Chất thơ trong tiểu thuyết chiến tranh hôm nay đem đến sự cân bằng hài hoà, lắng lại của mạch chảy cảm xúc lịch sử tâm hồn. Xuất hiện không phải ở mức độ đậm đặc nhng giọng văn trữ tình tạo âm điệu sâu lắng của tác phẩm và trong sự cảm nhận. Đó không chỉ biểu hiện, kết tinh ở những tinh tế, nhạy cảm của chủ thể sáng tạo mà còn là một phơng thức hữu hiệu khám phá bức tranh sinh động của tiểu thuyết hôm nay. Tiểu thuyết chiến tranh hôm nay không phải đợc triển
khai bằng mạch chảy triền miên của câu chuyện kể trên cơ sở kết nối các sự kiện. Bởi vậy, sẽ không khuôn lại ở giọng trầm hùng, âm hởng ngợi ca trong cảm hứng sử thi một thời, tiểu thuyết chiến tranh hôm nay đi vào mọi mặt đời thờng tự nhiên dung dị. Với chất giọng trữ tình, tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới đã dung hoà, hạn chế dòng thác cuộn chảy của lịch sử sự kiện. Văn phong mang cảm xúc tự nhiên, trữ tình sâu lắng dễ đi vào lòng ngời.
Nhng sự biểu hiện và bao hàm cả sự tiếp nhận chất giọng trữ tình trong tiểu thuyết chiến tranh hôm nay đã có sự chuyển hớng. Những trang viết rng rng cảm xúc luôn là yếu tố tạo nền cho tính chất triết lí suy nghiệm hoặc tạo cơ sở để bộc lộ đời sống nội tâm của nhân vật. Trữ tình là dòng chảy cảm xúc đợc chắt xiết từ tâm cảnh trong mối tơng quan với ngoại cảnh. Đó là sự đồng vọng của nhà văn trải trong cái nhìn của nhân vật với quá khứ và thực tại. Lịch sử cuộc chiến không chỉ có những khốc liệt dữ dội và không phải bao giờ cũng phải đợc biểu hiện ở khí thế dồn dập gấp gáp. Tái hiện lịch sử cuộc chiến trong sự lắng lại của tâm hồn ngời lính bằng cảm xúc trữ tình tự nhiên, tính hiện thực của vấn đề càng đợc đề cao.
Mở đầu tác phẩm Thân phận của tình yêu là sự trải rộng bức tranh toàn cảnh mà man mác âm hởng của “nỗi buồn chiến tranh”: “Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh với miền hậu cứ Cánh Bắc của mặt trận B3êm ả nhng muộn màng. Tháng chín, tháng mời, rồi tháng mời một nữa đã trôi qua. Vậy mà trên dọc dòng Ya- Crông – Picô làn nớc mùa ma xanh ngắt vẫn tràn ắp đôi bờ. Thời tiết vẫn bấp bênh. Ngày nắng. Đêm ma. Ma nhỏ thôi, nhng ma M… a Núi non nhạt nhoà,… nhng nẻo ra mù mịt. Cây rừng ớt át, cánh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng ngùn ngụt bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục và âm thầm lẫn trong tiếng… suối là tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu nghe vời vợi xa xôi và tuyệt mù h ảo nh một âm vang vọng lại từ một thời nào đó, một nơi nào đó của quá khứ, nh là tiếng của làn lá vàng rơi trên thảm cỏ từ lâu lắm rồi” [44, 5]. Sự tĩnh lặng đến rợn ngợp của cảnh vật đi liền với tiếng thở dài của tâm trạng – tâm trạng của những ngời lính trung đoàn ba đang mòn mỏi trong chiến trận; những
con ngời “ủ dột, yếm thế. Đời sống mục ra”, “lãnh đạm, ơ hờ”. Con ngời cần sự cân bằng của tâm thế, điều đó có thể tìm lại đợc trong sự giao thoa với thiên nhiên nhng cũng có khi khung cảnh của thiên nhiên càng tăng thêm nỗi cô quạnh của lòng ngời.
Với tiểu thuyết Chu Lai, giọng rng rng cảm xúc trữ tình luôn thờng trực trong giây phút thăng hoa của cảm hứng nhân văn. Chất giọng đằm thắm ấy luôn hớng đến cái khao khát cao cả của tình ngời, bởi vậy “ ngắm một bức tranh khung cảnh mùa đông là để cảm nhận cái không khí đầm ấm của cảnh sum họp” [27, 230], một bức tranh lao động phấn khích của những cựu binh một thời vợt lên số phận thật cảm động, trí tởng tợng có phong phú đến đâu cũng không vẽ lên bức tranh thơ mộng của đời sống kham khổ cực nhọc đến vậy “cả cánh rừng cao su hút hoẳm bóng tối bỗng sáng rực những vệt đèn bin trên trán các cô gái chém qua chém lại Những chấm trắng ứa ra, rịn ra mọng dần, và chảy trôi theo dòng… xuống miệng tô gài ở dới gốc cây Trong thinh không vắng lặng tiếng mủ rơi… vào chén nghe tinh tang nh ma nh sơng, nh những giọt đàn dịu nhẹ mát ruột mát gan” [25, 154] Chất trữ tình vì thế rất nên thơ trầm lắng.…
Với lối viết thuần cảm xúc, đạt đợc sự hồn nhiên tơi trẻ, tiểu thuyết chiến tranh hôm nay thực sự đã có đợc chất trữ tình sâu lắng. Mọi tình tiết trong tác phẩm không bị chi phối bởi tính chất sự kiện mà đợc bộc lộ tự nhiên tự tại. Nhiều lúc, cảm xúc tâm tình của nhà văn đợc dàn trải trực diện trên từng con chữ. Chất trữ tình của tác phẩm đợc chắt lọc từ cảm xúc chân thực hồn nhiên trong sáng, dung dị của ngời cầm bút. Lạc rừng đạt đến độ dung dị, đằm thắm xuất phát từ những rung cảm thực sự của nhà văn Trung Trung Đỉnh, bởi sự bắt gặp của “ý t- ởng và cuộc sống”. Vì thế Lạc rừng có “nhiều tính thơ, bởi vì tác giả cũng nhìn hiện thực bằng cái tim thơ, con mắt thơ. Tác giả lấy sự trong trắng để đo nhân vật” [13, 16]. Cái hay của tác phẩm chính là khắc hoạ sự ngây thơ, hồn nhiên của anh chàng lính lạc rừng của buổi đầu đời binh nghiệp. Bởi vậy ngôn ngữ ở đây không cứng cỏi, lên gân mà thủ thỉ tâm tình. Nhiều khi là những dòng tự trào của cảm xúc, chắt lọc sâu lắng của tâm hồn trên bề mặt con chữ. Với lối viết chân ph-
ơng tha thoáng, tất cả hiện lên tự nhiên sinh động giữa nhân vật tôi - chàng lính lạc rừng – trong sự hoà hợp với đời sống núi rừng. Tác giả không bỏ qua nét vẽ đời thờng, khung cảnh sinh hoạt sinh động của bản sắc văn hoá vùng cao để đề cao tính hiện thực của tác phẩm. Tác phẩm ấn tợng với bạn đọc còn ở những trang viết đẹp về những chuyến đi săn, những ngày hội làng, những tập tục văn hoá đồng bào Bana Cho nên … Lạc rừng đợc đánh giá là in đậm cảm hứng thơ là
vì thế ! Cũng bằng chất thơ, trữ tình sâu lắng mà cái nhìn chiến tranh trong tác phẩm hoàn toàn không cứng nhắc, tất cả vấn đề đều đợc gợi, có sức gợi và sự suy nghiệm đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của độc giả.
Mặc dù xuất hiện không thờng trực, giọng trữ tình thực sự góp phần tạo nên những cung bậc đa thanh cho tiểu thuyết chiến tranh hôm nay.