Phan Cự Đệ với “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phan cự đệ và phê bình mác xít (Trang 48 - 50)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Phan Cự Đệ với “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh

Viết về Hồ Chí Minh, Phan Cự Đệ nhìn thấy ở Hồ Chí Minh có một phong cách hết sức đa dạng và phong phú. Ông có thể viết với một phong cách phơng Tây sắc sảo điêu luyện nhng có lúc lại phảng phất phong cách Đờng – Tống, có lúc lại có nhiều nét dân gian. Sở dĩ có điều này, theo Phan Cự Đệ là do ông viết nhiều thể loại khác nhau trong nhiều thời gian khác nhau với những đối tợng độc giả ở những nớc khác nhau; Nhng chủ yếu theo Phan Cự Đệ đó chủ yếu là do Hồ Chí Minh có một vốn kiến thức uyên bác, tiếp thu đợc nhiều nền văn hóa của nhân loại.

Về đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh, Phan Cự Đệ cũng cho rằng, thơ Hồ Chí Minh cũng thuộc vào loại hình thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, Phan Cự Đệ còn tìm hiểu con ngời Hồ Chí Minh và nghệ thuật mà Hồ Chí Minh đã sử dụng qua “Nhật kí trong tù”.

Về con ngời Hồ Chí Minh, trớc hết Phan Cự Đệ thấy ở ngời toát lên ánh sáng của một tâm hồn vĩ đại. Theo ông, giá trị chính của “Nhật kí trong tù” không phải là lời thanh minh, lời cảm khái về thân phận long đong cực khổ của một ngời tù; Cũng không phải ở chỗ đã xây dựng đợc một biểu tợng lớn của Việt Nam về hình tợng ngời tù; Hay đã tố cáo bản chất phi lí, bất công của chế độ xã hội thối nát Tởng Giới Thạch mà ở chỗ đó là những bài học lớn, những tình cảm lớn của một tâm hôn vĩ đại, một trí tuệ sắc sảo của một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”.

Phan Cự Đệ cho rằng, sự khác nhau giữa “Từ ấy” và “Nhật kí trong tù” là ở chỗ nếu “Từ ấy” là một tâm hồn say mê, bồng bột, sôi nổi của ngời thanh niên trong mối tình đầu với cách mạng; thì “Nhật kí trong ” lại là sự bình tĩnh, ung dung, thanh thản của một chiến sĩ đã hơn nửa đời ngời chịu đựng mọi gian khổ, mọi khó khăn để làm cách mạng giải phóng cho dân tộc và cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Trong “Nhật kí trong tù”, sức mạnh của lí tởng cộng sản, của niềm tin và khí phách đã tạo cho ngời chiến sĩ một thế đứng cao hơn hẳn hiện thực đen tối đó, vì thế câu thơ Hồ Chí Minh lạc quan, ung dung, thanh thản lạ th- ờng.

Trong “Nhật kí trong tù” còn thể hiện khát vọng độc lập tự do của Hồ Chí Minh. Phan Cự Đệ tìm nguồn gốc của khát vọng ấy. Theo ông, đợc bắt nguồn từ khát vọng dân tộc, dân chủ của nhân dân ta mấy ngàn năm lịch sử và đó cũng chính là một trong hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc, Nó cũng còn từ bản thân ngời. Hồ Chí Minh đã từ cảnh ngộ éo le của mình, từ những từng trải của cuộc đời mình mà đúc kết lên những chân lí của thời đại.

Phan Cự Đệ còn thấy trong “Nhật kí trong tù” một tấm lòng nhân đạo, một tình yêu thơng mênh mông của bác đối với con ngời và cuộc sống. Bác cảm thông chia sẻ với những ngời bạn tù, với số phận của những ngời phụ nữ và nhi đồng. “Nhật kí trong tù ” là một bài học về lòng nhân ái, bao dung, thái độ tin yêu và trân trọng con ngời. Hồ Chí Minh là một biểu tợng của chủ nghĩa nhân văn chân chính của thời đại mới.

Thiên nhiên trong thơ ngời đóng một vai trò quan trọng. Cảm hứng đối với thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” chính là biểu hiện một thái độ muốn thoát lên cái hiện thực bị giam cầm. Những bài thơ mang cảm xúc trữ tình trớc thiên nhiên cũng chính là “Thơ thép”. Nhiều bài thơ của Hồ chí Minh vừa hiện thực vừa lãng mạn. Phan Cự Đệ thấy sự rung cảm đó thờng bắt đầu từ hiện thực của bản thân bị tù đày, bị tớc đoạt tự do sau đó là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Con ngời và thiên nhiên có mối quan hệ đồng cảm và đây cũng chính là điểm gặp gỡ giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Đờng. Tuy nhiên, con ngời trong thơ Hồ Chí Minh khác ở chỗ: họ thờng là chủ thể của thên nhiên. Hồ Chí Minh thờng đa vào cái thiên nhiên vĩnh cửu của câu thơ một nội dung xã hội.

Về mặt nghệ thuật, thơ Hồ Chí Minh mang nhiều đặc điểm của thơ ca, hội họa phơng Đông. Đó là thiên nhiên vĩnh cửu cha đợc cá thể hóa trong Đờng, lối vẽ chấm phá để nhiều khoảng trống, nhiều sự im lặng dành cho sự tởng tợng của ngời đọc, lối thơ giản dị hàm súc, nhiều ẩn dụ, nhiều tợng trng, cấu tạo theo nhiều tầng ý nghĩa, mở ra nhiều liên tởng. “Nhật kí trong tù” còn kế tục nghệ thuật châm biếm sâu sắc

trong các bài văn xuôi của Nguyễn ái Quốc. Theo Phan Cự Đệ, nghệ thuật châm biếm trong thơ văn Hồ Chí Minh đã có sự kết hợp nụ cời thông minh, hóm hỉnh, sâu sắc và ý nhị của Việt Nam với những nụ cời châm biếm trong văn học Châu Âu.

Trong khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Phan Cự Đệ đã dùng những thuật ngữ lí luận triết luận Mác-Lê Nin để phê bình; Chẳng hạn nh: vật chất, tinh thần, duy vật, duy tâm, hiện thực, lãng mạn, phản ánh, siêu hình, quy luật vận động biện chứng của lịch sử,…và nó đã giúp ông có những đánh giá thuyết phục.

Một phần của tài liệu Phan cự đệ và phê bình mác xít (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w