Thế giới nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 46 - 50)

Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao đợc tạo nên trớc hết bởi t tởng nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Dới ánh sáng của t tởng sáng tạo chủ đạo này, một thế giới (bao hàm con ngời, không gian, thời gian, muôn vật, mọi sự...) đợc tổ chức lại theo cách riêng của Nam Cao. Có thể nói đến từng thế giới nghệ thuật trong từng tác phẩm, từng thể loại. Khái niệm thế giới nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao chúng tôi dùng ở đây vừa là từng thế giới vừa bao hàm tất cả các thế giới ấy. Có thể nói, mỗi tác phẩm của Nam Cao là một tiếng kêu cứu trớc tình trạng con ngời bị đẩy đến chỗ phải hủy diệt cả diện mạo lẫn tinh thần, không đợc sống với hai chữ Con Ngời. Theo Nam Cao, con ngời sống trớc hết phải có văn hóa, phải có lòng nhân đạo, tình yêu thơng.

T tởng cũng nh phong cách nghệ thuật của một nhà văn bao giờ cũng thế, vừa có tính thống nhất vừa phong phú đa dạng. ở Nam Cao cũng vậy, t tởng nghệ thuật của ông tập trung vào phát triển đầy đủ nhất ở các sáng tác thời kỳ trớc Cách mạng tháng Tám. T tởng ấy soi sáng toàn bộ thế giới nghệ thuật của Nam Cao nhng ở mỗi tác phẩm cụ thể lại biểu hiện những vấn đề khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên thế giới nghệ thuật của Nam Cao không đơn điệu mà nhiều màu sắc. Dù viết về nông dân hay trí thức, điều mà Nam Cao lu tâm nhất đó là số phận, là kiếp sống của những con ngời.

Là một trí thức tiểu t sản Nam Cao đã trải qua nhiều cảnh ngộ, đã ý thức, đã vật lộn để vơn tới một cuộc sống tốt đẹp nh các nhân vật của mình. Và cũng

nh họ Nam Cao từng là nạn nhân của một hoàn cảnh, một môi trờng khắc nghiệt. Cuộc đấu tranh cho khát vọng hớng thiện đó đã tạo nên bi kịch “tự ý thức” (Đinh Trí Dũng) trong hầu hết các nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao. Đây là một nét độc đáo của Nam Cao khi viết về ngời trí thức nghèo và cũng là một trong những khía cạnh cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao.

Bi kịch này bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa hoàn cảnh thực tại và khát vọng mà con ngời muốn vơn tới. Ngời trí thức của Nam Cao trong nhiều trờng hợp bị hoàn cảnh chi phối, thậm chí tàn phá một cách nghiệt ngã nhng không bao giờ là nạn nhân của hoàn cảnh. Trong vùng lầy của xã hội cũ ngời trí thức của Nam Cao chỉ có vũ khí tinh thần - tự ý thức để chống lại sự tha hóa, bảo vệ lấy phẩm chất tốt đẹp của con ngời. Cuộc đấu tranh vơn tới lẽ sống nhân đạo ở các nhân vật trí thức của Nam Cao không có đổ máu, hy sinh nhng không phải không có nhiều mất mát, bi kịch. Mất đi những thói quen tầm thờng, mất đi những sở thích, mộng ớc cá nhân..., nhiều nhân vật trí thức của Nam Cao đã đổ không ít nớc mắt trong những cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt ấy.

Nam Cao không có ý đồ dựng lên những bức tranh xã hội rộng lớn với một thế giới nhân vật đông đảo, trong đó nhân vật chính thờng có những dục vọng mãnh liệt, đồng thời là trung tâm của những mối quan hệ phức tạp. Trong những tác phẩm viết về đề tài nông dân của Nam Cao không vang lên những tiếng trống thúc su, dồn thuế, cũng không miêu tả trực tiếp những cảnh tranh ruộng cớp đất nhng vẫn phản ánh chân thật, sâu sắc tình trạng khốn cùng của ngời nông dân Việt Nam trên con đờng phá sản, bần cùng hóa, không lối thoát. Nam Cao đã phản ánh trong những tác phẩm của mình số phận đáng thơng, cùng cực của ngời nông dân nghèo khổ. Đó là những con ngời sống quẩn quanh, bế tắc trong những “kiếp lầm than”. Khác với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, trong sáng tác của mình Nam Cao đã dựng lên một nông thôn nghèo đói, xơ xác, hoang vắng, heo hút, trong đó, ngời nông dân qua cuộc sống hàng ngày của họ có một số phận hết sức bi thảm. Những gia đình nông dân, không

nhà nào yên ấm; nhà nào cũng tan tác, chia lìa. Bất hạnh gõ cửa từng nhà. Sự nghèo đói đã lam tan tác những gia đình. Ngời phải ngợc lên rừng kiếm ăn, kẻ phải bỏ quê hơng xứ sở vào làm phu ở Nam Kỳ, chạy đến cùng trời cũng không sao thoát khỏi cái nghèo, cái đói, cái chết và nớc mắt.

Thời gian và không gian trong sáng tác của Nam Cao cũng nh mọi hiện t- ợng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật đợc soi rọi bằng những tình cảm, đợc nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tợng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Cảm quan về thời gian và không gian gắn liền với cảm quan về con ngời và cuộc đời, gắn bó với mơ ớc và lý tởng của nhà văn.

Một trong những nét đặc sắc của thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là đã tạo ra một kiểu thời gian hiện thực hàng ngày, trong đó các nhân vật của ông dờng nh bị giam hãm tù túng, luẩn quẩn trong những lo âu thờng nhật. Các Nhân vật đau buồn của Nam Cao dờng nh vận động, quay cuồng một cách tuyệt vọng trong cái vòng luẩn quẩn của lối sống mòn cả về tinh thần lẫn vật chất. Cũng trong cái vòng luẩn quẩn của thời gian hiện thực hàng ngày, những nhân vật nông dân nh Dì Hảo (Dì Hảo), Lão Hạc (Lão Hạc), Nhu (ở hiền) cũng bị thời gian vắt đến kiệt sức. Có thể nói, cùng với việc phác họa những chi tiết chân thực, khắc họa những tính cách điển hình, mô tả những quan hệ nhân sinh, Nam Cao đã sáng tạo ra trong những tác phẩm của ông một kiểu thời gian hiện thực hàng ngày luẩn quẩn với biết bao những lo âu về sinh kế và kiệt quệ, mòn mỏi về tinh thần, góp phần tạo nên một hình ảnh về cuộc sống mòn mỏi bế tắc, ngột ngạt khá điển hình đối với tất cả sáng tác trớc Cách mạng của ông.

Không gian trong sáng tác của Nam Cao trớc hết là vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đờng làng. Trong những mối liên hệ của thời gian và không gian, làng quê, ngôi nhà, con đờng hóa ra là cơ bản và quan

trọng nhất. Tất cả những mối liên hệ còn lại hoặc là bị chúng cún hút, hoặc là trở thành thứ yếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, không gian chủ yếu là không gian riêng t, cá nhân, không gian sinh tồn của mỗi làng quê cổ hủ. Trong cái không gian tù hãm nh bị vây bọc bởi những lũy tre xanh, biết bao nhân vật của Nam Cao bị cầm tù, bị đày ải, nếu không cam phận sống thiệt thòi, tủi nhục nh một kẻ tôi đòi (ở hiền) thì cũng sống âm thầm, nhẫn nại trong đắng cay chua xót (Dì Hảo), nếu không chết vì đói, vì bệnh tật (Nghèo, Điếu văn) thì cũng chết khốn chết khổ vì bã chó (Lão Hạc) hay bội thực vì một bữa no quá hiếm hoi (Một bữa no).

Không gian nhà ở, căn phòng chật chội, tù túng là không gian trung tâm trong sáng tác của Nam Cao. Không gian nghệ thuật của ông đợc mở ra trớc hết và chủ yếu ở cái không gian đời t, gia đình này. Những nhân vật của Nam Cao, dù đi đâu, dù làm gì, cuối cùng cũng trở về với không gian riêng t của mình. Trong rất nhiều những tác phẩm của Nam Cao, những sự kiện, biến cố, những hành động, suy nghĩ... của nhân vật chủ yếu diễn ra trong không gian nhà ở, căn phòng cho dù nhà văn không trực tiếp miêu tả không gian đó. Trong không gian nhà ở, căn phòng, các nhân vật của Nam Cao đã phải đối diện với cái chất văn xuôi tầm thờng, phàm tục của đời sống. Những tiếng “điếc lác, dằn vặt, hắt hủi và khóc lóc” hàng ngày đã làm xói mòn dần những rung động, những mơ ớc của Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn)... Ngòi bút của Nam Cao cứ hớng vào cái hằng ngày, cái vặt vãnh nhỏ nhoi đời sống của con ngời. Những xích mích vặt vãnh, những ghen tuông giận hờn, đố kị nhỏ nhen của Thứ, San, Oanh cũng phơi bày bằng hết trong cái không gian chật hẹp ở cái tr- ờng t ngoai ô Hà Nội, trong căn gác xép hoặc trong căn buồng thuê của ông Học. Có thể nói, dựng lên không gian nhà ở, căn phòng, nơi diễn ra những đói khát, ốm đau, bệnh tật cùng với biết bao nhiêu những cái hàng ngày vặt vãnh, tầm thờng, vô vị, Nam Cao đã phản ánh chân thực một cuộc sống tù đọng, ngột

ngạt đến mức không chịu nổi của xã hội Việt Nam đêm trớc Cách mạng tháng Tám.

Thế giới nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao thời kỳ trớc Cách mạng cũng mang tính chỉnh thể. Trong đó t tởng nghệ thuật thấm sâu vào từng yếu tố, chi phối mọi chi tiết. Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và không gian trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình. Không gian và thời gian nghệ thuật góp phần vào việc phản ánh hiện thực đa dạng, phong phú, có chiều sâu, đặc biệt là việc khai thác thế giới bên trong, thế giới tinh thần của các nhân vật.

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 46 - 50)