Với Tự lực văn đoàn

Một phần của tài liệu Phan cự đệ và phê bình mác xít (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.2 Với Tự lực văn đoàn

Phan Cự Đệ cũng là một chuyên gia về Tự lực văn đoàn. Trong công trình nghiên cứu này, Phan Cự Đệ đánh giá Tự lực văn đoàn trên cả hai phơng diện con ngời và văn chơng, mối quan hệ giữa con ngời và văn chơng. Trong sự phân tích đó, ông chỉ ra những hoạt động trong cuộc đời của nhà văn, t tởng của nhà văn sẽ quyết định những sáng tác của họ. Ông đánh giá Nhất Linh “sự sa sút về phẩm chất chính trị đã làm hại sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh”.

Cũng nh phong trào Thơ mới, Phan Cự Đệ cho rằng: Tự lực văn đoàn là tiếng nói của tầng lớp t sản dân tộc và tiểu t sản thành thị ra đời trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và thoái trào cách mạng nên giàu

tinh thần dân tộc; Nhng đã thoát ly cuộc đấu tranh chính trị chống đế quốc, do đó, tinh thần dân tộc ấy chỉ là tinh thần dân tộc cải lơng t sản. Mặt khác, Phan Cự Đệ lại tiếp tục đánh gá Tự lực văn đoàn giữa trên những thành quả về tiểu thuyết cụ thể là tiểu thuyết lãng mạn mà ông đã tổng kết trớc đó trong “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”.

Theo đó, ông cho rằng: Về mặt phơng diện mĩ học, Tự lực văn đoàn thuộc quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và vào những năm 1939, 1940, Tự lực văn đoàn tiến sát đến chủ nghĩa duy tâm siêu hình, chủ nghĩa duy tâm cực đoan. Đây là đặc điểm quy định những đặc trng thẩm mĩ cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn cũng nh của Tự lực văn đoàn.

Mặt khác, Phan Cự Đệ cũng thấy sự phức tạp, nhiều khuynh hớng của Tự lực văn đoàn. Nó phát triển qua nhiều thời kỳ. ở thời kì thứ nhất (1932 - 1936), có nhiều tiểu thuyết lãng mạn tiến bộ chống lại lễ giáo phong kiến, chống đại gia đình phong kiến, đấu tranh cho quyền sống của cá nhân. Bớc sang thời kì thứ hai (1936 - 1939), những yếu tố tích cực và tiến bộ trên vẫn chiếm u thế, tuy nhiên, nó đã xuất hiện những khuynh hớng khác nh khuynh hớng nghiêng về bình dân với sự đồng cảm chân thành, khuynh hớng lí tởng hình ảnh ngời chinh phu và trên báo ngày nay đã xuất hiện khuynh hớng cơ hội và cải lơng chủ nghĩa. ở

thời kỳ thứ ba (khoảng cuối năm 1939 và kết thúc khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ), thời kì Tự lực văn đoàn xuống dốc với những tác phẩm với những tác phẩm mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa nh: “Bớm trắng”, “Đẹp”, ”Thanh Đức”,…Những tiểu thuyết của Khái Hng, Nhất Linh giai đoạn này vợt xa khuôn khổ của chủ nghĩa lãng mạn và bắt đầu rơi vào khuynh hớng suy đồi. Chủ nghĩa lãng mạn quay lng lại với hiện thực và tìm một lối thoát trong tình yêu, tôn giáo, giang hồ, trong mộng tởng…

Từ những đánh giá ấy, ông đi đến khẳng định những đóng góp và hạn chế của Tự lực văn đoàn trong việc xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại.

Trớc hết Phan Cự Đệ cho rằng, Tự lực văn đoàn có những đổi mới trong quan niệm xã hội nh: Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, Tự lực văn đoàn đề cao con ngời cá nhân. Trong phạm trù ý thức hệ t sản, Tự lực văn đoàn đã góp phần nói lên khát vọng dân tộc dân chủ của đông đảo quần chúng, chủ yếu là các tầng lớp tiểu t sản trí thức và viên chức thành thị. Đã đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đặc biệt đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của ngời phụ nữ chống lại những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Về mặt kết cấu, Tự lực văn đoàn làm cho lối viết kiểu tiểu thuyết chơng hồi dờng nh không còn nữa và làm cho kết cấu tâm lý trong “Tố tâm” thắng thế. So với tiểu thuyết trớc 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn vào thế giới nội tâm phong phú của con ngời. Tuy nhiên, hạn chế của các nhà văn Tự lực văn đoàn là cha đi sâu đợc vào tâm lý xã hội của các giai cấp (nông dân đợc miêu tả vẻ ngây thơ, ngờ nghệch, bọn địa chủ tân học thì khoác áo của những nhà cải cách xã hội, những nghệ sĩ giàu lòng vị tha…). Đến khi trong tiểu thuyết của họ xuất hiện những tâm lý chung chung của một nhân tính trừu tợng. Tự lực văn đoàn mở ra cho tiểu thuyết hớng đi sâu vào tâm lí nhng lại xem nhẹ việc miêu tả hoàn cảnh xã hội khách quan.

Tự lực văn đoàn làm cho mọi ngời quan tâm hơn đến thiên nhiên. Tự lực văn đoàn không rơi vào lối khuôn sáo ớc lệ kiểu tiểu thuyết cổ điển, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Thuật,…mà bằng một cái nhìn cá thể hóa, khái quát hóa làm cho thiên nhiên đậm tình cảm của cái “tôi” cá nhân của nghệ sĩ.

Về mặt ngôn ngữ, Tự lực văn đoàn có công trong việc bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Tự lực văn đoàn đã vơn tới một lối ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giản dị, làm giàu thêm từ ngữ miêu tả tâm lý, tình cảm con ngời. Câu văn Tự lực văn đoàn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, nềm mại, uyển chuyển, có khả năng diễn đạt những cảm xúc tinh tế của tâm hồn. Tuy nhiên, hạn chế của nó là đến một lúc nào đó ngôn ngữ ấy sẽ trở thành một thứ ngôn ngữ kiểu cách trong các khách thính, một thứ ngôn ngữ của tầng lớp trí thức thành thị, thiếu cá tính mạnh mẽ, gân guốc, cái phong phú, giàu có của quần chúng. Đó là một ngôn ngữ chạy theo nhạc điệu làm cho câu văn trở nên nghèo nàn, sáo rỗng…

Có thể nói, những đánh giá của ông đều xuất phát từ loại hình và sự đánh giá giá thuộc về mặt lí luận mác xít. Những đánh giá về Tự lực văn đoàn của Phan Cự Đệ đã gợi ra cho văn học nhiều ý kiến hay và sẽ đợc bổ sung trong tơng lai.

Một phần của tài liệu Phan cự đệ và phê bình mác xít (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w