Những giọt nớc mắt trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 65 - 76)

Nam Cao xuất hiện vào chặng đờng cuối của trào lu văn học hiện thực phê phán (1940 - 1945), nhng những tác phẩm của ông đã đóng góp to lớn cho nền văn học nớc nhà. Bên cạnh thể loại truyên ngắn, Sống mòn là cuốn tiểu thuyết kết tinh một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất về cuộc sống bế tắc quẩn quanh nh bị ngng đọng của những con ngời “chết ngay trong lúc sống”. Có thể nói,

Sống mòn của Nam Cao đã thật sự trở thành tiếng khóc xót xa, ân hận về “cái chết của tâm hồn”, cái chết về tinh thần của cả một lớp ngời trong xã hội cũ. Cái chết ấy là biểu hiện cụ thể của tình trạng bế tắc không lối thoát của những ngời trí thức tiểu t sản, đồng thời phản ánh sâu sắc bầu không khí ngột ngạt của một xã hội đang han rỉ và kiệt quệ về tinh thần, đang bị đe dọa nghiêm trọng tr- ớc thảm họa của đói rét và chiến tranh.

So với các tiểu thuyết của dòng văn học hiện thực phê phán cùng thời,

Sống mòn là một tác phẩm khá đặc biệt. Ai đọc một lần sẽ khó mà nắm bắt đợc những ý tởng sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào thiên truyện này. Cảm giác đầu tiên là tác giả đa ta vào một bờ những chi tiết của cuộc sống hàng ngày với đủ hạng ngời. Từ mấy anh chị giáo khổ trờng t dạy học, ăn uống, ghen tức, kèn cựa nhau đến cảnh một khu nhà lá cho thuê ẩm thấp, nhếch nhác. Trong đó là nhịp sống nhàm chán, đơn điệu của gia đình ông Học - chủ nhà làm đậu phụ; là cảnh sống cam chịu, nhẫn nhục của ba mẹ con ngời đàn bà thuê nhà có ông chồng làm viên chức đi chiếc xe đạp bóng loáng; là cái bóng lầm lũi của u em mà mỗi đêm không biết làm gì cho hết, ngồi miệt mài bên ngọn đèn dầu tù mù để vá hàng đống quần áo rách; là ngời đàn bà nhẹ dạ, nông nổi làm vợ hờ của một thoáng chốc rồi cao chạy xa bay, dang dở cả một đời con gái. Xa hơn ngoài kia là xã hội máy nớc với số phận những ngời chịu cảnh “cơm thầy cơm cô”. Những con ngời làm thuê làm mớn để kiếm miếng ăn cho qua ngày. ở đó những mối tình bình dị, mộc mạc đợc hình thành. ở đó có những bà cụ già bảy mơi tuổi còn phải đi xe cát kiếm tiền nuôi thân. Giữa cái phố ngoại ô nhem nhuốc, lổn nhổn đủ hạng ngời nghèo khổ ấy lại mọc lên cái dinh thự kỳ quái

của cụ Hải Nam kín cổng cao tờng. Trong cái thành quách kiên cố và biệt lập ấy nhởn nhơ lũ con gái dậy thì và ông chủ, gã thầu khoán đã già mái tóc mây, kính trắng tìm thú vui hàng ngày ở mấy chậu cảnh trong vờn, mấy cô hầu non.

Rời cái xứ ngoại ô này hơn trăm km là xứ nhà quê, làng Vũ Đại - quê h- ơng của Thứ. Nơi đây cũng là kiếp sống của bao lớp ngời nhục nhã, quay quắt. Đó là bà ngoại Thứ gần xuông lỗ nhng suốt cả cuộc đời cha bao giờ đợc biết đến sự sung sớng, cha bao giờ phải thôi lo nghĩ đến trăm thứ chuyện trên đời. Nơi đây những ngời đàn bà nh mẹ Thứ lăn lộn kiếm tiền, nuôi lũ con đói rét, thất học, ngơ ngác và buồn rầu. Và những ngời phụ nữ trẻ hơn nh vợ Thứ, vợ San quanh năm chịu cảnh làm dâu mà chẳng đợc gần chồng, sống nuôi con trong cái nhìn xét nét của những bà mẹ chồng khó tính, lắm điều cô quạnh, thầm lặng với những nỗi buồn khổ của mình. Sau lũy tre làng đó là nạn trộm c- ớp, cờ bạc mất mùa, thiên tai, hạn hán... hàng ngày đe dọa con ngời, khuấy động cái không gian tù đọng, yên tĩnh. Và nổi lên là cha con Bá Kiến, Lý Cờng - những thế lực cờng hào nh những bóng ma không nguôi ám ảnh số phận dân lành.

Tiểu thuyết Sống mòn là một bức tranh chân thực, có tầm khái quát sâu sắc cả một xã hội đang ngột ngạt trong bầu không khí chết mòn, cả một thế giới nhân vật đang ngắc ngoải trong một tình trạng sống mòn không lối thoát. ở

đây, mỗi khung cảnh là một môi trờng của sự sống mòn, mỗi nhân vật là một kiểu chết mòn thảm hại. Trong thế giới nhân vật buông xuôi theo lối sống mòn thảm hại ấy nổi bật lên hình ảnh Thứ - nhân vật trung tâm của tác phẩm - một điển hình có ý nghĩa khái quát sâu sắc nhất của bi kịch chết mòn, ngời luôn có ý thức vùng vẫy thoát ra khỏi tình trạng thê thảm ấy mà vẫn không sao thoát đ- ợc. Thứ đã phải đổ không ít những giọt nớc mắt, đã khóc cho cái chết của chính tâm hồn mình.

Chẳng hạn ở chơng V. Mở đầu là cảm giác th thái thoải mái của Thứ vào một chiều thứ bảy. Thứ không phải dạy học ngày hôm sau, Thứ không phải

trông thấy bộ mặt cau có, những lời gắt gỏng của Oanh - ngời bạn đồng sự cầu lợi, chắt bóp và lắm mồm. San đi học. Thứ đem ghế ra ngoài hè ngồi nói chuyện với Mô. Mô là một ngời sống cam chịu thân phận tôi tớ, một đầu óc hết sức thiết thực, hoàn toàn không có chỗ cho sự viển vông, yêu ai, lấy ai, Mô tính toán rất thiết thực. Ban đầu câu chuyện của Thứ và Mô xoay quanh cái tính keo kiệt của Oanh, chuyện Mô vay tiền Oanh để lấy vợ. Từ đó trở đi tác giả dành tới mời trong số 40 trang sách của toàn chơng để kể về mối tình của Mô với vợ nó là Hà - một cô gái trong cái quần thể những ngời lao động nghèo khổ. Cái mối tình của hai con ngời lam lũ ấy đợc Nam Cao miêu tả một cách tỉ mỉ từ cái nhìn đầu tiên rồi sự phải lòng, đến những buổi hẹn hò... Không dừng lại ở đó, tác giả còn miêu tả một cách chi tiết những day dứt của Mô, nỗi đau khổ của Hà trớc nguy cơ mối tình không thành vì những thiên kiến cổ truyền trói buộc. Mô đi xem bói đợc biết số nó sát vợ, đành từ chối vì sợ nhỡ lấy Hà thì Hà chết, nhà một mẹ một con không ai trông nom bà cụ. Lúc đó Hà “rng rức khóc“, oán giận. Mô không chịu đợc tiếng khóc sụt sịt của Hà nên xua Hà về để mai nó xuống nhà. Hà còn dùng dằng cha nỡ đi thì có tiếng léo xéo gắt gỏng của bà mẹ bắt con gái phải về. Đến đây tác giả dừng lại đặc tả tiếng nói của bà cụ già qua cảm nhận của Thứ: “Tiếng nói run run và nh thiếu sức. Giọng tuy gắt gỏng mà không vang lên đợc. Nó cứ âm âm trong lồng ngực, dờng nh cái ngực yếu ớt quá, óp ép quá, chỉ đẩy ra đợc một luồng hơi yếu ớt... cái thứ tiếng già nua ấy, trong đêm khuya vắng lặng, có một vẻ gì buồn lắm. Thứ đã lặng cả ngời đi nh thấy có một nỗi cô đơn đang rót vào lòng. Tiếng guốc của bà già vang lên và nhỏ đi dần. Thứ hình dung ra bóng một ngời con gái bớc chân nặng trĩu, vừa đi vừa lau nớc mắt, lủi thủi theo sau. Sao mà buồn thế! ...” [9, 115].

Xen vào đây tác giả còn miêu tả tâm trạng của Thứ trớc mối tình “có cũng nh không” với cô T “áo tím” mắt đen, mời sáu tuổi, xinh đẹp, tóc buông lởi thờng đứng chờ xe trớc cổng trờng. Hình ảnh của T nó cứ ám ảnh anh, song mỗi lần Thứ tự nhìn lại mình nào nghèo, nào già, không đẹp trai, không danh

giá và y phải mặc những quần áo rẻ tiền đã bạc màu, tơng lai có thể đóng cửa tr- ớc mắt y. Lúc đó Thứ cảm thấy rất buồn “và nhiều khi nớc mắt y rỉ ra lúc nào, y cũng không hay nữa“ [9, 117].

Trong Sống mòn Thứ là nhân vật thờng xuyên sám hối vì những hành vi thiếu nhân bản, thiếu lòng yêu thơng con ngời của mình. Bản tính Thứ là con ngời giàu lòng yêu thơng với những ngời ruột thịt và ngời chung quanh. Thứ th- ơng bà, thơng mẹ, thơng vợ con và lũ em thất học, đói rét. Thứ đã từng chứng kiến cảnh mẹ mình, các em mình đói khát, trong khi mình vẫn có riêng một phần cơm trắng với thức ăn ngon. Thứ cảm thấy đau xót vì sự bất bình đẳng đó. Nhng mẹ anh, em anh lại không bao giờ dám thay đổi lệ cũ ấy. Trong khung cảnh đó, Thứ ngồi ăn mà nuốt không trôi, miếng ăn chan ngầm nớc mắt tủi hổ: “Nhng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nớc mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên

khóc...“ [9, 143]. Bởi thế thờng sau mỗi cử chỉ hào phóng với Mô, sau một sự tiêu sài phung phí nh ăn một bữa chả bánh đa, đi xem một buổi chớp bóng ban ngày Thứ lại thấy mình có lỗi khi nh trớc mắt hiện lên cả một đoàn ngời nhếch nhác, đói rách. Tình thơng đó khiến cho Thứ lại tự giằn vặt, day dứt, lại sa vào những lo lắng tởng nh tủn mủn, vô nghĩa nhng lại hết sức lớn lao đối với cuộc sống hiện tại. Là con ngời ý thức, nỗi sám hối đó còn thờng xuyên trở về trong Thứ khi nhận thấy mình có hành động bất nhân với ngời xung quanh, khi thấy nhân cách mình thấp kém. Sống gần Oanh - ngời đồng sự keo kiệt, tính toán chi li, đã có lúc Thứ hùn vào với San để trả thù Oanh: Tráng lại đĩa thức ăn, ăn từng xâu bánh trng để trọc tức Oanh. Nhng đến buổi chiều Thứ thực sự ân hận, thấy trong cử chỉ của mình “tàn nhẫn”, “thô tục”, “đê tiện” mà thiếu độ lợng. Cảm giác này bám theo cả khi lên lớp khiến cho Thứ cảm thấy ánh mắt học trò nhìn mình cũng bớt trong trẻo đi không đợc nh mọi ngày. Thế rồi “y lấy làm nhục cho y lắm. Cả buổi chiều hôm ấy y luẩn quẩn với những ý nghĩ về nhân cách của y”.

Nam Cao yêu cầu cao về con ngời nhng không thần thánh hóa con ngời. Ông nhận thấy con ngời cũng dễ đánh mất mình để làm nô lệ cho quỷ dữ. Yêu thơng đồng loại là một phẩm chất để con ngời coi nh còn sống, nhng để giữ đợc phẩm chất đó con ngời phải biết đấu tranh để vợt qua những hèn kém của bản thân mình. Trong quan hệ với Đích, Thứ là con ngời nh vậy. Càng ngày Thứ càng nhận thấy mình làm công cho Đích và Oanh một cách rẻ mạt, sau bao đắn đo, Thứ quyết định viết th cho Đích để trách móc. Nhng viết rồi lại xé, không dám gửi. Rồi trấn an tinh thần, lại viết và gửi ngay để khỏi thay đổi quyết định. Gửi đi rồi để sau đó là ân hận tự giày vò mình. Hay khi Đích gửi th về cho Thứ nhờ một việc riêng có liên quan đến Oanh. Cả Thứ và San đều thấy nếu chơi ác với Đích thì họ sẽ có cơ hội đợc cái trờng. Nhng cả hai đều thấy “chẳng khi nào họ hèn đến nỗi dám dùng cái lối vừa bàn”.

Sự vận động tâm lý của Thứ đợc hiện ra nh những vòng sóng mà nguyên cớ là từ những lá th của Đích. Thứ bồi hồi nhớ lại kỷ niệm thời học trò của Thứ và Đích đã có, với cảm giác khó chịu cứ đeo đuổi cho đến bây giờ, Đích đã làm Thứ phải khóc rất nhiều lần. Và họ vẫn luôn xa lạ với nhau. Trở về hiện tại là tâm trạng băn khoăn tự vấn của Thứ, chuyển từ bồi hồi, rồi bình tĩnh sang mừng, ngại, sau đó là buồn rầu. Bởi vì Thứ một mặt mong Đích qua đợc bạo bệnh trở về trờng cũ với mình, mặt khác lại muốn Đích chết bệnh, để không phải gặp Đích để cho khỏi ngợng vì những điều Thứ đã xử sự không phải với Đích, cũng là để Thứ đợc yên thân. Sau khi đọc th của Đích, Thứ thơng bạn nh- ng không thể khóc đợc, cho dù biết là cái chết đang gần kề với bạn. Và lúc đó:

Trên mắt y,

một chút nớc mắt bỗng ứa ra. Trơ trơ trớc cái chết của ngời

thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình...“ [9, 293]. Ngời đọc có thể nhận thấy rõ quá trình xâm chiếm của cái chết trong tâm hồn, nhân cách của nhân vật. Thứ đã phải nhỏ những giọt nớc mắt khóc cho mình, cho sự cằn cỗi, ích kỷ, đồi bại, khốn nạn của lòng mình. Qua tiếng khóc ấy, là đỉnh cao, cũng là

kết thúc của những tâm trạng cá nhân của Thứ - một sự tự phán xét mình dới ánh sáng của lơng tâm và tình ngời.

Nam Cao cho rằng con ngời khi đã tàn nhẫn ích kỷ, độc ác với đồng loại là con ngời đã chết cái chết về tâm hồn, sự tha hóa về nhân tính. Cái chết này mới thật là đáng sợ. Nó đa con ngời xuống ngang hàng loài vật. Nó tớc đi cái danh hiệu cao quý, đẹp đẽ của con ngời.

Trong Sống mòn, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi nớc mắt. Với Nam Cao, nớc mắt là biểu tợng của tình thơng. Nhân vật Thứ có không ít tật xấu và lỗi lầm, y hay bị hối hận dày vò và thờng khóc vì hối hận. Đó là những giọt nớc mắt của ngời chồng vì sự hiểu lầm mà đánh mắng vợ. Ngay sau lúc tát vợ xong, nỗi tức giận đã đợc trút ra rồi, thứ nghĩ rằng Liên có thể bị oan uổng lắm “và ngay lúc ấy, giữa lúc nghiến răng và khóc lóc, Thứ đã biết rằng y không thể bỏ Liên” [9, 306]. Đã có lúc Thứ nghĩ đến cách sống tự do một mình, cốt kiếm đủ cho một mình ăn. Thời gian còn lại thì đọc sách, chơi bời, du lịch, hoạt động cho một công cuộc xã hội mà mình thích và không phải bận tâm đến gia đình. Nhng khi tởng tợng ra nỗi khổ mà Liên phải gánh chịu thì “nớc mắt Thứ chảy ra ớt đẫm mi mắt. Đứa con khóc thét lên. Không biết làm thế nào

cho con lặng, lại thấy Liên vẫn nằm im, Thứ lại càng nhiều nớc mắt chảy ra

hơn. Y gần bật lên tiếng khóc...“ [9, 308]. Thứ cảm thấy cuộc sống thật phũ phàng và mọi cái đều nhỏ, đều không đáng kể. Con ngời phải đợc thơng xót, an ủi và ngay sau đó Thứ đã nắm lấy tay vợ, y kéo mạnh Liên vào ngực và vỗ nhẹ vào lng Liên để an ủi, vỗ về. Họ đã làm lành nhng những giọt nớc mắt của đôi vợ chồng trẻ nó cứ ám ảnh mãi tâm trí ngòi đọc: “Thứ ôm lấy Liên gục mặt vào gáy Liên mà khóc. Liên lại quay lại. Đôi mặt sát nhau. Thứ thấy mặt Liên áp vào má y cũng đầm đìa nớc mắt” [9, 311].

Điều đáng chú ý là trong khi miêu tả rất chân thực tình trạng con ngời bị đẩy vào chỗ phải tàn nhẫn, Nam Cao vẫn dứt khoát lên án cái ác, bảo vệ tình th- ơng. Nếu đơng thời, không ít cây bút gọi là “tả chân”, là “xã hội”, đã đồng tình,

biện hộ và đề cao những nhân vật vứt bỏ lơng tâm, vứt tình thơng yêu đồng loại, tự cho phép làm điều ác nhân danh sự trả thù xã hội bất công tàn bạo, thì Nam Cao trớc sau không bao giờ chấp nhận cái ác. Nhân vật của ông dù lâm vào tình thế bi kịch bế tắc, vẫn vật vã quằn quại cố vơn lên lẽ sống nhân đạo.

Chìm sâu vào đêm tối, vào cái “nửa đêm” tiền Cách mạng đó, chung quanh Thứ bao nhiêu ngời đã chết. Đó là những ngời lao động ở làng quê anh, ở ngoại ô - nơi cái trờng t anh dạy thuê. Còn số phận của những ngời nh anh? Thứ đã chứng kiến cái chết vật vã của Đích, bạn thân của anh, ngời chủ cái trờng. Thứ cũng đã có lúc nghĩ đến cái chết thực của mình, ngoài cái chết mòn về tinh thần. Ghiđơ Môpatxăng cho thấy cái chết vì cảnh sống quá mòn lặp lại, buồn

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w