Con ngời trong sáng tác Nam Cao thời kỳ trớc Cách mạng

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 38 - 45)

Với bút pháp hiện thực sâu sắc, Nam Cao đã đi vào miêu tả thế giới con ngời với những cảnh nghèo đói khốn cùng của ngời nông dân cũng nh ngời trí thức tiểu t sản trớc cách mạng. Con ngời trong tác phẩm của Nam Cao hiện lên với nhiều vẻ khác nhau, đa dạng, sinh động. Đặc biệt tác giả đã khắc họa đợc

hình ảnh các nhân vật từ ngoại hình đến tâm hồn mà nét chung nhất vẫn là để khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con ngời.

Vào những năm ba mơi trở đi, xã hội Việt Nam có những biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa... Vì vậy nhiều giá trị truyền thống dân tộc đang đứng trớc sự lựa chọn mất còn. Sự xâm nhập của một cơ cấu kinh tế xã hội mới ít nhiều mang màu sắc hiện đại t sản Phơng Tây đã tác động mạnh mẽ làm biến chuyển nhiều cuộc đời, nhiều số phận c dân nông nghiệp. Trong đó vấn đề con ngời bị xúc phạm về nhân phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lu manh hóa là một hiện tợng có tính quy luật phổ quát.

Viết về đề tài ngời nông dân, một điều dễ nhận thấy ở Nam Cao là nỗi băn khoăn day dứt của ông về vấn đề nhân phẩm và thái độ khinh trọng đối với con ngời. Điều đó xuất phát từ một ý thức sâu sắc, một niềm khát khao cháy bỏng là con ngời đợc sống lơng thiện. Hơn ai hết, Nam Cao đã thấu hiểu một cách sâu sắc những nỗi khổ cực cay đắng của ngời nông dân trong xã hội cũ. Do đó, bên cạnh việc quan tâm đến những con ngời bị đè nén áp bức, những số phận hẩm hiu, bất hạnh, Nam Cao đặc biệt chú ý tới những ngời bị ngợc đãi, bị lăng nhục một cách bất công. Trong một số tác phẩm, Nam Cao đã trực diện đặt ra vấn đề này và ông luôn đứng ra bênh vực bảo vệ, minh oan cho những con ngời bị miệt thị, bị khinh bỉ, bị lăng nhục một cách đáng thơng.

Nhân vật Lộ trong truyện ngắn T cách mõ là một trờng hợp nh thế. Một con ngời hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ. Anh đợc quyền sống bình thờng nh những ngời khác. Nhng chỉ vì là một thằng mõ - hèn hạ, thấp kém trong con mắt đố kị, khinh ghét của những ngời xung quanh mà anh phải sống trong biết bao cay đắng, tủi nhục. Anh bị đồng loại đối xử thật tàn tệ: Bị gọi bằng thằng, không ai thèm bắt chuyện, không đợc ngồi ăn cùng mọi ngời... Và nh vậy họ đã cố tình coi anh không phải là một thành viên trong cộng đồng - không đợc coi là một con ngời.

Còn với bà lão trong Một bữa no chỉ vì quá đói, cùng đờng quẫn bách nên bà lão phải tính đến việc đi xin ăn. Ngòi bút Nam Cao cứ lặng lẽ phơi lên trang giấy cái mặt đời nhỏ nhoi mà từ đó hiện thực tàn khốc của cuộc sống hiện ra đậm nét hơn, nhng cũng chua xót hơn. Một bữa xin ăn đối với một bà lão khi đã già nua, không nơi nơng tựa thì thật chẳng có gì đáng nói. Cái day dứt lòng ngời ở đây là thái độ nhục mạ con ngời vì cái đói dồn đẩy đến cùng đờng. Bữa cơm mà bà lão đợc cho chẳng khác gì bữa ăn ngời ta cho một loài vật ăn vậy. Chúng ta từng chứng kiến nỗi khốn cùng của mẹ con chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố phải ăn cháo loãng, ăn cả rễ khoai... nhng họ vẫn còn đợc cọi là con ngời. Còn nhân vật bà lão, cái đói đã đẩy bà lão vào tình cảnh bị đối xử nh một con vật.

Cũng nh nhân vật Lộ (T cách mõ), bà cái Tý (Một bữa no), nhân vật Lang Rận trong Lang Rận góp phần biểu hiện rõ nét vấn đề đời sống mà nhà văn thể hiện - con ngời bị xúc phạm về nhân phẩm. Lang Rận - một con ngời khốn khổ: Mẹ chết từ ngày mới lẫm chẫm biết đi, lấy vợ thì vợ chê rồi bỏ, anh phải lang thang đó đây với đôi bồ thuốc, tìm một nỗi an ủi. Cuộc sống cơ cực nghèo khó, rách rới ấy cha thấm vào đâu so với những nỗi buồn mà anh nhận đ- ợc. Bởi cách đối xử của bà Cựu và cô Đính chủ nhà. Họ cấm đoán cả niềm vui nhỏ bé của con ngời khốn khổ tội nghiệp ấy là đợc ngồi với họ, nghe họ nói cời, đợc góp với họ vài câu nói. Đến cả sự chia sẻ, săn sóc ân cần của mụ Lợi cũng bị coi là dị thờng trớc sự ngạc nhiên, tò mò cao độ của bà chủ và cô chủ. Trong quan niệm của họ đó là thứ tình cảm chỉ dành cho ngời bình thờng chứ không bao giờ dành cho những kẻ nửa ngời, nửa ngợm nh ông Lang Rận và mụ Lợi. Họ “dò la, dình chực...” coi đó là một trò vui đùa, giải trí. Và cái kết thúc bi thảm xẩy ra - Lang Rận treo cổ tự tử.

Miêu tả cặn kẽ cuộc sống đáng thơng của những con ngời khốn khổ, Nam Cao đã bộc lộ tấm lòng của một con ngời đau đời và thơng đời da diết. Nam Cao yêu thơng những con ngời bị cuộc sống đày đọa, bị đẩy vào cảnh

khốn cùng không đạt đợc gì trong cuộc đời, không đủ điều kiện để phát huy những khả năng u việt của mình. Với ngòi bút sắc sảo và trái tim đầy yêu thơng của mình, Nam Cao đã nhìn thẳng vào hiện thực và phản ánh chân thực hiện thực. Từ những cái vặt vãnh trong đời sống hàng ngày, Nam Cao đã đặt ra vấn đề con ngời và quyền sống của con ngời. Cái bề ngoài nhếch nhác của Lang Rận, sự dở hơi của mụ Lợi (Lang Rận), sự đói nghèo cùng quẫn của bà cái Tý

(Một bữa no), của Lộ (T cách mõ), không thể là nguyên cớ để lăng nhục họ. Nh mọi ngời, họ có quyền đợc sống, đợc tôn trọng, có quyền yêu thơng, có quyền hạnh phúc. Ta thấy trong cái nhìn của Nam Cao dờng nh ở đời, tình th- ơng, lòng cảm thông và sự trân trọng nhân phẩm con ngời là điều quan trọng hơn tất cả. Đó là cái nhìn của một nhà văn hiện thực xuất sắc, đồng thời là một nhà nhân đạo lớn.

Tình trạng đen tối, đói nghèo, tù túng của xã hội Việt Nam trớc cách mạng là căn nguyên của sự hủy hoại nhân tính, biến chất tâm hồn và dẫn đến tình trạng tha hóa. Đề cập tới vấn đề này, dới cây bút của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng... đời sống của những ngời dân làng quê, lớp dân nghèo thành phố đọng lại chân thực, sinh động, qua đó tố cáo tội ác của chế độ xã hội cũ. Nam Cao cũng khai thác lại đề tài đó trên những cơn xoáy lốc mới của một thời kỳ lịch sử đen tối, nặng nề, kiếp sống con ngời đau khổ phũ phàng hơn.

Hoàn cảnh đã làm nảy sinh bao tấn bi kịch và những kiểu ngời mới lạ. Điển hình là con ngời bị đẩy vào tình trạng tha hóa với các mức độ khác nhau. Từ chỗ họ là nạn nhân của xã hội, họ dần trở thành những kẻ gây tội tình cho mọi ngời, cho dân làng và trớc hết cho gia đình mình. Miêu tả loại nhân vật này, Nam Cao dã thật khách quan lột tả chân xác những mẫu ngời đang tha hóa, biến chất. Đó là những kẻ say từ cơn này sang cơn khác, những kẻ thâu đêm châu bên canh bạc để rồi tan nát cửa nhà... Nam Cao đã dựng lên hàng loạt kiểu ngời này từ lúc chúng bắt đầu trợt dốc cho đến khi hoàn toàn h hỏng. Điều đó góp

phần chứng minh cho một quy luật khá phổ biến: Chế độ thực dân phong kiến dang xô đẩy hàng loạt những ngời nông dân đến chỗ kiệt quệ để rơi vào cảnh cùng đờng liều lĩnh. Trong cái xã hội ấy, con đờng dẫn đến tội lỗi luôn đợc mở rộng và thuận chiều. Và ngợc lại, chế độ thống trị luôn chặn đứng mọi con đờng trở lại lơng thiện của con ngời.

Hàng loạt các nhân vật nh: Thai (Làm tổ), bà cái Tý (Một bữa no), ngời cha - hắn (Trẻ con không đợc ăn thịt chó), bà ngoại Ngạn (Nhìn ngời ta sung s- ớng)... họ đều là những con ngời một đời lam lũ, quanh năm sớm tối gắn với mảnh đất đồng ruộng. T tởng tình cảm của họ bị giam hãm trong lũy tre làng muôn thuở. Họ cha bao giờ có một điều gì tính toán xa hơn, vợt ra khỏi cái làng của họ dù là mơ ớc. Nhân vật ngời cha trong Trẻ con không đợc ăn thịt chó chỉ suy nghĩ quẩn quanh đến bữa rợu có món “rợu mận” không làm sao mà ngóc đầu lên đợc và để cho sự thèm khát hủy hoại nhân tính con ngời. Anh cu Lộ chỉ vì để gia đình đỡ nghèo túng, để đối chọi với mọi ngời xung quanh, anh đã không thể không nghĩ đến một cái gì hơn là càng trâng tráo, càng tham lam, đê tiện để dân làng nhìn vào đó mà tức tối. Tóm lại, đó là những con ngời của t t- ởng làng xã, hoặc vì miếng ăn, hoặc vì sự ghen ghét, đố kị hay bị ghẻ lạnh mà cuộc đời họ bị xoáy vào cơn lốc của sự tha hóa.

Bằng cảm hứng phân tích, phê phán và bút pháp miêu tả độc đáo Nam Cao đã phát hiện ra một quá trình có tính quy luật của xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam những năm trớc 1945. Đó là quá trình con ngời bị tha hóa đến độ cao nhất của nó là lu manh hóa. Các hình tợng nhân vật Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức trong tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Thiên Lôi và Đức trong

Nửa đêm là những nhân vật nh thế. Sự biến đổi đó là một qúa trình có tính quy luật, nh một vòng luân hồi nghiệt ngã đối với số phận con ngời trong xã hội thực dân phong kiến. Chỉ trong một cái làng Vũ Đại nhỏ bé, hết Năm Thọ lại đến Binh Chức. Binh Chức chết đi lại nảy ra Chí Phèo. Kẻ sau dữ dằn hơn kẻ tr- ớc, biến dạng đến cái mức cuối cùng là ngời thành quỷ dữ. Chí Phèo chết đi,

Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng... Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ không xa nhà cửa vắng ngời qua lại” (Chí Phèo). Tình tiết nghệ thuật đầy ám ảnh ấy nh báo hiệu lại một vòng đời Chí Phèo xuất hiện, lại một quá trình ngời bị biến đổi thành quỷ dữ nữa tiếp diễn. Thằng Thiên lôi chết đi lại xuất hiện thế hệ con thằng Thiên lôi cũng giết ngời không ghê tay và mang theo cái nỗi ám ảnh truyền kiếp về thằng Thiên lôi “đâm lòi bụng vợ”.

Xây dựng những nhân vật tha hóa, lu manh hóa, tác phẩm của Nam Cao đã cất lên đợc một tiếng nói riêng. Ông không chỉ nhìn thấy sức mạnh của con ngời chống lại sự tha hóa, mà ở chiều sâu ý thức nghệ thuật, ông thấy con ngời là nạn nhân của hoàn cảnh. Đôi khi họ chỉ nh những cánh bèo lênh đênh trên mặt nớc, số phận cuộc đời, những suy t trăn trở của họ tiếc thay đã bị sợi dây vô hình của ngoại cảnh chi phối. Nam Cao đã phân tích, mổ xẻ đến độ thấu đáo triệt để của vấn đề tha hóa. Trong cái nhìn nghệ thuật của Nam Cao, sự tha hóa, lu manh hóa ấy là kết quả tất yếu của một hoàn cảnh lịch sử nhất định, và đồng thời nó lại là sản phẩm dĩ nhiên thuộc về phần con ngời trong con ngời.

Sáng tác của Nam Cao thể hiện sâu sắc thái độ trân trọng và đề cao con ngời. Ông luôn quan tâm tới vấn đề sống chết của con ngời. Với Nam Cao, sống là phải có tình yêu thơng đồng loại, phải có nhân cách, biết tự trọng, phải có lý tởng và có văn hóa cao. Còn một cuộc sống đời thừa, với ông đồng nghĩa với cuộc sống chết khi đang sống, sống mòn hoặc chết mòn.

Qua những nhân vật trí thức tâm huyết của mình, những Điền, những Hộ, những Thứ... Nam Cao thể hiện một niềm khao khát một lẽ sống, khao khát một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt có ích và có ý nghĩa. Truyện ngắn Đời thừa, nhân vật chính là Hộ - một văn sỹ nghèo với khát khao đợc sống mạnh mẽ, sâu sắc, vợt lên trên cái bằng phẳng tầm thờng của cuộc sống mòn mỏi, đơn điệu, vô vị.

Nhân vật Điền trong truyện ngắn Nớc mắt, coi tình thơng là lẽ sống đời mình. Anh có khát vọng sống với tấm lòng yêu thơng mọi ngời: “Hắn thơng vợ,

thơng con, thơng tất cả ngững ngời phải khổ đau. Lòng hắn tha thiết muốn vơn ra dể ấp ôm lấy mọi ngời”.

Hơn hai trăm trang tiểu thuyết Sống mòn là nỗi ám ảnh da diết một cuộc sống bế tắc quẩn quanh nh bị ngng đọng, là cuộc sống của những con ngời “chết ngay trong lúc sống”. Toàn bộ thế giới nhân vật trong đó là một nhân loại “sống mòn”. San, Oang hay Thứ, thằng Mô, ông Học, tất cả đều là những dạng “sống mòn”, chết mòn khác nhau mà thôi. Nhân vật mang ý nghĩa khái quát và sâu sắc nhất là Thứ. Cũng nh nhiều nhân vật trí thức tiểu t sản nghèo khác, Thứ cũng đã một thời náo nức với những mộng ớc cao xa. Nhng sau những va chạm với thực tế cuộc sống, Thứ từng bớc nhợng bộ và bắt đầu của tấn bi kịch “chết mòn” về tinh thần.

Viết về ngời trí thức tiểu t sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả. Ngòi bút của ông đã đi đến tận cùng những ngóc nghách trong tâm hồn và suy nghĩ của một lớp ngời, và qua lớp ngời đó thể hiện sự bế tắc cùng quẫn của một xã hội. Ngòi bút của Nam Cao đã xé toang lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài của con ngời tiểu t sản để đi vào những vấn đề thực chất bên trong. Ông không rơi vào lối tô vẽ, thi vị hóa họ nh một số nhà văn lãng mạn đ- ơng thời, cũng không cực đoan, phiến diện nh Vũ Trọng Phụng. Với quan niệm rất riêng của mình về ngời trí thức tiểu t sản nghèo trong cuộc sống đen tối ngột ngạt đó, Nam Cao đã xây dựng nên những con ngời với biết bao lý tởng, hoài bão tốt đẹp nhng bị chật vật điêu đứng, tầm thờng đi bởi miếng cơm manh áo. ở

đó, dới cái vẻ bề ngoài bất công, gần nh là dậm chân tại chỗ. Nhân vật của Nam Cao sống, hành động dằn vặt, lo âu quằn quại trong bế tắc và tuyệt vọng. Thực tế cứ bào mòn dần đi những lý tởng trong sáng buổi đầu.

Nh vậy, với tầm khái quát cao độ và cách nhìn hiện thực sâu sắc, con ng- ời trong sáng tác Nam Cao thời kỳ trớc Cách mạng là con ngời “tha hóa”, con ngời “sống mòn”. Từ những ngời nông dân sống quẩn quanh bế tắc trong “kiếp lầm than” đến những ngời trí thức mòn mỏi trong kiếp “đời thừa”, tất cả tạo nên

một quan niệm độc đáo, chua chát và vô cùng đau đớn của Nam Cao, thể hiện sâu sắc bản chất của một chế độ xã hội bất công, luôn đầy đọa và giam hãm con ngời trong nghèo đói, hủy hoại cuộc sống bình thờng cùng với những ớc mơ chân chính của con ngời.

Chơng 2

Những giọt nớc mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác Nam Cao thời kỳ trớc cách mạng

Một phần của tài liệu Nước mắt trong thế giới nghệ thuật của sáng tác nam cao thời kỳ trước cách mạng (Trang 38 - 45)