng tay nện ba toong vào đầu cha Tạc rồi quát to: Quay lại. Quay lại mau. Hồn ma cha Tạc ngơ ngác chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì lại bị xơi luôn hai ba toong nữa cụ cha cố họ Bùi rít lên:

"Quay lại đã bảo cha quay lại cơ mà". Hồn ma cha Tạc lễ phép: "Thưa cha con đang bay lên chốn thiên đường". Cụ cha cố họ Bùi gầm gừ: "Biết rồi. Nhưng mà tôi bảo cha quay lại". Cha Tạc buồn bã thưa: "Con chết rồi và giờ đây linh hồn con đang bay về với đức Chúa trời". Cụ cha cố họ Bùi cười nhạt: "Cha chưa về hầu hạ chúa được đâu bởi vì cha mới sống một phần ba đời mình. Cha Tạc nói se sẽ: "Hai phần đời sống còn lại đó con không màng". Cụ cha cố họ Bùi hú lên cười và lại tặng cho cha Tạc thêm một ba toong nữa: "A ha? Cái ông cha này láu lỉnh quá tưởng rằng chạy làng được à. Hai phần ba cuộc đời đó vừa là ân huệ của Chúa ban cho cha nhưng cũng là nghiệp chướng đau khổ nhọc nhằn mà số kiếp cha phải gánh chịu. Ðâu có thể dễ dàng chối bỏ được. Cha hãy quay về trần thế phụng sự nước Chúa Ở dưới đó để trả cho hết kiếp nạn của mình. Cha Tạc thở dài kêu lên: Những thưa bề trên thân xác con dơ bẩn tâm hồn con bệnh hoạn con sợ rằng không bao giờ con có thể trở thành kẻ bầy tôi của Chúa. Cụ cha cố họ Bùi cười khà khà: Thế mà ta

lại nói rằng giờ đây cha mới có cơ thực sự là bầy tôi của Chúa. Hãy mau quay về chốn trần gian. Ðức Chúa lòng lành đang đợi con Ở dưới đó. A men! ". Hồn ma cha Tạc ớ ra lúng túng chưa biết ăn nói thưa gửi tiến lui thế nào cho hợp nhẽ thì bốp! Lại thêm một cú ba toong nữa còn mạnh hơn miếng búa của ông thiên lôi. Hồn ma cha Tạc quay lông lốc bắn văng trở lại”...

Nhưng những tìm tòi về giọng điệu nổi bật lên trong tiểu thuyết Đêm

thánh nhân (Ngày hoàng đạo) vẫn là giọng điệu châm biếm giễu nhại (phần

này chúng tôi trình bày ở mục sau).

Tiểu thuyết Online… ba lô cũng là tiểu thuyết thể hiện sự đa thanh về giọng điệu. Ở đó có giọng điệu suồng, bỡn cợt, trơ lì của những cô sinh viên kiêm gái điếm nghiệp dư: “Tao kiếm việc cho."

"Việc gì?"

"Gội đầu máy lạnh. Ca gãy." "Thật nhé."

"Nhưng nói trước. Sòng phẳng." "Nói đi."

"Phải chiều khách." "Chiều như thế nào?"

"Vớ vẩn thôi. Công đoạn đưa khách vào xả nước. Nếu khách yêu cầu thì phải chiều."

"Chiều thế nào. Lên giường hả."

"Chưa đến cầu đó. Chỉ cần làm cho khách xoọc ty. Dùng tay thôi mà." "Hơi tởm."

"Đúng quá. Tởm. Thế thì thôi."

"Cám ơn mày. Cho tao nghĩ đến sáng mai trả lời."

Nhưng không cần đến sáng mai. Chiều hôm đó. Va mặt nhau ở quán cơm sinh viên một ngàn rưỡi một suất. Tao đồng ý. Chỉ dùng tay thôi thì sợ... sợ đéo gì”.

Có giọng trữ tình trong lời kể về câu chuyện tình giữa Zê và Thào Yêng: “Cơm xong. Vừa buông đũa thì đã có ngay bát chè rừng bốc khói dâng tậng mồm. Xuýt xoa. Ấp úng lời cám ơn. Ánh lửa nhảy múa trên gương mặt hiền hậu trắng hồng mịn màng của cô gái. Ngây người. Cô gái Thổn Mừ đẹp quá.

"Đêm nay ao Páo không về nhà đâu." "Tại sao Thào Yêng biết?"

"Ao Páo nói với ta như vậy mà."

"Thế là đêm nay ta lại phải ngủ một mình rồi." "Không muốn ngủ một mình cũng được thôi mà."

Cô gái Thổn Mừ lại mủm mỉm cười. Mắt đen láy liếc nhìn rồi lại nhìn ngọn lửa uốn éo trong bếp. Tim đập thình thịch. Ta đã đọc được nhứng ý nghĩ đang nhảy múa trong đầu cô gái. Một niềm vui nho nhỏ trộn lẫn nỗi lo mơ hồ giống như cơn gió nhẹ nhàng thoáng bay qua tâm trí”.

Có giọng bặm trợn của Bàn Kì Páo, giọng đối thoại, chất vấn…

Đặc biệt, trong tiểu thuyết Online… ba lô nổi lên một giọng điệu tương đối độc đáo, đó là giọng điệu vô âm sắc. Giọng điệu vô âm sắc “chỉ cung cấp sự thật mà không kèm theo giọng điệu, không có ngữ điệu, hoặc mang ngữ điệu ước lệ. Lời văn biên bản, thông báo khô khan dường như là lời vô giọng điệu, là chất liệu sống để tạo thành tiếng nói” [5, 233]. Ở một số tiểu thuyết, giọng điệu vô âm sắc nhằm thể hiện những rạn nứt đáng sợ trong đời sống giao tiếp hiện đại. Con người hiện đại nói với nhau nhưng không hề hiểu nhau (tiểu thuyết Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận…). Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ chỉ là cái vỏ rỗng không, phi giao tiếp” [2]. Giọng điệu vô âm sắc thường gắn liền với kiểu “trần thuật theo con mắt máy ảnh”, là cách trình bày sự kiện từ bên ngoài và mang tính hành vi - phần lớn là trần thuật ngôi thứ ba mang tính chất trung tính, thiếu vắng điểm nhìn bên trong và có cái nhìn tĩnh tại của máy quay phim [20, 50]. Người kể chuyện với thái độ lãnh đạm, dửng dưng khi chỉ tái hiện sự việc hay

những hành động bên ngoài: “Hôm nay đọc Mác Kẹt. Không thể nhớ nổi. Cái gì buồn buồn với cô gái điếm nhỉ. Chính xác. Hồi ức về những cô gái điếm

buồn của tôi. Tiểu thuyết in hàng triệu bản. Một con đĩ non 15 tuổi và một

ông già hơn 80 tuổi. Đạo đức giả. Mượn thái độ nhân văn để che giấu con nõn hết đát của lão già dâm đãng. (Con nõn là con gì? Mấy anh chị ông bà con đen dân đỏ tiếng Tây tiếng Mỹ như gió có chuyển ngữ được không?).

Thủ dâm bằng đạo đức. Kinh tởm.

Buồn nôn.

Đích thực văn học giả. Nản quá. Ma két tinh. Chuyển ngữ ngay hàng chục sinh ngữ. Bán như tôm tươi. Cái đám đông người đọc trên khắp hoàn cầu này bây giờ như lũ trẻ nít. Mấy gã đầu nậu bán sách chẳng giỏi giang gì văn học. Chúng siêu giỏi tiền. Xui trẻ con ăn cứt gà. Cũng vồ lấy và... ăn liền. Nhưng biết đâu 6,3 tỉ người cũng đang lộn tiết như Zê. (Zê là ai?) Mua phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 113 - 121)