Phan Cự Đệ với văn học cách mạng 1930-1945

Một phần của tài liệu Phan cự đệ và phê bình mác xít (Trang 46)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Phan Cự Đệ với văn học cách mạng 1930-1945

2.3.1. Về thơ Tố Hữu

Viết về Tố Hữu, trớc Phan Cự Đệ cũng tìm nguồn gốc hình thành nên phong cách thơ Tố Hữu. Theo Phan Cự Đệ, gia đình nhà nho yêu nớc cùng quê hơng xứ Huế đã làm nên nét ngọt ngào, ấm cúng, yêu th- ơng trong thơ Tố Hữu. Mặt khác, môi trờng văn học trong nhà trờng và phong trào mặt trận dân chủ 1936- 1939 cũng góp phần hình thành nên phong cách thơ Tố Hữu. Phan Cự Đệ còn cho rằng, Tố Hữu có tiếp thu có phê phán Thơ mới cả về nội dung và hình thức.

Về nội dung, thơ Tố Hữu tiếp thu những yếu tố tiến bộ của Thơ mới. Ta bắt gặp ở Tố Hữu và các nhà thơ mới tâm trạng của những ngời trí thức mất nớc. Tuy nhiên, Tố Hữu cũng phê phán nhân sinh quan của các nhà thơ mới, đó là một nhân sinh quan lỗi thời, duy tâm, cá nhân chủ nghĩa.

Về mặt hình thức, thơ Tố Hữu có sự tiếp thu một số yếu tố của Thơ mới về mặt ngữ pháp và phơng tiện nghệ thuật.

Từ đó, Phan Cự Đệ đã chỉ ra đặc trng phong cách thơ Tố Hữu. Theo Phan Cự Đệ, phong cách thơ Tố Hữu là phong cách thơ lãng mạn các mạng. Cách chia này thống nhất với các nhà nghiên cứu khác. Trong khi nghiên cứu thơ Tố Hữu, Phan Cự Đệ nhìn nhận thơ Tố Hữu dới góc độ lý luận phê bình mác xít. Ông áp dụng các thuật ngữ của lý luận phê bình mác xít để phê bình thơ Tố Hữu nh: vấn đề tính Đảng, giai cấp, vấn đề điển hình hóa, thế giới quan,…

Phan Cự Đệ còn nghiên cứu phong cách thơ Tố Hữu từ góc độ loại hình, tức là theo phơng pháp sáng tác của nó. Nh trên đã nói, Phan Cự Đệ xác định phong cách thơ Tố Hữu đó là lãng mạn cách mạng. Đó là một phong cách sáng tác nằm trong phơng pháp sang tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tố Hữu đã bớc đầu khẳng định phơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa khác xa phơng pháp lãng mạn chủ nghĩa của các nhà thơ mời và điều này cũng có nghĩa Phan Cự Đệ cho thơ Tố Hữu thuộc loại hình thơ hiện thực (hiện thực xã hội chủ nghĩa).

Phan Cự Đệ thấy những điểm giống nhau giữa phong cách thơ lãng mạn và phong cách thơ lãng mạn cách mạng của Tố Hữu. Đó là sự đối lập giữa hiện thực và lí tởng, sử dụng những thủ pháp đối lập, tơng phản, phóng đại,… Tuy nhiên, thơ Tố Hữu có nét riêng biệt độc đáo. Từ đó, Phan Cự Đệ lại rút ra đặc điểm thơ Tố Hữu đó là thơ Tố Hữu có sự đối lập giữa lí tởng và hiện thực và trong thơ Tố Hữu luôn thể hiện một thái độ dứt khoát với quá khứ buồn tẻ và tù túng, hớng về lí tởng và tơng lai, thơ Tố Hữu giàu màu săc trữ tình, có cái “tôi” cá thể hóa, lối sống đầy cảm xúc gây hng phấn lãng mạn chủ nghĩa, sử dụng những thủ pháp của phong cách lãng mạn đó là phản đề, ngoa dụ, phóng đại,…

Phan Cự Đệ còn xem xét sự vận động của thơ Tố Hữu qua các giai đoạn. ở giai đoạn 1936-1939, thơ Tố Hữu thờng đề cập đến đời sống cực khổ của ngời “bình dân” với cảm xúc nhân đạo cách mạng, tính lạc quan, tinh thần quốc tế vô sản đậm đà, thắm thiết song hành với tính chất hiện thực, tính chất lãng mạn cách mạng dần chiếm u thế. Về hình thức, thơ Tố Hữu đạt đến trình độ nghệ thuật già dặn hơn các nhà thơ cách mạng khác.

Sang giai đoạn 1939-1942, thơ Tố Hữu chủ yếu là thơ ca trong tù, nó bộc lỗ tâm t của một ngời chiến sĩ bị tù đày. Do phát triển trong bí mật nên nội dung của nó triệt để cách mạng hơn, tính chiến đấu cao hơn cao hơn thơ cách mạng công khai. Thơ Tố Hữu phần lớn là thơ trữ tình, nó cho thấy một lòng yêu nớc nồng nàn, một mối tình gắn bó đối với quê hơng, xòm làng, một mối tình quốc tế cao cả… Về hình thức, nó viết theo thể thơ mới, tiếp tục cách diễn đạt, đậm cảm xúc của thơ cách mạng công khai.

Trong giai đoạn 1942-1945, thơ Tố Hữu có sự chuyển hóa mạnh theo hớng đại chúng hóa cả về nội dung và hình thức. Phan Cự Đệ cũng cho rằng, sự chuyển hớng này là do Tố Hữu thật sự đi vào quần chúng nông dân để vận động cho mặt trận Việt Minh chuẩn bị khởi nghĩa.

Tuy nhiên, nếu chuyển biến trong thơ Tố Hữu đợc các nhà nghiên cứu khác lý giải, xem xét qua các tập thơ thì Phan Cự Đệ lại tìm sự chuyển biến đó ngay trong một tập thơ: “Từ ấy” và đó là đóng góp của Phan Cự Đệ.

Đối với tập “Từ ấy”, ông cũng xem xét từ hai phơng diện nội dung và hình thức

Về nội dung, “Từ ấy” là tiếng hát của một trái tim tơi trẻ, là sự sôi nổi của một tâm hồn tự biểu hiện, là sự say sa ngây ngất của chủ thể trữ tình trong mối tình đầu với cách mạng. “Từ ấy” chính là một tuyên ngôn của thơ cách mạng. Nó đã giải quyết tấn bi kịch của cái tôi cô đơn trong thơ ca lãng mạn và Tố Hữu đã đa thi nhân trở về với quần chúng, đa cái tôi hòa với cái ta, cái riêng hòa với cái chung và đây, theo ông chính là vấn đề điển hình hóa trong thơ ca cách mạng. Phan Cự Đệ cho rằng, ở “Từ ấy” ta tìm thấy sự gặp gỡ giữa Tố Hữu và các nhà thơ mới cái tâm sự của những ngời tri thức trong một nớc nô lệ nhng khác nhau ở hớng đi và mục đích của hành động.

Về hình thức, tập “Từ ấy” cũng có những chỗ giọng thơ nh lạc đi cố tình nói quá đi, nói mạnh lên. “Từ ấy” còn khá nhiều rơi rớt của chủ nghĩa lãng mạn thoát ly đơng thời cả trong cách suy nghĩ và hình thức diễn đạt. Rõ tràng qua việc vận dụng phơng pháp xã hội học mác xít để nghiên cứu Từ ấy, Phan Cự Đệ quả đã có đóng góp trong việc nghiên cứu sáng tác của một nhà thơ lớn của dân tộc.

2.3.2. Phan Cự Đệ với “Nhật ký trong tù“ của Hồ Chí Minh

Viết về Hồ Chí Minh, Phan Cự Đệ nhìn thấy ở Hồ Chí Minh có một phong cách hết sức đa dạng và phong phú. Ông có thể viết với một phong cách phơng Tây sắc sảo điêu luyện nhng có lúc lại phảng phất phong cách Đờng – Tống, có lúc lại có nhiều nét dân gian. Sở dĩ có điều này, theo Phan Cự Đệ là do ông viết nhiều thể loại khác nhau trong nhiều thời gian khác nhau với những đối tợng độc giả ở những nớc khác nhau; Nhng chủ yếu theo Phan Cự Đệ đó chủ yếu là do Hồ Chí Minh có một vốn kiến thức uyên bác, tiếp thu đợc nhiều nền văn hóa của nhân loại.

Về đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh, Phan Cự Đệ cũng cho rằng, thơ Hồ Chí Minh cũng thuộc vào loại hình thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, Phan Cự Đệ còn tìm hiểu con ngời Hồ Chí Minh và nghệ thuật mà Hồ Chí Minh đã sử dụng qua “Nhật kí trong tù”.

Về con ngời Hồ Chí Minh, trớc hết Phan Cự Đệ thấy ở ngời toát lên ánh sáng của một tâm hồn vĩ đại. Theo ông, giá trị chính của “Nhật kí trong tù” không phải là lời thanh minh, lời cảm khái về thân phận long đong cực khổ của một ngời tù; Cũng không phải ở chỗ đã xây dựng đợc một biểu tợng lớn của Việt Nam về hình tợng ngời tù; Hay đã tố cáo bản chất phi lí, bất công của chế độ xã hội thối nát Tởng Giới Thạch mà ở chỗ đó là những bài học lớn, những tình cảm lớn của một tâm hôn vĩ đại, một trí tuệ sắc sảo của một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”.

Phan Cự Đệ cho rằng, sự khác nhau giữa “Từ ấy” và “Nhật kí trong tù” là ở chỗ nếu “Từ ấy” là một tâm hồn say mê, bồng bột, sôi nổi của ngời thanh niên trong mối tình đầu với cách mạng; thì “Nhật kí trong ” lại là sự bình tĩnh, ung dung, thanh thản của một chiến sĩ đã hơn nửa đời ngời chịu đựng mọi gian khổ, mọi khó khăn để làm cách mạng giải phóng cho dân tộc và cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Trong “Nhật kí trong tù”, sức mạnh của lí tởng cộng sản, của niềm tin và khí phách đã tạo cho ngời chiến sĩ một thế đứng cao hơn hẳn hiện thực đen tối đó, vì thế câu thơ Hồ Chí Minh lạc quan, ung dung, thanh thản lạ th- ờng.

Trong “Nhật kí trong tù” còn thể hiện khát vọng độc lập tự do của Hồ Chí Minh. Phan Cự Đệ tìm nguồn gốc của khát vọng ấy. Theo ông, đợc bắt nguồn từ khát vọng dân tộc, dân chủ của nhân dân ta mấy ngàn năm lịch sử và đó cũng chính là một trong hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc, Nó cũng còn từ bản thân ngời. Hồ Chí Minh đã từ cảnh ngộ éo le của mình, từ những từng trải của cuộc đời mình mà đúc kết lên những chân lí của thời đại.

Phan Cự Đệ còn thấy trong “Nhật kí trong tù” một tấm lòng nhân đạo, một tình yêu thơng mênh mông của bác đối với con ngời và cuộc sống. Bác cảm thông chia sẻ với những ngời bạn tù, với số phận của những ngời phụ nữ và nhi đồng. “Nhật kí trong tù ” là một bài học về lòng nhân ái, bao dung, thái độ tin yêu và trân trọng con ngời. Hồ Chí Minh là một biểu tợng của chủ nghĩa nhân văn chân chính của thời đại mới.

Thiên nhiên trong thơ ngời đóng một vai trò quan trọng. Cảm hứng đối với thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” chính là biểu hiện một thái độ muốn thoát lên cái hiện thực bị giam cầm. Những bài thơ mang cảm xúc trữ tình trớc thiên nhiên cũng chính là “Thơ thép”. Nhiều bài thơ của Hồ chí Minh vừa hiện thực vừa lãng mạn. Phan Cự Đệ thấy sự rung cảm đó thờng bắt đầu từ hiện thực của bản thân bị tù đày, bị tớc đoạt tự do sau đó là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Con ngời và thiên nhiên có mối quan hệ đồng cảm và đây cũng chính là điểm gặp gỡ giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Đờng. Tuy nhiên, con ngời trong thơ Hồ Chí Minh khác ở chỗ: họ thờng là chủ thể của thên nhiên. Hồ Chí Minh thờng đa vào cái thiên nhiên vĩnh cửu của câu thơ một nội dung xã hội.

Về mặt nghệ thuật, thơ Hồ Chí Minh mang nhiều đặc điểm của thơ ca, hội họa phơng Đông. Đó là thiên nhiên vĩnh cửu cha đợc cá thể hóa trong Đờng, lối vẽ chấm phá để nhiều khoảng trống, nhiều sự im lặng dành cho sự tởng tợng của ngời đọc, lối thơ giản dị hàm súc, nhiều ẩn dụ, nhiều tợng trng, cấu tạo theo nhiều tầng ý nghĩa, mở ra nhiều liên tởng. “Nhật kí trong tù” còn kế tục nghệ thuật châm biếm sâu sắc

trong các bài văn xuôi của Nguyễn ái Quốc. Theo Phan Cự Đệ, nghệ thuật châm biếm trong thơ văn Hồ Chí Minh đã có sự kết hợp nụ cời thông minh, hóm hỉnh, sâu sắc và ý nhị của Việt Nam với những nụ cời châm biếm trong văn học Châu Âu.

Trong khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Phan Cự Đệ đã dùng những thuật ngữ lí luận triết luận Mác-Lê Nin để phê bình; Chẳng hạn nh: vật chất, tinh thần, duy vật, duy tâm, hiện thực, lãng mạn, phản ánh, siêu hình, quy luật vận động biện chứng của lịch sử,…và nó đã giúp ông có những đánh giá thuyết phục.

2.3. Phan Cự Đệ với văn học Việt Nam 1945-1975

Về văn học giai đoạn này, Phan Cự Đệ đợc xem là một chuyên gia. Ông là ngời “cày xới” kĩ nhất xét cả hai bình diện đọc và thẩm định, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết. Ông nghiên cứu kĩ quá trình phát triển của nó, phê bình hầu hết các nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam theo khuynh hớng sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông đã dựa vào những thành tựu lí luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà ông đã tổng kết từ trớc đó trong “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” để nghiên cứu và phê bình các tác giả trong khuyng hớng ấy. Mặt khác, ông cũng viết một tiểu luận về giai đoạn này: “Mấy vấn đề lý luận của nền văn xuôi cách mạng 30 năm qua” (1945-1975).

2.3.1. Về Tô Hoài

Tô Hoài trớc cách mạng là một nhà văn hiện thực phê phán. Phan Cự Đệ khi đi nghiên cứu Tô Hoài, ông cũng đã phân tích những yếu tố ảnh hởng làm nên phong cách ấy của Tô Hoài. Theo ông đó là do cuộc đời, bối cảnh xã hội, lí tởng Tô Hoài đã làm nên phong cách ấy. Trớc cách mạng, Tô Hoài đã mấp mé giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên; thế nhng “cái gốc tâm hồn của ông lúc nào cũng giữ đợc vẻ trong sáng của lí tởng mình theo đuổi”, “cuộc đời lang thang xiêu dạt đất khách quê ngời đã của những ngời thợ thủ công nghề giấy, nghề dệt lĩnh bị phá sản ở vùng quê ông, những ảnh hởng sâu sắc của phong trào mặt trận dân chủ, phong trào Việt Minh đã hớng ngòi bút của ông vào con đờng tố cáo hiện thực đen tối lúc bấy giờ”.

Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã chuyển sang sáng tác theo khuynh hớng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phan Cự Đệ đã nghiên cứu bớc quá độ ấy của Tô Hoài. Cũng nh các tác giả khác, Phan Cự Đệ cũng thấy Tô Hoài từ chủ nghĩa hiện thực phê phán sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa phải trải qua một quá trình chuyển đổi thế giới quan, tích lũy vốn sống và cả những vấn đề nghề nghiệp. Ông nghiên cứu sự chuyển biến ấy qua các tập truyện: từ “Núi cứu quốc”, “Truyện Tây Bắc” đến “Miền Tây”, “Tuổi trẻ

Hoàng Văn Thụ”,… Mặt khác, ông cũng đánh giá quá trình ấy từ phơng diện đề tài . Theo đó, ông cho rằng, quá trình chiếm lĩnh phơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của Tô Hoài tập trung vào mảng đề tài miền núi. Sau đề tài miền núi, mảng tác phẩm viết cho thiếu nhi có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài . Phan Cự Đệ cũng đi tìm nguồn gốc cho sự thành công ấy, đó là do ông ”quen viết về những nhân vật , những cảnh đời hồn nhiên nh hơi thở của sự sống khỏe mạnh, thuần phác nh những con ng- ời trong truyện cổ tích trữ tình trong sáng, đẹp và ý nhị nh ca dao”.

Về phong cách Tô Hoài, mặc dù ông không có sự đánh giá riêng, song qua phân tích ông đã chỉ ra một số nét về phong cách Tô Hoài nh: Hiện thực kết hợp với màu sắc lãng mạn trữ tình thơ mộng, một phong cách kể chuyện đậm đà màu sắc dân tộc…

Cuối cùng, Phan Cự Đệ đánh giá, tổng kết những thành tựu, hạn chế của Tô Hoài về mặt nội dung và nghệ thuật của nó. Về mặt nội dung, Phan Cự Đệ thấy trong tác phẩm của Tô Hoài, ngoài bức tranh hiện thực về đời sống xã hội và đấu tranh giai cấp, ngời đọc còn thấy hấp dẫn bởi những trang miêu tả phong tục, sinh hoạt với màu sắc dân tộc đậm đà, vơid những chi tiết độc đáo, sinh động của một cây bút có óc quan sát thông minh, tinh tế. Giống nh các nhà hiện thực phê phán khác khi chuyển sang phơng pháp sáng tác HTXHCN, Tô Hoài đã miêu tả khá thành công các quan hệ làng xóm, bạn bè trai gái. Tuy nhiên, hạn chế của ông là ở chỗ ông ít khai thác nhân vật ở mặt trí tuệ và đây là một đặc điểm gần với truyền thống. Tác phẩm của Tô Hoài đôi khi yếu về trình độ tổng hợp, ít nêu đợc những vấn đề triết học, đạo đức nhân sinh có

Một phần của tài liệu Phan cự đệ và phê bình mác xít (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w