Những dấu hiệu đổi mới trong lời trần thuật, đối thoại và độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Những đổi mới của tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay (Trang 93 - 106)

nội tâm.

Có thể nói tiểu thuyết thời kỳ chiến tranh mang đậm âm hởng chủ đạo của giọng ngợi ca, của chất sử thi hào hùng. Đến tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới đã hoàn toàn phá vỡ giọng điệu độc tôn đó, đem đến cho tiểu thuyết một chất giọng phức điệu, đa thanh. Sự cách tân của giọng điệu đi đôi với sự thay đổi hình thức biểu hiện của lời trần thuật, đối thoại và độc thoại nội tâm.

Sau những năm 80, tiểu thuyết viết về chiến tranh đã phát huy đợc tính dân chủ bình đẳng giữa nhân vật và nhà văn, chính điểm nhìn gần đã tao nên giọng trần thuật khách quan, điềm tĩnh, nhiều khi suồng sã. ở đây, ngời trần thuật và nhân vật không đứng ở một vị trí – vị trí của điểm nhìn nhân vật chính diện nh tiểu thuyết thời kỳ chiến tranh mà giữa họ có một khoảng cách, cả hai cùng tham gia vào câu chuyện một cách bình đẳng, cùng tranh biện về một vấn đề theo quan điểm lập trờng riêng. Bởi vậy, sự phán xét, sự cắt nghĩa từ phía ngời trần thuật bị thu hẹp đi, thay vào đó là sự bộc lộ của bản thân nhân vật. Câu chuyện phía trong buồng giam đợc trải ra dới con mắt nhìn của nhân vật Vũ Nguyên trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm của Chu Lai, một cái nhìn cận cảnh, vô cảm “Một cái

bàn lạnh. Một khuôn mặt lạnh. Một xếp giấy trắng lạnh. Những câu hỏi cũng thật lạnh” [25, 104]. Đến đây ngời trần thuật nh là một vị th kí trung thành ghi lại mọi chi tiết bằng suy nghĩ của nhân vật.

Lời trần thuật có khi đợc biểu hiện hóm hỉnh hài hớc đùa tếu, cũng có khi lời trần thuật đợc thể hiện trong giọng tâm tình chia sẻ bộc lộ mối đồng cảm sâu sắc giữa nhà văn và nhân vật. Hình thức lời trần thuật đan xen này xuất hiện khá th- ờng trực trong tiểu thuyết Chu Lai: Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần, Phố,

Cuộc đời dài lắm… Nhiều khi, câu chuyện đợc bắt đầu bằng giọng kể, trần thuật trầm tĩnh, nhng dần già biến điệu trong sự biểu hiện tự nhiên của cảm xúc nhân vật. Một biểu hiện nữa là lời trần thuật khách quan, khúc chiết, kiểu câu đa dạng có khả năng bao quát vấn đề. Quan sát một phiên chợ vùng biên qua lời trần thuật của Chu Lai trong Cuộc đời dài lắm, độc giả có cảm giác tiếp kiến cảnh trực diện: “Một núi bia Vạn Lực. Một bãi xe đủ loại. Một bờ đê tiền xanh biếc đang trao đổi giá hối đoái. Một vạt cỏ xanh vẫn còn dính máu bởi tiếng mìn hôm qua. Một bãi chó đủ màu đang ăng ẳng chờ xuất ngoại Mồ hôi chua nồng và mỹ… phẩm con gái, tiếng cời chợt nhả vào lời chửi tục hầm hè. Váy và quần. Cởi trần và com lê. Bắp chân cô gái Tứ Xuyên và cặp đùi con gái nuột dài đứng trớc cửa hàng Karaoke. Thiên hạ chào hàng và chào luôn cả thể xác. Càu cạu một cái nhìn biên phòng. Ranh mãnh một cái nhìn hải quan. Dân anh chị dao búa thoắt biến thoắt hiện nh hồn ma bóng quế. Sôi sủi. Chụp dựt. Bon chen. May mắn và bất hạnh. Trúng mánh và sạt nghiệp. Cời ha hả và khóc ngậm ngùi”. Chính hình thức thay đổi này của lời trần thuật làm cho giọng kể không bị khô, nhàm, nhạt, hoàn toàn tránh đợc vẻ đơn điệu. Nhân vật nhà văn Kiên (Thân phận của tình yêu) đợc tái hiện qua lời thuật sinh động, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của ngời trần thuật “Kiên ngồi xuống bàn và viết – Buổi sáng đã qua lâu. Tra. Chiều. Ngày đã lụi tàn. Và trong căn phòng vắng lạng một mình bên chồng bản thảo viết về những ngời anh hùng thân thiết đã gục ngã từ những thuở hồng hoang xa tít mù tắp, nhà văn của phờng chúng tôi âm thầm khóc. Đau đớn. Nặng nề. Tuy nhiên những giọt nớc mắt và nỗi buồn luôn là nguồn an ủi đối với anh, luôn là thế và bao giờ cũng thế” [44, 241]. Ban đầu ngời trần thuật giữ thái độ khách quan, thuật cảnh trong

mối tơng quan – cái nhìn tâm trạng nhân vật. Thế nhng khi đối diện với nỗi đau buồn của nhân vật thì không còn cái nhìn của ngời ngoài cuộc, cách xng hô đã thay đổi - “nhà văn của phờng chúng tôi” - vừa khách quan lại thân mật. Lời thuật ngắn, gấp nh cùng đồng vọng với tâm trạng quặn thắt xót xa buồn lặng của nhân vật. Hình thức biến ảo của lời thuật, phần nào biểu hiện thế giới bên trong của đối tợng miêu tả.

Về mặt giá trị biểu hiện, lời trần thuật trông tiểu thuyết chiến tranh hôm nay không dừng lại ở nội dung kể, tả mà còn mang sắc thái của lời bình, suy nghiệm, triết lí. Trong tính nhất quán ở nhu cầu nhận thức vấn đề, lịch sử không đơn thuần là sự tái hiện mà còn là khát vọng khám phá, soi xét hiện thực không chỉ là lịch sử chiến tranh mà còn là lịch sử tâm hồn. Do đó, lời trần thuật mang âm hởng triết lí.

Ngoài ra cảm hứng thế sự đời t làm cho lời văn trần thuật trở nên giản dị gần gũi với đời thờng, với nhiều lớp từ sinh hoạt. Đó là một yếu tố tạo nên chất tiểu thuyết, đậm tính tiểu thuyết cho tiểu thuyết chiến tranh hôm nay. Ngôn ngữ trần thuật của nhà văn Chu Lai thể hiện một sự am hiểu sâu sắc vốn sống, vốn văn hoá, ngôn ngữ của vùng Nam Bộ. Những lớp từ sinh hoạt đợc sử dụng biến hoá, tự nhiên linh hoạt. Thế giới ngôn ngữ luôn ứng biến trong mọi cấu trúc hệ thống nhân vật. Chính lớp từ sinh hoạt trong lời trần thuật đem đến không khí thân mật, suồng sã, tạo ra vẻ tự nhiên, chân thật của câu chuyện.

Giờ đây, nhà văn không phát biểu trực tiếp, để t tởng lộ thiên trên bề mặt, đồng nhất trùng khít với nhân vật chính diện mà trao quyên phát ngôn hoàn toàn cho nhân vật. Vì vậy, đối thoại hoàn toàn mang tính tranh luận giữa nhân vật – nhà văn - độc giả. Lời thoại không dài dòng mà khúc chiết, cô đọng, đầy triết lí thời cuộc, tranh luận cởi mở, dân chủ. Cuộc tranh luận quanh bàn ăn của gia đình Linh (Vòng tròn bội bạc), mở ra những góc quay đa chiều của thế giới thực tại thu nhỏ; ở đó đầy đủ mọi phạm trù của đời sống xã hội với bao chi tiết vụn vặt đời thờng. Thanh - với t cách là đại diện cho một kiểu mẫu năng động của cơ chế thị trờng – gay gắt kết luận “Một quốc gia không thể có hai kinh đô, hai trung -

ơng cùng tồn tại. Thậm chí kinh đô phụ đang trở thành kinh đô chính, và kinh đô chính đang thoái hoá thành tỉnh lẻ, thành làng, làng Hà Nội”. Ông bố - đại diện cho lính cựu trào một thời – phản đối “kinh tế có nhiều thành phần: Dân sự và xã hội, có thể có nhiều vùng nhng thủ đô chỉ có một. Từ xa đến nay vẫn thế không thể chỉ vì kinh tế xã hội mà đảo ngợc cả triều chính lịch sử. Sự đảo ngợc này kéo dài, dù chỉ kéo dài trong ý thức thì cũng báo hiệu một thời kỳ Nam Bắc phân tranh: Hàng triệu ngời ngã xuống cho sự thống nhất lãnh thổ; nhng lãnh thổ toàn vẹn rồi lại chia cắt. Đau lòng lắm !”. Tuyến - giảng viên đại học s phạm, vợ Thanh – chỉ dám rụt rè “t duy năng động mà không đi đôi với sự yên tĩnh trong tâm hồn, cuộc sống đầy đủ không đi đôi với sự ấm áp thì cũng không ổn”. Những cuộc đối thoại tranh luận nh thế thờng xuyên xuất hiện trong tiểu thuyết chiến tranh hôm nay, vô hình trung kéo độc giả vào vòng đàm luận. Đối thoại bằng những cuộc tranh luận rất khách quan, hiện thực đợc rút ra từ tầm nhận thức của độc giả. Quan sát cuộc đối thoại của Kiên và ngời lái xe chở hài cốt (Thân phận

của tình yêu):

“Nhìn Kiên trệu trạo ăn, ngời lái xe thở dài bảo:

- Tại anh ngủ trên thùng xe đấy. Nằm chung chỗ với non năm chục bộ chứ ít gì, mơ mộng kinh hãi lắm hả?

- ừ, mê mệt. Quái gở. Mụ cả đầu. Từ dạo về đội hài cốt này đêm nào cũng loạn hoảng vì mộng nhng cha bao giờ nh đêm rồi.

- Truông Gọi Hồn mà lị. Trông hoang vu thế thôi chứ dới kia ngời nằm đã đông chật cả rồi …

- Có bao giờ gặp ngời quen không?

- Sao không. Bạn cùng đơn vị. Những ngời đồng hơng. Có đận còn gặp ông anh họ hi sinh từ cuối 65 kia.

- Thì phải trò chuyện chứ, con chú con bác kia mà. Có mà nói theo kiểu dới âm. Vô thanh. Không lời, khó tả lắm, rồi bao giờ anh mơ anh sẽ hiểu.

- Hay nhỉ ! …

- Hay đếch gì ! Buồn lắm. Thơng lắm. Ai oán. Dới mồ sâu ngời đâu còn là ngời. Hiểu nhau mà không làm gì đợc nhau.

- Giá có cách gì thông tin cho họ biết là đã thắng lợi rồi nhỉ?

- Ôi giời ! Đợc thì cũng nói làm gì. Cơ mà dới âm ty ngời ta chẳng còn nhớ chiến tranh là gì nữa đâu. Chém giết là sự nghiệp của những ngời đang sống.

- Nhng dù sao thì cũng đã hoà bình. Giá mà giờ phút hoà bình là những giờ phút phục sinh tất cả những ngời đã chết trận nhỉ.

- Hừ, hoà bình ! Mẹ kiếp, hoà bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt anh em mình. Để chừ lại có chút xơng mà những ngời đợc phân công nằm lại gác rừng le là mà những ngời đáng sống nhất.

- Nói ghê thế. Ngời tốt còn khối. Và ngời tốt còn đợc sinh ra ở thế hệ sau. Còn những thằng sống sót thì phải gắng sống tử tế, sống cho ra sống, chứ không thì chiến đấu để làm gì? Hoà bình làm gì ? ”…

Đối thoại hoàn toàn đợc triển khai bằng lời thoại, không đan xen xuất hiện lời dẫn. Nhà văn hoàn toàn không đa ra một nhận xét hay lời bình trực tiếp lộ diện nào. Từ tranh luận của nhân vật, vấn đề đợc rút ra. Độc giả bị lôi cuốn tham gia vào cuộc tranh luận một cách tự nhiên, vì thế quá trình tiếp nhận diễn ra dân chủ cởi mở.

Đối thoại không chỉ dới hình thức tranh biện, triết luận mà còn có kiểu đối thoại phân thân. Lời đối thoại hớng vào đối tợng tiếp nhận mà còn là sự đối diện trực diện với chủ thể lời thoại. Đối thoại bên trong tâm linh sâu thẳm của nhân

vật (Linh – Vòng tròn bội bạc, Bình - Lạc rừng, Kiên – Thân phận của tình

yêu, Quy – Chim én bay ). Những ng… ời lính – những linh hồn – đang lạc lõng, khắc khoải trên con đờng trở về. Ngời đọc dõi theo cái tâm linh đầy mộng mị, mông lung, đầy những hồi tởng và ảo giác đối với cuộc đối thoại vô định giữa nhân vật và thế giới vô hình: Kiên – bóng đêm, Linh – khoảng trống tối đen gác xép …ở đây có sự hoá thân của nhà văn; “ngời đọc phải suy ngẫm và lần giở từng lớp nghĩa của văn bản và từ đó nghiền ngẫm về số phận con ngời” [42, 255].

Song hành với xu thế đối thoại là tính thờng trực của độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm chiếm dung lợng lớn; hình thức độc thoại là một biểu hiện cao của xung đột tâm lí. Trớc chiến tranh nhân vật độc thoại nhng đặt trong t duy rạch ròi để có giải pháp thích ứng, vì thế độc thoại không triền miên đạt đến sự dồn chứa, giằng xé khi nhân vật không tìm ra lối thoát nh ở tiểu thuyết thời kỳ này. Ngời lính – dới góc nhìn của con ngời cá nhân – không đơn giản chỉ là cái này hay cái kia mà là cả một khối chứa đựng biết bao điều bí ẩn trong sự tồn tại của nhiều mặt đối lập. Hình thức độc thoại chính là một phơng thức để nhà văn đi sâu khám phá đến tận cùng đời sống nội tâm của nhân vật trong những mối giằng xé, dồn chứa của biết bao cảm xúc. Với lời văn độc thoại, nhân vật tự mình phán xét hành động của mình, tự tra vấn mình, đối diện với lơng tâm mình. Nhân vật không đặt trong thế truy bức mà tự phản tỉnh, tự nộp mình trớc toà án lơng tâm. Nhà văn tạo cho nhân vật cái quyền tự kết án và biện hộ, tự xng tội và hoà giải - quá trình tự ý thức luôn đặt ra và không phải bao giờ cũng tìm thấy đáp án rạch ròi.

Lời độc thoại tạo nên kênh đôi thoại giữa nhân vật – nhà văn và độc giả. Độc thoại không chỉ biểu lộ những nốt thang, cung bậc của cảm xúc tâm trạng mà còn bao sự triết lí suy nghiệm. Nhân vật của Chu Lai thờng đợc khắc hoạ bằng những dòng độc thoại triết lí kiểu nh thế. Đặt trong đời sống hôm nay, nhân vật ngời lính tìm về giá trị quá khứ bằng những dòng hồi tởng, họ tự đối diện mình bằng những dòng ý thức của dòng chảy của lịch sử tâm hồn. Nhìn quá khứ trong cái ý thức thực tại để càng thêm xót xa. Cả cuộc đời của Sáu Nguyện (Ba

“Đã hiểu nhau, đã tôn trọng nhau trong quá khứ thì sẽ thơng nhau, hạnh phúc với nhau trong thực tại Chao ôi cái hạnh phúc thánh thiện ấy bỗng một lúc trở… thành lạc lõng, thành không tởng dễ dàng nh vậy đợc ? Ngày x… a mạng sống coi nhẹ nh cỏ cây, đồng tiền cha lúc nào phải nghĩ đến vậy mà giờ đây cái tờ giấy đỏ xanh, to nhỏ vô nghĩa đó đã có thể đảo lộn đợc số phận của con ngời” [24, 242]. Lời độc thoại thờng ngắn gọn cô đúc, điểm xoáy tâm trạng dới hình thức của những câu hỏi dồn dập thôi thúc. Đó là cả khát khao đợc bày tỏ, giãi bày. Hỏi để tự vấn lòng mình, tự cắt nghĩa và mâu thuẫn, để tâm trạng bi kịch lên đến tột đích. Vì thế, có khi lời độc thoại trải dài trên nhiều trang viết (Kiên – Thân phận của tình yêu, Trang 41 - 53) nhng vẫn không nhàm tẻ bởi mỗi lời độc thoại

là một sự khám phá mới mẻ, đầy hứng thú của nhà văn và độc giả trong chiều sâu, cõi tận cùng của đời sống tinh thần bên trong và một phần của nhận thức hiện tại. Hình thức của lời độc thoại rất phong phú. Độc thoại dới dạng câu hỏi, câu cảm thán; và hình thức câu đặc biệt thực sự phát huy vai trò hữu hiệu. Kiểu câu ngắn, gọn vừa có sự cô đọng trong cảm xúc, vừa tạo nên tính nhạc cho câu – hối hả, gấp gáp, thôi thúc – nốt căng của độ rung tâm trạng.

Với những biến chuyển, đổi thay của hình thức ngôn ngữ - qua lời trần thuật, đối thoại và độc thoại nôi tâm nh vậy – tiểu thuyết chiến tranh hôm nay thực sự đã có đợc sự vận động, khởi sắc, với việc đem đến một quan niêm, một cái nhìn mới mẻ . Con đờng nhận thức, sáng tạo nghệ thuật là vô cùng phong phú và biết bao vấn đề đang tiếp tục đợc đặt ra. Đó chính là điều mà các cây bút tiểu thuyết chiến tranh hôm nay đã và đang tiếp tục khẳng định trên lộ trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc.

KếT LUậN

1. Chiến tranh là đề tài xuyên suốt, nổi bật trong văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Thành tựu tiểu thuyết 30 năm chiến tranh (45 - 75) đã tạo ra mạch nguồn phong phú, dồi dào cho tiểu thuyết chiến tranh thời hậu chiến, khi mà chiến tranh vẫn là một vấn đề nóng bỏng, không thể nguôi quên trong tâm trí của nhiều cây bút. Trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống, tiểu thuyết đề tài chiến tranh thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Những đổi mới của tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w