Chu Lai Cây bút tiểu thuyết có những đóng góp nổi bậ tở đề tài –

Một phần của tài liệu Những đổi mới của tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay (Trang 67 - 71)

chiến tranh và ngời lính cách mạng.

Có thể nói Chu Lai là cây bút rất chung thuỷ với đề tài chiến tranh. Điều này đợc chính nhà văn cắt nghĩa, tâm sự: “là ngời lính cầm súng trớc khi cầm bút, cho nên trong mấy chục năm qua, dờng nh hết thảy những gì tôi đã viết và sắp viết ra đây, đều không tránh khỏi cái vòng cơng toả lạ kì của những cảm xúc chiến trận” [42, 176]. Nhà văn đại tá quân đội này vẫn luôn trăn trở suy t về thái độ của thế hệ hôm nay trớc những biến cố lịch sử sôi động vừa qua của dân tộc, “phải chăng tiếng đập trống rỗng của chiếc dạ dày đã lấn che đi phần nào tiếng động hào hùng của quá khứ ? Phải chăng cơn vật vã tinh thần của mọi điều trái ngang đã không làm cho đầu óc đợc tỉnh táo để hớng vọng về những ngày thiêng liêng của cả dân tộc? Và phải chăng cái cá nhân trăn trở khôn cùng đã làm nhoè cái trinh nguyên lẽ sống cao thợng của một thời? Và phải chăng có nhiều điều phải… chăng và cũng có nhiều điều cha cắt nghĩa nổi ”. Cái xót xa, đau đáu dằn vặt trong cây viết này là không thể che dấu và phủ nhận. “Lạ nhỉ cuộc chiến mới đó đã nh cuộc chiến của ngời khác, nơi khác, dửng dng, lạ lẫm, vô can. Vô can trong cảm nhận, khả dĩ còn thể tất, nhng vô can trong phản ánh thì thật là độc ác”[42, 177].

ý thức, tâm niệm điều đó, trên từng trang viết của Chu Lai là tiếng kêu gọi khẩn cầu hớng về cội nguồn những giá trị lịch sử vĩnh hằng mà một thời dân tộc đã đánh đổi bằng xơng máu. Với quan niệm “chiến tranh cũng là một phạm trù văn hoá” (thuật ngữ Chu Lai), ở đấy mọi mối quan hệ nhân phẩm, nhân cách đều đợc hình thành và bộc lộ. “Dù muốn hay không những năm tháng chiến tranh dạt dào và khốc liệt đã trót in đậm trong nếp nghĩ, trong tâm t tình cảm mỗi con ngời

mất rồi, đâu dễ mỗi lúc lãng quên, dứt ra cho đợc. Cái lãng mạn, cái hào sảng, cả nỗi trở trăn nhọc nhằn, cả điều thiện lẫn cái ác của chiến tranh vẫn mãi là cái nền, cái giá đỡ tinh thần cho nhịp thở hôm nay. Màu đỏ của máu và màu xanh của cách rừng trận mạc tựa hồ phảng phất đâu đó những động thái của chúng ta” [24, 11]. Đó là cơ sở cho một niềm tin vững chắc “tôi tin nh thế và sẽ viết nh thế” (Ba

lần và một lần). Một tuyên ngôn nghệ thuật nhất quán. Với tuyên ngôn ấy, tiểu

thuyết Chu Lai hầu nh chỉ xoay quanh đề tài chiến tranh, chiến tranh là chủ đề xuyên suốt, là biểu tợng sáng tác, gửi gắm t tởng nhân sinh quan.

Sau chiến tranh, Chu Lai đợc xem là cây bút có bề dày về số lợng, chất lợng tiểu thuyết viết về chiến tranh và ngời lính cách mạng. Cho đến thời điểm hiện nay, Chu Lai dã có tới sáu cuốn tiểu thuyết viết về đề tài này: Ăn mày dĩ vãng,

Phố, Ba lần và một lần, Nắng đồng bằng, Vòng tròn bội bạc và cuốn tiểu thuyết gần đây nhất là Cuộc đời dài lắm tạo đợc sự thu hút, tranh luận trong giới nghiên cứu nói riêng và bạn đọc nói chung.

Viết về đề tài chiến tranh, đề tài quen thuộc nhng không bao giờ cũ. Bởi mỗi thời đại trong những thời khắc lịch sử khác nhau, những lối t duy khác nhau sẽ có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Hơn nữa chiến tranh câu chuyện lật lại sẽ thêm những sự khám phá, phát hiện mới. Và Chu Lai đã khẳng định đợc điều đó. Ngay chính nhà văn cũng thổ lộ trong tác phẩm của mình: “chắc bạn đọc sẽ thở dài ngán ngẩm bảo rằng biết ngay mà, trớc sau lão ta cũng quay về câu chuyện chiến tranh cũ mèm thôi chứ có gì mới mẻ đâu, cuộc sống đã quá nặng nề rồi bây giờ phải đọc những cái nặng nề nữa, chán om ! Tuy nhiên, ở đây phần về chiến… tranh tôi sẽ cố gắng đi rảo hơn một chút để bạn đọc khỏi nóng lòng sốt ruột về những câu chuyện ngời ta đã nói đến quá nhiều rồi. Những câu chuyện mà bạn đọc chắc sẽ đồng cảm với tôi ở một khía cạnh này: Nhiều nhng có nói đến bao nhiêu cũng không sợ thừa và nói đến phần nào thì vẫn cứ là thiếu” [24, 12]. Chính ý thức đợc đề tài mang tính truyền thống, mỗi trang viết về chiến tranh hôm nay, Chu Lai đều cố gắng bộc lộ những sự khám phá mới mẻ, khai thác ở những tầng vỉa mới.

Cái mới nổi trên bề mặt của nội dung cảm hứng của tiểu thuyết Chu Lai là đặt ra vấn đề nhìn nhận cuộc chiến một cách toàn diện, cả phần anh dũng lẫn mất mát đau thơng. Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết thời hậu chiến hình thành nên ba khuynh hớng: Trong xu hớng tuyệt đối hoá là cảm hứng ngợi ca và t tởng phê phán. Cảm hứng ngợi ca nặng về mạch chảy truyền thống, là những bản anh hùng ca nhiệt huyết về cái hào quang chiến tích mà chúng ta vừa dành đợc, ngất ngây trong men say chiến thắng. Đối nghịch hoàn toàn cảm hứng ngợi ca là t tởng phê phán. Những cây bút ấu trĩ này cho rằng cuộc chiến tranh vừa qua của chúng ta là vô nghĩa, họ chỉ chăm chăm đi vào cái phần đau thơng mất mát, khắc hoạ ngời lính nh là nạn nhân, con vật chiến tranh. Đó hoàn toàn là cái nhìn phiến diện. Nghệ thuật tối kỵ sự phản ánh một chiều. Khuynh hớng thứ ba, đợc độc giả tiếp nhận, hợp lệ với logic của tiến trình phát triển của văn học cũng nh lịch sử dân tộc, mà Chu Lai đại diện tiêu biểu, chính là việc thể hiện cái nhìn đa diện về cuộc chiến. Tái hiện mô tả đúng nh nó diễn ra, đã từng tồn tại: Có phần hào hùng nhng cũng có mất mát đau thơng. Không né tránh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến nhng nhà văn luôn giành quyên chủ động, làm chủ hoàn cảnh trớc khó khăn mà ngời lính phải đối chọi trong chiến tranh cũng nh cái ngổn ngang bề bộn của đời thờng. Đó chính là chất nhân văn cao cả.

Không chỉ là cái nhìn đa chiều, bộc lộ những suy nghiệm, những khả năng phân tích lịch sử chiến tranh trong tâm hồn ngời lính mà tiểu thuyết Chu Lai còn khẳng định đợc cái nhìn lỡng diện về nhân vật con ngời – ngời lính. Trên từng trang viết, nhân vật luôn đợc nhà văn khai thác, bộc lộ, biểu hiện trên cả phần CON và phần ngời. Chính vì vậy mà nhân vật của ông rất thật, giàu sức sống, sức thuyết phục. Hiển diện trên bề mặt con chữ, ta thấy Chu Lai rất chú trọng đi sâu vào đời sống tinh thần, những diễn biến tâm lí của nhân vật. Gần nh những đời sống mối quan hệ riêng t, nhất là số phận tình yêu, hạnh phúc cá nhân luôn đ- ợc đặt lên hàng đầu và luôn đợc triệt để khai thác. Nhân vật ngời lính của Chu Lai có chung một mẫu số bất hạnh trong sự trở về sau chiến tranh. Ngời ta cũng đấu tranh kịch liệt để giành lại tình yêu, giằng kéo hạnh phúc nhng chẳng có tình yêu, hạnh phúc nào vẹn toàn nếu không muốn nói là chỉ toàn thấy sự đổ vỡ đứt

đoạn: Hai Hùng – Ba Sơng (Ăn mày dĩ vãng), Nam – Thảo (Phố), Sáu Nguyện – T Chao (Ba lần và một lần), Linh – Thuỷ (Vòng tròn bội bạc), Vũ Nguyên – Hà Thơng (Cuộc đời dài lắm)… Đó hoàn toàn không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên hay mô típ lặp lại mà số phận đời t nhân vật luôn gắn liền sự chi phối hoàn cảnh logic của tính cách. Mặt trái của cơ chế thị trờng hôm nay là sự thử thách ghê gớm của nhân cách, bản lĩnh, phẩm chất của ngời lính. Đó chính là nỗi niềm trăn trở của nhà văn, cái tâm của ngời cầm bút: “những mặt trái của cơ chế thị tr- ờng đã phần nào huỷ hoại con ngời, đấy là điều đáng báo động. Nếu chúng ta không kịp thời lên án những cái ấy, chúng ta sẽ có tội. Cái xấu, cái ác ở đây đợc mô tả phân tích nhiều chiều, không chỉ là tham ô lãng phí, đồi truỵ mà còn là cái dốt, cái thiếu văn hoá, lòng đố kỵ, bản năng thô thiển, sự vô trách nhiệm phơi bày những ngón đòn và thủ đoạn tàn bạo nhất về kinh tế, chà đạp nhân phẩm con ng- ời, chà đạp lẽ phải. ở những góc khác, mặt trái của xã hội tồn tại kiểu “xã hội đen” góp phần tạo nên những mảng tối đáng báo động, không thể không lên án” [52].

Một t tởng xuyên suốt, bộc lộ cái nhìn rất nhân văn của nhà văn, chính là việc khắc hoạ nhân vật bi kịch mà không bi quan. Dẫu bị đẩy đến tận cùng của đau khổ thống thiết nhng cha bao giờ họ chịu lùi bớc, khuất phục số phận. Nhà văn luôn đặt niềm tin vào giá trị của con ngời, đấy cũng chính là niềm tin vào cuộc sống.

Dẫu còn tồn tại những hạn chế nhất định, nh ít nhiều có “tính công thức, đợc lí tởng hoá hơi nhiều và nhiều khi thấy lộ bàn tay sắp đặt của tác giả”, “kỹ thuật cài đặt hơi lộ” [52], nhng về cơ bản tiểu thuyết đề tài chiến tranh của Chu Lai là thành công. Mỗi trang viết đều thể hiện đợc sức nặng sự chuyển tải cái tâm của ngời cầm bút. T tởng bao trùm trong tiểu thuyết của ông vẫn là thái độ khẳng định, ngợi ca, đặt niềm tin vào ngời lính cách mạng trong cái nhìn nghiêm khắc. Với sự tận tâm và lòng thuỷ chung son sắt này, nh những gì nhà văn đã bộc lộ “Tôi cứ viết nh tôi suy nghĩ, nh tôi có. Tôi sống suốt đời với nhân vật ngời lính của tôi”, với những gì nhà văn đã và đang làm đợc, chúng ta hoàn toàn tin và có

quyền đặt niềm tin hi vọng về những đứa “con tinh thần nặng ký” của cây bút này trong tơng lai, thậm chí là một tơng lai gần

Chơng 3

Một số đổi mới của tiểu thuyết viết về ngời lính và chiến tranh cách mạng sau những năm 80- Từ góc nhìn thi pháp

thể loại

Một phần của tài liệu Những đổi mới của tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w