0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Giọt nớc mắt là “giọt châu của loài ngời“

Một phần của tài liệu NƯỚC MẮT TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA SÁNG TÁC NAM CAO THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG (Trang 79 -83 )

So với các cây bút cùng trào lu nh Nguyễn Công hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... thì Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực phê phán (1930 - 1945) có ý thức nhất quán về quan điểm nghệ thuật của mình. Nhng quan điểm đó ít khi đợc phát biểu trực tiếp dới dạng lý luận và thờng đợc bộc lộ qua những sáng tác và hình tợng nghệ thuật của ông. Chính quan điểm nghệ thuật đó đã chi phối rất nhiều đến việc xây dựng biểu tợng nớc mắt trong sáng tác của Nam Cao thời kỳ trớc Cách mạng.

Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ tấm lòng của một con ngời đau đời và thơng đời da diết. Nam Cao yêu thơng những con ngời bị cuộc sống đầy đọa. Xã hội cũ đã làm cho ông đau xót khi mà đa số những nhân vật của ông bị đẩy vào cảnh khốn cùng, không đạt đợc gì trong cuộc đời, không có đủ điều kiện để phát huy những khả năng của mình. Khi xây dựng biểu tợng nớc mắt, Nam Cao luôn ý thức giọt nớc mắt “là giọt châu của loài ngời”, là biểu hiện của tình thơng yêu con ngời.

Truyện ngắn Nửa đêm thể hiện sâu sắc và đầy ám ảnh xung đột giữa con ngời với môi trờng xung quanh. Số phận của Đức, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đã phải mang một cái tội lỗi là con của một thằng bố giết ngời và một ngời mẹ theo trai. Cả một bầu không khí đầy những ghẻ lạnh, khinh bỉ, hắt hủi vây quanh thằng Đức. Cả những ngời mẹ thừa sữa cũng hắt hủi Đức không cho sữa, có kẻ thơng hại “cho sữa rồi vội vàng lau rửa vú cho thật kỹ càng sạch sẽ”. Đến khi lớn lên, Đức mon men chơi với bọn trẻ con cùng xóm cũng bị nó lảng dần. Chúng vào hùa với nhau bêu riếu, nhục mạ Đức. Vậy là, sống trong môi tr- ờng thù địch ấy, thằng Đức từ một đứa bé “múp míp, nhẵn nhụi, khau kháu...” hiền nh đất, hiền nh con nhà thiếu ăn trở thành một kẻ “lặng lẽ, ngờ nghệch, ngơ ngác”. Trong quan niệm của Nam Cao, con ngời cần thiết sự cảm thông, tình yêu thơng biết nhờng nào. Cho nên khi gặp sự cảm thông của Nhi - một ng- ời con gái xấu xí nhng biết nhìn nhận Đức nh một con ngời, Cái linh hồn nhỏ nhoi, tội nghiệp của Đức vụt biến đổi. Đức bỗng trở nên khác hẳn, nhanh nhẹn hẳn lên, hay tủm tỉm cời, hay trò chuyện, biết lo xa tính toán. Nhng mối tình của hai kẻ khốn khổ ấy không sao chọi lại nổi những định kiến nghiệt ngã của dân làng. Cái Nhi bị vợ chồng ông Cửu Hòa nhục mạ, đánh đập tàn tệ, gọt đầu bôi vôi đuổi đi. Trong cơn uất ức và tuyệt vọng, Đức đập phá lung tung rồi bỏ làng đi Sài Gòn, nơi hội tụ của “trai tứ chiếng, gái giang hồ”, nơi mà “bọn cố cùng đêm máu của mình ra để mà tranh sống”. Chính cái môi trờng sống ấy đã nhào nặn Đức, từ một con ngời vốn hiền lành, nhút nhát thành một tay du côn thực sự. Đức trở thành một kẻ tha hóa, thành một thằng du côn, một tên giết ng- ời dẫu trong tâm hồn đen tối của hắn vẫn cha chết hẳn những rung động của tấm lòng hiếu thảo với ngời bà tội nghiệp đã biết bao vất vả, cay đắng, tủi nhục nuôi dỡng hắn từ tấm bé. Nam Cao đã làm rõ hơn bao giờ hết sức mạnh của môi trờng độc ác đối với con ngời. Con ngời trở thành nạn nhân của những thành kiến, định kiến tồi tệ, độc ác.

Trong Nửa đêm, Nam Cao đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng và thể hiện biểu tợng nớc mắt. Trong quan niệm của ông giọt nớc mắt là “giọt châu của loài ngời”, nớc mắt là biểu hiện của tình thơng. Trong truyện ngắn này tác giả chỉ miêu tả trong vòng 40 trang sách nhng có rất nhiều tiếng khóc. Ban đầu là tiếng khóc của ngời mẹ và ngời vợ khi Trơng Rự chết đi: “Ông Thiên lôi đã chết! Ngời mẹ nuôi vẫn mong cho hắn chết, bây giờ muốn khóc và khóc thật. Có ai hiểu đợc cái nớc mắt của loài ngời! Vợ kế đã run sợ và lấy nó, đã nguyền rủa nó, bây giờ cũng khóc. Chao ôi! Những giọt châu của loài ngời” [8, 371]. Đó là tiếng khóc xót xa, đau đớn của ngời mẹ với đứa con mang nhiều tội lỗi mà đã có lúc bà thầm mong cho nó chết đi. Tiếp đó là tiếng khóc của Đức khi bị bọn trẻ trong làng bêu riếu, nhục mạ. Lúc đó: “Vừa thấy bà, nó ôm lấy bà mà khóc. Lần đầu tiên hắn ôm lấy bà mà khóc“ [8, 376]. Bên cạnh nớc mắt của Đức, bà Quản Thích, Nhi còn có nớc mắt của ngời vợ Đức. Tiếng khóc của thị đợc Nam Cao miêu tả rất nhiều lần trong tác phẩm. Tiếng khóc của thị thật xót xa, vừa khóc vừa cời, tiếng khóc ẩn cả trong nụ cời: “Con vợ vừa khóc, vừa rên rỉ, vừa đi về buồng. Tra hôm ấy nó nhịn cơm. Đức cứ thấy nó nằm úp

mặt vào tờng mà khóc lóc... Trời ôi! tiếng cời sằng sặc, nức nở nh tiếng khóc, tiếng cời của một kẻ hóa điên” [8, 397]. Nửa đêm có rất nhiều tiếng khóc từ nỗi đau của nhân vật. Nhng mỗi khi tiếng khóc đó đợc cất lên thì nó mang một âm thanh, kiểu cách khác nhau. Nhng chung quy lại, tất cả những giọt nớc mắt ấy đều là giọt châu của loài ngời, biểu hiện của tình thơng.

Chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao không chỉ thể hiện ở lòng cảm thông, xót thơng cho những ngời nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, mà còn ở những trăn trở, dằn vặt khôn nguôi trớc cuộc sống vô nghĩa, bế tắc. Một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng đặt con ngời ở trung tâm cuộc sống, buồn cho con ngời mà vẫn tin ở con ngời, tin ở bản tính tốt đẹp lành mạnh của con ngời, nó đòi hỏi con ngời không đợc thụ động, buông xuôi, mà phải tích cực, chủ động, có ý thức trách nhiệm về cuộc sống của mình.

Tiếng khóc cũng xuất hiện rất nhiều lần trong các truyện ngắn viết về đề tài ngời nông dân nh: Chí Phèo, Lão Hạc, Trẻ con không đợc ăn thịt chó, Nghèo, Một đám cới, Từ ngày mẹ chết, Một bữa no, Dì Hảo... Chí phèo thì

“ôm mặt khóc rng rức“ vì lần đầu tiên hắn đợc Thị Nở đối xử nh một con ng- ời và hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành của Thị Nở. Lão Hạc đã khóc vì chót đánh lừa một con chó, vì thơng con trai của mình. Đó là tiếng khóc của một ngời cha rất đỗi thơng con. Anh Đĩ Chuột khóc, đó là tiếng khóc của một con ngời phải sống trong cái đói, nghèo khổ với bao uất hận trong lòng. Cuối cùng anh phải treo cổ tự tử để vợ con khỏi phải lo thuốc thang cho anh. ở cuối truyện, Nam Cao đã miêu tả những giọt nớc mắt của anh Đĩ Chuột trớc khi chết: “Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng ngời lên, chui đầu vào tròng, cái thừng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một tiếng” [8, 23]. Bên cạnh đó còn có tiếng khóc của ngời mẹ, ngời con trong Trẻ con không đợc ăn thịt chó. Đó là tiếng khóc òa của đứa con nh ngời giãy chết, tay cào xé mẹ vì ngời cha ở đây không khác chi loài cầm thú, ăn hết phần con. Những đứa con không thể tợng tợng nổi, chúng ngã ngửa ngời ra khi bất ngờ thấy “trong mâm chỉ còn bát không”. Cuối cùng thì: “Thằng cu con khóc òa lên. Nó lăn ra,

chân đạp nh một ngời giãy chết, tay cào xé mẹ. Ngời mẹ đỏ mũi lên và méo xệch đi, rng rng khóc. Cái gái và cu nhỡ cũng khóc theo” [8, 152]. Đó là tiếng khóc của bà cái Tý (Một bữa no) khi bị hành hạ, giày vò trong cảnh đói quay đói quắt. Cái đói cứ dồn đẩy bà lão từng ngày “bà hờ thê thảm lắm, bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nớc mắt. Đến gần sáng bà không

còn sức khóc nữa“ [8, 267]. Đó còn là tiếng khóc của dì Hảo phải trực tiếp chịu đựng những bất công của lối sống vô lý và tàn nhẫn trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Trớc mọi đau khổ “dì Hảo chẳng nói gì, dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc, nhng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc nh ngời ta thổ. Dì thổ ra nớc mắt” [8, 410]. Tiếng khóc

của anh Phúc (Điếu văn) cũng thật đau đớn xót xa và “nớc mắt anh ứa ra đầy mắt...”. Anh khóc vì anh biết mình không còn sống nữa, anh tiếc đời, tiếc vợ, chút tình thơng không biết thành thực hay giả trá của ngời vợ đã làm anh sống lại. Lúc chết anh chỉ thèm một bát chè đỗ đen, thế mà cũng không đợc toại nguyện, để cái chết cứ mang theo hơi hớng của cái đói.

Nam Cao nhìn đâu cũng thấy cái chết, nhìn đâu cũng thấy cái đói và nớc mắt. Cái chết trong cảm nhận của ông thật thảm khốc và tàn bạo. Nó có khả năng hủy diệt mọi giá trị tốt đẹp nhất của sự sống. Từ mỗi trang văn, mỗi hình tợng của Nam Cao ẩn hiện một nỗi lo lắng của nhà văn trớc sức hủy diệt của cái chết. Từng số phận, từng cuộc đời đã đợc nhà văn kể lại bằng tài năng và nớc mắt. Các nhân vật của ông phải khóc rất nhiều nh: Anh Đĩ Chuột (Nghèo), Lão Hạc (Lão Hạc), bà cụ (Một bữa no), Dì Hảo (Dì Hảo), Phúc (Điếu văn)... những giọt nớc mắt ấy là giọt châu của loài ngời.

Những giọt nớc mắt trong sáng tác của Nam Cao thời kỳ trớc Cách mạng tháng Tám đã đợc xây dựng thành biểu tợng nghệ thuật: Giọt nớc mắt là “giọt châu của loài ngời”, giọt nớc mắt là biểu hiện của tình thơng. Biểu tợng đó đợc thể hiện rất rõ trong toàn bộ sáng tác về đề tài nông dân của nhà văn Nam Cao. Nam Cao đã vợt qua thành kiến bề ngoài để thấy đợc bản chất đích thực của ng- ời nông dân. Có thể nói, những nhân vật với những phẩm chất cao quý tốt đẹp ấy nh những đốm sáng hiện lên trong các bức tranh nông thôn của Nam Cao. Một nông thôn nghèo đói xơ xác mà biết bao ân tình ơn nghĩa.

Một phần của tài liệu NƯỚC MẮT TRONG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA SÁNG TÁC NAM CAO THỜI KỲ TRƯỚC CÁCH MẠNG (Trang 79 -83 )

×