Chủ nghĩa nhân đạo kiểu Nam Cao

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 28 - 33)

Trong tiểu thuyết Sống mòn qua nhân vật thứ, Nam Cao đã bộc lộ lý tởng của mình: “Tạng ngời y không cho y cầm súng, cầm gơm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu...”. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao đã chiến đấu vì lý tởng nhân đạo cao cả. Ông khao khát viết đợc những tác phẩm có giá trị, vợt lên tất cả những bờ cõi và giới hạn, trở thành tác phẩm chung cho cả loài ngời. Một tác phẩm nh thế, theo quan điểm của Nam Cao: “Phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn , lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thơng, tình bác ái, sự công bình... nó làm cho ngời gần ngời hơn” (Đời thừa). T tởng nhân đạo đó đã chi phối sâu sắc quá trình sáng tạo của Nam Cao.

Cái gốc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo đợc đặt ra nh một yêu cầu tất yếu đối với những tác phẩm “thật có giá trị”. Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ tấm lòng của một con ngời đau đời và thơng

đời da diết. Nam Cao yêu thơng những con ngời bị cuộc sống đầy đọa. Xã hội cũ đã làm cho ông đau xót khi mà đa số những nhân vật của ông bị đẩy vào cảnh khốn cùng, không đạt đợc gì trong cuộc đời, không có đủ điều kiện để phát huy những khả năng tiềm tàng u việt của mình.

Nam Cao là nhà văn của những ngời nông dân nghèo khổ và bất hạnh, nhà văn của những ngời khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến. Viết về những con ngời dới đáy xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn. Thế giới, cuộc đời, con ngời, mối quan hệ giữa những con ngời đợc nhìn nhận bằng những con mắt của chính họ. Nhà văn, trong những đánh giá và nhận xét, đã xuất phát từ lợi ích và yêu cầu của chính những con ngời cùng khổ nhất, bị xã hội áp bức, chà đạp. Ông “là ngời hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con ngời... dễ bất bình trớc tình trạng con ngời bị lăng nhục và bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói cùng đờng... quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con ngời bị miệt thị một cách bất công” (Nguyễn Đăng Mạnh). Với trái tim đầy yêu thơng của mình, Nam Cao Vẫn tin rằng trong tâm hồn của những ngời không còn là ngời, những con ngời bề ngoài đợc miêu tả nh những con vật vẫn còn nhân tính, vẫn còn những khát khao nhân bản. Ông nhận ra đằng sau những bộ mặt xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” của Thị Nở (Chí Phèo), của Mụ Lợi (Lang Rận), của Nhi

(Nửa đêm)... vẫn là một con ngời, một tâm tính ngời thực sự, cũng khao khát yêu thơng, cũng mong muốn hạnh phúc đời thờng. Và khi đợc ngọn lửa tình yêu sởi ấm, những tâm hồn tởng nh đã cằn cỗi, khô héo ấy cũng ánh lên những vẻ đẹp. Thậm chí trong đáy sâu tâm hồn đen tối của một kẻ cục súc, u mê nh Chí Phèo - một kẻ đã bị cuộc đời tàn phá, hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính thì nhà văn vẫn nhận thấy những rung động thực sự của tình yêu, của niềm khát khao muốn trở lại làm ngời lơng thiện ở Chí. Trong quan niệm của Nam Cao, con ngời có thể bị tiêu diệt, nhng nhân tính, bản chất lơng thiện của con ngời là bất diệt. Có thể nói, cùng với việc lên án gay gắt những thành kiến, định kiến tồi

tệ, những sự nhục mạ danh dự và phẩm giá của con ngời, chính việc phát hiện ra cái phần con ngời còn xót lại trong một kẻ lu manh, trân trọng những khát khao nhân bản và miêu tả những rung động trong sáng của những tâm hồn tởng chừng đã bị cuộc đời làm cho cằn cỗi, u mê đã làm cho Nam Cao trở thành một trong số những nhà nhân đạo lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nam Cao là nhà văn của những ngời trí thức nghèo, của những kiếp “sống mòn” có hoài bão, có tâm huyết, tài năng, muốn vơn lên cao nhng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất. Nếu nh mỗi tác phẩm viết về đề tài ngời nông dân của Nam Cao đều là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với ngời nghèo khổ thì mỗi trang viết về đề tài ngời trí thức đều chứa đựng tâm sự, nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của chính nhà văn. Đọc Nam Cao, mỗi ngời đều có thể tìm thấy trong những nhân vật trí thức của ông những ớc mơ, say mê, khát vọng chân chính của mình bị dập vùi vì không gặp đợc một điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi. Nam Cao đã dựng lên trớc mắt chúng ta hình ảnh những con ngời chân chính bị dồn đẩy đến chỗ không sao sống yên ổn đợc, không sao thực hiện đợc lý tởng của cuộc đời mình, bị thui chột tài năng, xói mòn nhân phẩm, dẫn đến tình trạng có những hành động tàn nhẫn với vợ con, với những ngời xung quanh. Điều đáng chú ý là, trong khi miêu tả con ngời bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thơng của mình. Nhân vật Điền trong Nớc mắt, sau cái cử chỉ không phải của mình đối với ông Ký nhà dây thép tỉnh, lại thấy “thơng ông ấy quá”, sau cái lúc gắt gỏng vì tức giận, nói những lời tàn nhẫn, cay độc với vợ con lại tự giày vò, ăn năn, hối hận: “Bây giờ lòng hắn chỉ còn lại sự xót thơng, hắn thơng vợ con, thơng tất cả những ngời phải khổ đau” [9, 65]. Mặc dù phải sống trong đau khổ và bế tắc, có lúc mong muốn đợc giải thoát để lo sự nghiệp cho riêng mình, nhng Hộ trong Đời thừa vẫn không chấp nhận sự tàn nhẫn và cũng không thể vứt bỏ tình thơng: “Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhng hắn không tầm thờng, nhng hắn vẫn còn đợc là ngời: hắn là ngời

chứ không phải một thứ quái vật bị sai khiến kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ” [8, 319]. Qua dòng suy nghĩ của nhân vật Hộ, Nam Cao đã để lại cho đời một câu nói bất hủ: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai mình”. Nhân vật của Nam Cao không phải không có lúc ngả nghiêng, chao đảo, nhng cuối cùng đều đứng vững trên lập trờng nhân đạo, đều giữ vững đợc cái lẽ sống tình thơng cao cả của mình.

Nam Cao cũng giống nh Xuân Diệu, Thạch Lam ở chỗ đã thức tỉnh ngời đọc một cách sâu sắc về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Họ hết sức nhạy cảm với những kiếp sống nhỏ bé, cơ cực, sống mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, bế tắc của con ngời. Nhng có lẽ không ai trong số họ lại đau đớn khôn nguôi, phẫn uất cao độ nh Nam Cao trớc tình cảnh con ngời không sao thoát khỏi những kiếp “sống mòn”. Trớc Cách mạng, không có nhà văn nào có cái nhìn sâu sắc, có tầm triết lý, tổng hợp khái quát cao về tình trạng “chết mòn” của con ngời nh nhà văn Nam Cao. Mỗi nhân vật của ông là một kiểu “đời thừa”, một lối “sống mòn”, một cách “chết mòn”. Nam Cao không chấp nhận cuộc sống của con ngời chỉ là sự tồn tại sinh học, ông coi đó không phải là cuộc sống xứng đáng của con ngời. Cuộc sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con ngời, theo quan niệm của Nam Cao là phải có đời sống tinh thần cao đẹp, sống với đầy đủ giá trị của sự sống. Xuất phát từ tởng cao siêu đó, Nam Cao đã đồng cảm sâu sắc và đau đớn vô hạn trớc bi kịch của những con ngời muốn sống có ý nghĩa bằng sự cống hiến của mình mà rốt cuộc phải sống nh “một kẻ vô ích, một ngời thừa”.

Qua những nhân vật trí thức tâm huyết của mình nh Hộ, Điền, Thứ... Nam Cao thể hiện niềm khát khao một lẽ sống lớn, có ích và có ý nghĩa. Thứ trong Sống mòn đã từng “thích làm một việc gì có ảnh hởng đến xã hội ngay” và mong muốn đem “những sự đổi thay lớn lao đến cho xứ sở mình”. Con ngời mang hoài bão lớn ấy khi chạm chán với cuộc đời đều nếm trải đắng cay, đau

đớn, đều lâm vào tình trạng “sống mòn”. Nhng dẫu bị “cơm áo ghì sát đất”, tuy “sống mòn” nhng họ cha hoàn toàn cạn kiệt hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát đợc sống, đợc cống hiến, đợc phát triển để góp vào công việc tiến bộ chung của loài ngời. Cao cả và đẹp đẽ biết bao lý tởng nhân văn của Nam Cao đợc gửi gắm qua những dòng suy ngẫm của nhân vật Thứ về sự sống: “Thứ vẫn không thể nào chịu đựng đợc rằng sống là chỉ làm thế nào cho mình và vợ con có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đó cao đẹp hơn nhiều. Mỗi ngời sống phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khă năng của loài ngời chứa đựng trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi ngời chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại”. Nh vậy, trong quan niệm của Nam Cao, ý thức cá nhân, sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời đâu chỉ một chiều mà tranh thủ từng giây, từng phút để tận hởng những khoảnh khắc đang có, cho “chếch choáng mùi thơm”, cho “đã đầy ánh sáng”, cho “no nê thanh sắc của thời tơi” (Xuân Diệu). Nam Cao đòi hỏi để cho mỗi cá nhân đợc phát triển đến tận độ với một ý thức đầy trách nhiệm và trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển chung của cả xã hội loài ngời. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ và sâu sắc đó cha từng có trong nền văn học Việt Nam hiện đại trớc cách mạng. Đó là một t tởng lớn vợt ra ngoài cả thời đại Nam Cao.

Tác phẩm của Nam Cao chan chứa những ý tởng nhân bản và thấm nhuần t tởng nhân đạo. Ông là nhà văn đồng tình với khát vọng sống lơng thiện và khát vọng đợc phát huy đến tận độ tài năng của con ngời. Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, phong phú và sâu sắc đó cho thấy nhà văn không chỉ dừng lại ở chỗ tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp quyền sống của con ngời mà còn đòi hỏi xã hội tạo những điều kiện để con ngời đợc sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy chủ nghĩa nhân đạo kiểu Nam Cao vẫn còn những hạn chế không tránh khỏi đối với một nhà văn hiện thực phê phán.

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 28 - 33)