Thời kỳ quyết tâm đổi mới và các hệ lụy

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Thời kỳ quyết tâm đổi mới và các hệ lụy

Khát khao sáng tạo là điều không của riêng nhà văn nào, nhưng đối với Nguyễn Đình Chính thì điều đó rất quan trọng và có thể nói là cần thiết hơn tất cả. Bởi ông không chỉ là nhà văn luôn có khát vọng tìm tòi, đổi mới mà còn là người có một ông bố có thể nói là cây đại thụ của nền văn học truyền thống. Nếu không sáng tạo, không đổi mới thì Nguyễn Đình Chính chỉ là cái bóng mờ mờ đằng sau của bố mình. Vượt qua cái bóng của bố mình cũng có

nghĩa là Nguyễn Đình Chính vượt qua được quan niệm nghệ thuật, cùng phương pháp sáng tác truyền thống để làm mới mình, khẳng định vị thế của mình trong nền văn học đương đại. Xuất phát từ sự thúc bách đó mà sau Phù

du cách mỏng (1986) Nguyễn Đình Chính đã cho ra đời bộ tiểu thuyết dài gần

ngàn trang Đêm thánh nhân. Tiểu thuyết được viết thời gian 1990-1992, in tập I năm 1998, dự định sẽ in tập II vào năm 2000, nhưng không được cấp giấy phép. Tháng 10.2006, Nxb. Văn Học in trọn vẹn cả hai tập dưới tựa đề mới là

Ngày hoàng đạo.

Tiểu thuyết là câu chuyện dài về bác sĩ Trương Vĩnh Cần, một bác sĩ bị kỷ luật cấm hành nghề, chỉ được trông coi nhà xác ở một bệnh viện. Bị liệt dương từ năm 45 tuổi, nhưng 4 năm sau đó, bác sĩ Cần bị kết tội hủ hóa với một nữ bệnh nhân vị thành niên người Tày có tên Ma Thị Thảo. Vụ tai tiếng này đã khiến ông bị kỷ luật khai trừ Đảng, cách chức và ra khỏi biên chế Nhà nước. Vợ ông, bà Ngót, cũng vì thế mà bỏ đi khiến bác sĩ Cần rơi vào trạng thái tâm thần, bỏ nhà lang thang đến tận một trại cùi ở Tây Nguyên. Những ngày lang thang ấy đã đưa ông gặp nhiều nhân vật thật kỳ lạ, đem đến cho cuộc đời ông những phút giây kỳ lạ, có thật mà như hư ảo...

Ngay khi mới ra đời, cuốn tiểu thuyết đã làm làm rung động văn đàn, trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời kỳ bấy giờ. Cuốn tiểu thuyết được dư luận chú ý, trong đó đáng chú ý nhất có nhiều độc giả là lớp cha anh. Ông Đinh Nho Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận xét: “Đọc xong

Đêm thánh nhân có một cảm giác không bình thường, lạ lắm, thấy như đất

chuyển dưới chân” [42]. Còn nhà văn Trần Kim Thành bảo Chính: “Tôi đọc hai lần Đêm thánh nhân, thấy ông lên đồng suốt cả nghìn trang, kinh quá!” [42]. Cuốn tiểu thuyết là cú lên đồng hoành tráng của Nguyễn Đình Chính để nhập vào hồn vía của những kiếp người dưới đáy. “Khiến nhà văn Nguyễn Đình Thi sau cơn sốc ban đầu thấy con mình đang phá hỏng ngôn ngữ, đã

phải thừa nhận: “Về tiểu thuyết Chính đi xa hơn bố nhiều lắm! Văn Chính nó ngồn ngộn chất liệu cuộc đời” [42]. Từ đó, có thể nói Nguyễn Đình Chính đã tự giải phóng mình khỏi cái bóng của người cha để bước song hành bên ông như một nhà văn độc lập có bản lĩnh riêng và bút pháp riêng.

Chưa dừng lại ở đó, Năm 2010 Nguyễn Đình Chính còn cho ra đời cuốn tiểu thuyết Online… ba lô. Cuốn tiểu thuyết mà ông gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại, được viết theo lối “văng mạng”. Cuốn tiểu thuyết như một hoài niệm của nhân vật tên Zê, nhớ về các mối tình trong hiện tại và quá khứ, đụng độ giữa lãng mạn và hiện thực, của tuổi già và tuổi trẻ, của non tơ và … “cáo già”. Cuộc sống cứ tiếp diễn, và những gì trong nội tâm nhân vật Zê được quán chiếu từ chính những người con gái đi qua đời Zê; từ người bạn thương binh của Zê với khao khát được sống, được yêu, được làm chồng, làm đàn ông; từ cuốn tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (Gabriel Garcia Marquez). Giọng điệu tưng tửng, đôi khi nhấm nhẳng bất cẩn, lúc “trơ” lì nhưng khó giấu nổi sự yếu đuối và khao khát sống của một lớp người. Cuốn tiểu thuyết được tác giả nhận xét là: “Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại...” [58]. Mặc dù chưa gây được tiếng vang lớn nhưng thực sự cuốn tiểu thuyết đã thể hiện một khát khao tìm tòi, đổi mới theo lối viết hậu hiện đại.

Chương 2

NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN,

XÂY DỰNG NHÂN VẬT 2.1. Đổi mới cái nhìn về con người

2.1.1. Nh ng gi i h n c a ti u thuy t tr ế ước đây trong cái nhìn v con ng ười

Khi nói đến quan niệm về con người chúng ta nói đến con người trong ba mối quan hệ: quan hệ với xã hội, quan hệ với tự nhiên và quan hệ với chính mình. Tương ứng với quan hệ này là con người xã hội, con người tự nhiên và con người tâm linh.

M.Gorki từng khẳng định “Văn học là nhân học”, vì thế sự thay đổi quan niệm nghệ thuật bao giờ cũng gắn với sự thay đổi về cách nhìn nhận con người. Cho dù viết về vấn đề gì, dù tuyên bố tác giả đã chết hay nhân vật đã chết thì rốt cuộc văn học vẫn là câu chuyện về con người.

Điều này được thể hiện rõ qua các chặng đường văn học. Trong văn học cách mạng Việt Nam từ 1945 - 1975, quan niệm về con người của nhà văn bị quy định chặt chẽ bởi cái nhìn chung của cộng đồng. Nhà văn muốn thông qua con người để biểu thị hiện lịch sử, con người trở thành phương tiện để khám phá lịch sử, cho nên hạn chế trong quan niệm về con người trong giai đoạn văn học này là nhân vật trong tiểu thuyết nặng về cái chung, nhẹ về cái riêng. Chính điều này đã khiến cho hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết 1945 - 1975 mang tính phân tuyến: ta đại diện cho cái thiện, chính nghĩa; địch tiêu biểu cho cái ác, phi nghĩa. Để ngợi ca vẻ đẹp của chính nghĩa, của lòng yêu nước, các nhà văn đã dựng nên những nhân vật mang màu sắc lí tưởng, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng đồng, ví dụ như Lữ trong Dấu chân người lính của

Nguyễn Minh Châu, Chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức…). Chính cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đã chi phối nguyên tắc xây dựng nhân vật tiểu thuyết của nhà văn.

Văn học 1945 - 1975 ý thức chưa đầy đủ về con người tự nhiên (bản năng). Các nhà văn còn e ngại viêc miêu tả đời sống bản năng vì cho rằng điều đó phương hại đến lí tưởng. Điều này làm cho tiểu thuyết giai đoạn này khô cứng, một chiều, mất đi một bình diện quan trọng, ít sức hấp dẫn.

Về phương diện con người tâm linh, do các nhà văn sợ sa vào duy tâm, mê tín hoặc ngại vì viết về tâm linh sẽ khó có thể tuân thủ những nguyên tắc mỹ học của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa cho nên nhân vật tiểu thuyết 1945 - 1975 rơi vào sơ lược công thức.

2.1.2. Những điểm nhấn của Nguyễn Đình Chính trong quan niệm vềcon người con người

Sau 1975, đặc biệt là từ sau Đổi mới 1986, con người trong tiểu thuyết là con người đời thường, tồn tại trong hàng loạt các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, lắm khi oái oăm, không đoán trước được bất cứ điều gì. Con người trong tiểu thuyết sau Đổi mới “không bao giờ trùng khít với chính mình” (M. Bakhtin). Đó là con người không hoàn hảo, con người phàm tục có sự đan xen giữa thiên thần và ác quỉ, có ý nghĩa đối thoại với những quy phạm nghệ thuật từng được xác lập trong quá khứ. Con người trong tiểu thuyết đương đại được nhìn nhận đầy đủ cả ba phương diện: con người xã hội, con người tự nhiên và con người tâm linh.

Nguyễn Đình Chính là nhà văn ý thức rất sâu sắc và nỗ lực hết mình về việc cách tân, tìm con đường đi riêng cho tiểu thuyết của mình. Có thể nói Nguyễn Đình Chính đã vượt qua những tiếng nói hiền lành của nhiều cây bút thời hậu chiến để công phá dữ dội vào những bức thành trì bấy lâu vẫn vây hãm con người.

Con người xã hội trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ khác nhau: quan hệ cộng đồng, dòng họ, quan hệ với pháp luật. Nhà văn đã đề cập những vấn đề mà văn học trước đó không dám nói như sự hủ bại của cán bộ công chức, sự tha hóa của đảng viên, thói đạo đức giả hay con người tâm linh với những điều thần bí… Nguyễn Đình Chính đi sâu vào những ngõ ngách, đẩy xa ngòi bút tìm hiểu thế giới bí hiểm của con người để nhằm đạt tới sự tận cùng của những số phận, những cuộc đời.

Tiểu thuyết Phù du cánh mỏng (1986) khi phát hành đã được dư luận chú ý. Nhưng nó đã không được tái bản bởi những điều “nhạy cảm” được phản ảnh trong cuốn tiểu thuyết. Đặc biệt, giữa cái thời bao cấp hẹp hòi đó mà nhà văn lại ca ngợi một thiếu nữ xuất thân trong gia đình ngụy quân ngụy quyền của chế độ cũ ở miền Nam và lên giọng phê phán một anh bộ đội miền Bắc, người anh hùng thời đại, một đảng viên chính cống.

Khánh là một anh bộ đội đang đi kiếm việc làm đã gặp một cô gái đại diện cho phía bên kia trên một chặng đường, họ đã yêu nhau đắm say. Tình yêu của họ đẹp đến tuyệt vời. Thu Hà đã hiến dâng cho anh tất cả những gì quý giá nhất của cuộc đời. Nhưng rồi Khánh đã không thể vượt qua những định kiến, sợ hãi, sợ tiêu tan sự nghiệp, tiêu tan danh dự khi liên quan đến một người có liên quan đến phía bên kia… Chính vì thế mà tình yêu tan vỡ, anh không dám nhận con, nhận vợ, nhận người tình. Sự dằn vặt theo đuổi xoay quanh các nhân vật và kết cục cuộc đời anh là những chuỗi ngày dài ân hận và đau khổ.

Tiểu thuyết Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo) “đạp đổ thần tượng”, phanh phui, lật tẩy thói đạo đức giả trong đời sống xã hội. Cười cợt, phỉ báng sự mòn cũ trong tư duy, quan niệm cổ hủ về giá trị.

Người đảng viên trong quan niệm xã hội (kể cả đến bây giờ) là những người tốt, sáng ngời về lí tưởng, về đạo đức, nhân cách, tác phong dường

hoàng… Song, đến với Ngày hoàng đạo tất cả những điều đó không còn mà thay vào đó người đọc thấy phần nhem nhuốc, tối tăm thậm chí nhơ nhớp của những kẻ mang danh là đảng viên.

Nhân vật bà Phạm Thị Ngót vợ của bác sĩ Trương Vĩnh Cần là cán bộ cốt cán, là ủy viên thành ủy có một chân dung quê mùa, thô tục. Ngoài vẻ bên ngoài cơ bắp của một gã lực điền thì bà lại có những thói xấu trong sinh hoạt. Thí dụ bà Ngót có thói quen hay múc canh lên húp một nửa muôi còn thừa nửa muôi lại đổ luôn vào bát canh. Hoặc bà không thích rửa chân mà chỉ thích đập đập hai gan bàn chân vào nhau trước khi leo lên giường đệm mút để ngủ. Hoặc là nếu muốn soi mói kể thêm nữa thì bà Ngót còn có cái tật rất hay quên đánh răng. Và đến năm 40 tuổi thì bà nhất quyết bỏ luôn cái động tác đánh răng vào buổi sáng thay vào đó chỉ xúc miệng xòng xọc vài cái rồi nhổ toẹt ra thềm coi như là xong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Đình Chính còn cho người đọc thấy được con người bên trong với những toan tính, những mưu mô, những “bài” của những kẻ làm chính trị: “Lại nói về bà Ngót sau khi tiễn anh y sĩ cán bộ tổ chức cửa bệnh viện về rồi bà Ngót bèn khóa trái cổng ra vào lại rồi lên phòng khách ngồi suy nghĩ. Ban nãy bà ung dung xởi lởi tươi cười bao nhiêu thì bây giờ bà lại nhăn nhó ưu tư và băn khoăn bấy nhiêu. Bà tự hỏi: Cái thằng Sự nó bày đặt ra cái trò này là định có dụng ý gì. Nó định lật đổ ông Cần à? Nhưng nó lật đổ ông Cần để làm gì. Ông Cần là cái thứ gì mà nó cần lật đổ. Hay là nó định "đấu đá" bà. Mượn chồng đánh vợ. Nhưng mà thằng Sự là cái thá gì dám dại dột chống bà. Một anh cán bộ tổ chức quèn ở bệnh viện tỉnh có mà phát rồ tự dưng lại chường mặt ra công khai và ngang nhiên đấu đá với một cán bộ tỉnh ủy viên. Hay là có ai đang nấp sau thằng cha y sĩ dở người này. Bà Ngót thầm điểm lại tất cả các bạn bè và kẻ thù của bà ở cái tỉnh này. Không có một ai khả dĩ có thể nêu tên để bà nghi vấn. Vả lại, theo kinh nghiệm của bà thì mọi sóng to gió cả chỉ

nổi lên trước kỳ đại hội Đảng bộ mà thôi. “Vậy thì tại sao bỗng dưng lại có chuyện khó nghe như thế này”.

Hơn thế, bà Ngót còn là một người vợ vô lương tâm, một con người thiếu tình người. Đối với bà cuộc sống không có tình thương, sự cảm thông, chia sẻ mà thay vào đó là sự nghiệp, là chính trị, là danh dự. Đối với chồng, bà vẫn giữ quan hệ của một cấp trên đối với một cấp dưới của mình. Bà đã bỏ rơi người chồng tội nghiệp khi ông bị chứng bệnh liệt dương và bệnh tâm thần phân lập. Bà ly dị chồng ngay lập tức “khi ông Cần bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng bị cách chức trưởng phòng khám và bị đuổi ra khỏi biên chế nhà nước rồi sau đó lại được tổ chức chiếu cố gọi cho đi làm hợp đồng trông coi nhà xác”. Để rồi chồng bà - bác sĩ Cần - không thể ngẩng đầu lên mà đi lại được nữa. Ông đã cạn đường sống... Chính điều này làm cho chứng bệnh tâm thần phân lập của bác sĩ Trương Vĩnh Cần ngày càng nặng hơn.

Nhân vật y sĩ Nguyễn Văn Sự là cán bộ phòng tổ chức cán bộ bệnh viện nhưng lại là kẻ giáo điều, máy móc, tham độc không có tình người. Là cán bộ phòng tổ chức bệnh viện nhưng ông lại quan niệm phát hiện ra sai lầm của người khác là một thành tích. Vì thế y sĩ Sự thường xuyên khắp bệnh viện để dò la, xoi mói công việc cũng như đời tư của các nhân viên bệnh viện. “Đã thành một thói quen cứ hai ngày một lần y sĩ Sự lại thu xếp công việc làm một tua thị sát từ phòng tổ chức đi khắp các khoa của bệnh viện. Đi tua hay nói cách khác là đi kiểm tra đôn đốc nhắc nhở tác phong đi đứng ăn mặc nói cười của anh chị em nhân viên y tá, hộ lý trong bệnh viện cũng là đi chào hỏi trò chuyện lắng nghe tâm sự nguyện vọng của các giáo sư bác sĩ các cán bộ thủ trưởng thủ phó các phòng ban. Đấy là trách nhiệm của người làm công tác tổ chức. Y sĩ Sự vẫn luôn vui vẻ nói như vậy. Trong những lần đi tua đó được lẳng lặng ghé mắt nhòm qua các khe cửa khép hờ hờ là một việc đầy hào hứng của y sĩ Sự.” Việc dò xét xoi mói đối với ông là một “ham muốn như

nỗi ham muốn của kẻ nghiện thuốc phiện được lén tới hé mắt nhòm vào để rình rập”.

Cũng chính y sĩ Sự là người đẩy bác sĩ Trương Vĩnh Cần xuống vực thẳm của cuộc đời. Y sĩ Sự phát hiện sai lầm của bác sĩ Trương Vĩnh Cần. Y sĩ Nguyễn Văn Sự hèn hạ "đánh úp" “bố trí bắt quả tang”, bác sĩ Trương Vĩnh

Một phần của tài liệu Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33)