Bàn về tính đối thoại, M. Bakhtin viết: “đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của sự sống con ngời sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời,… đồng ý con ng… ời khi ra đi đã nói lời của mình, nhng bản thân lời nói ấy còn đọng lại mãi mãi trong cuộc đối thoại không bao giờ kết thúc ” [9, 24]. Đối thoại là phơng thức tạo nên cấu trúc mở của tác phẩm và hớng tới sự cảm thụ dân chủ trong tính đa dạng đa nghĩa của bức tranh hình tợng trong văn xuôi hiện đại hôm nay nói chung, tiểu thuyết đề tài chiến tranh nói riêng. Với tầm nhận thức mới, cùng với sự vận động của một nền văn học trong xu hớng hiện đại hoá luôn hớng đến tính dân chủ trong sáng tạo và cả trong quá trình cảm nhận tất yếu dẫn đến sự thay đổi hình thức ngôn ngữ trong tác phẩm. Bầu không khí sáng tác mới, nhà văn luôn tạo nên mối quan hệ cởi mở, giao lu với độc giả. Bộ ba mối quan hệ: nhà văn – nhân vật - độc giả tạo nên một vòng tròn khép kín, vận động trong quy trình luôn hớng đến sự đối thoại. Xu hớng đối thoại vì thế cũng trở nên thờng
trực tạo nên giọng phức điệu, đa thanh của ngôn ngữ trong tiểu thuyết chiến tranh hôm nay.
Với tiểu thuyết trớc chiến tranh, nhân vật đợc phân tuyến địch – ta rạch ròi, điểm nhìn nhà văn hoàn toàn trùng với điểm nhìn của nhân vật chính diện. Vì thế, phát ngôn của nhân vật chính diện chính là hiện thân của lý tởng cách mạng, lý tởng thời đại cũng nh lý tởng của tác giả. Đó là ngôn ngữ đơn thanh, một giọng. Là ngôn ngữ của lòng yêu nớc, của lòng thuỷ chung, của ý chí quyết tâm chiến thắng quân thù. Xu thế, âm hởng chủ đạo của ngôn ngữ là giọng ngợi ca, sử thi mà xem nhẹ tính đối thoại đa âm.
Tiểu thuyết chiến tranh hôm nay không dừng lại ở việc tái hiện bức tranh hiện thực một thời của lịch sử mà còn nặng tính chất suy nghiệm, thể hiện khát vọng nhận thức, khám phá đến tận cùng ở vấn đề lật lại. Ơ’ đề tài chiến tranh, tiểu thuyết hôm nay không có ý định biến thành phơng tiện truyền tin, tái hồi t liệu lịch sử. Tôn trọng tính dân chủ trong việc tiếp nhận cũng đồng nghĩa với việc nâng cao tầm nhận thức tính chân thực của vấn đề. Giờ đây, thông tin hoàn toàn tiếp nhận không thụ động một chiều, mà trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc “thông điệp của lời nói phụ thuộc vào ngời đối thoại chứ không phụ thuộc vào ngời nói” [9, 25].
Chính vì vậy công việc của tiểu thuyết chiến tranh hôm nay chuyển từ vai trò của ngời tuyên truyền cổ vũ một thời sang bình diện suy nghiệm. “Nhà văn không áp đặt cho ngời đọc t tởng có sẵn, đợc hình tợng hoá mà mang đến cho họ bức tranh sinh động về cuộc sống thấm nhuần những cảm xúc suy nghĩ của mình, gợi ra cho họ, cùng thảo luận với họ, và để họ tự phán xét” [54, 39]. Trong Chim
én bay, Nguyễn Trí Huân nhìn cuộc chiến dới những góc độ khác nhau trên cơ sở
của sự đối thoại với nhân vật, giữa nhân vật với nhau. Nhà văn tham gia bình luận với nhân vật về vấn đề chiến tranh. Chiến tranh ở đây luôn đợc nhìn nhận trên tính hai mặt của vấn đề, soi chiếu từ hai phía thắng bại. Bởi vậy âm hởng của tác phẩm không chỉ là ngợi ca mà còn là sự ngậm ngùi chua xót. Cảm nhận vấn đề thế nào lại hoàn toàn phụ thuộc vào độc giả. Độc giả có thể tìm đến sự đồng cảm
với những mất mát mà Quy phải chịu đựng nhng cũng có thể là niềm tự hào trớc tính cách mạnh mẽ vợt lên số phận. Theo dõi số phận nhân vật, trò chuyện với nhân vật để từ đó độc giả từ tìm thấy đáp án cho quá trình nhận thức hiện thực lịch sử cuộc chiến. ở đây t tởng nhà văn hoàn toàn không bộc lộ trực diện trên bề mặt con chữ mà tác giả trao quyền phát ngôn cho nhân vật.
Nếu tiểu thuyết trớc chiến tranh với mạch chảy của cảm hứng sử thi, cái phần khốc liệt của cuộc chiến đợc viện dẫn để làm nổi bật cái anh dũng, hào hùng, tiểu thuyết vì đó mà rng rng giọng trữ tình, thì tiểu thuyết viết về chiến tranh sau những năm 80 chuyển sang khuynh hớng thế sự đời t, đi vào mọi ngõ ngách, góc khuất, đặt nhân vật trong cái nhìn lỡng diện. Vì thế giọng điệu đa thanh là hình thức thích ứng. Trong tiểu thuyết Bến không chồng, Dơng Hớng đã thông qua nhân vật Nguyễn Vạn để phác hoạ nên một nhân vật – t tởng, hiện thân của nhân vật tác giả, trong quá trình nhận thức hiện thực. Nếu mở đầu tác phẩm là hình ảnh của một Nguyễn Vạn trở về làng sau chiến trận Điện Biên Phủ với tấm ngực đỏ chói huy chơng ngập tràn trong men say chiến thắng; để rồi sau đó luôn gò mình trong lý tởng, tính mô phạm một thời của chiến tranh thì kết thúc tác phẩm lại bằng cái chết – kết cục của một bi kịch không lối thoát. Phía sau những tấm huy chơng lấp lánh là cả những cay đắng ngậm ngùi. Trong Nguyễn Vạn là sự tồn tại của hai con ngời: một con ngời khuôn mình trong mô phạm lý t- ởng và con ngời cá nhân luôn trỗi dậy một ý thức mãnh liệt phá tan rào cản để tìm kiếm hạnh phúc đời thờng. Vì thế, ở đây, tác giả - một dạng độc giả đặc biệt – hoá thân bằng sự biểu hiện hình tợng khách quan. Vì để thể hiện đợc cái nhìn
con ngời ấy trong con ngời này nh một thực thể phức hợp nên giọng kể của tác
giả không còn đơn diệu nữa mà đã chuyển sang đa thanh, phức điệu: có sự lên án, có sự bào chữa, có sự ngậm ngùi chua xót và có cả sự tự xỉ vả mình. Càng về cuối, hình tợng tác giả xuất hiện trong tác phẩm có phần bình đẳng trong mối t- ơng quan với nhân vật. Nhà văn hoàn toàn tớc bỏ cảm hứng ngợi ca ban đầu đi vào đào sâu, phân tích, chiêm nghiệm để đánh giá, để đối thoại trong hệ quy chiếu của những giá trị nhân văn đơng đại. Vô hình trung, nhà văn cuốn độc giả tham gia vào cuộc luận bàn, đối sánh, cùng tìm tòi, phát hiện giá trị đích thực mà
tác phẩm hớng đến. Những cuộc đối thoại ở đây sẽ không bao giờ có điểm dừng bởi khái niệm hạnh phúc luôn là khả biến và sự nhận thức là vô cùng.
Ngôn ngữ đối thoại - đa thanh là hình thức tơng ứng trong việc khắc hoạ hình tợng ngời lính trong tiểu thuyết đề tài chiến tranh thời kỳ đổi mới với sự thể hiện “con ngời hoặc cao lớn hơn thân phận của mình, hoặc nhỏ bé hơn tính ngời của mình” [3, 72]. Ngời lính hôm nay luôn đợc quan sát dới cái nhìn lỡng diện, cả phần Con lẫn phần Ngời, vì thế ngôn ngữ không dừng lại ở bè ngợi ca, trầm hùng mà còn lạ cả sự phán xét, suy nghiệm. Trong Ăn mày dĩ vãng, khi Hai Hùng thổ lộ những giây phút khó khăn nhất của ngời lính trong chiến trận mà mềm lòng nhụt chí bằng một ngữ điệu xót xa chua chát, nhà văn đứng ngoài cuộc quan sát và phản ánh vấn đề, nhng thực ra đã có sự đối thoại ngầm với độc giả trong việc suy nghiệm, xét đoán, đánh giá vấn đề. Chúng ta thừa nhận thể loại tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết trong chiến tranh thời kỳ đổi mới tồn tại tính thờng trực của ngôn ngữ tâm trạng – ngôn ngữ tính cách thì cũng đồng nghĩa với việc khẳng định xu thế chủ đạo của hình thức đối thoại của ngôn ngữ. Vì thế, độc giả có thể tiếp cận hình tợng từ nhiều phía và đối thoại là phơng thức để tiếp cận tự do sâu sát để cảm nhận chân thực nhất, mới mẻ, dân chủ ý nghĩ của sự kiện. Sao đổi ngôi đợc triển khai thông qua lời kể của nhân vật Sơn bằng những gì anh đã thấy
đợc, nghe đợc, hiểu đợc trên con đờng binh nghiệp cũng nh đờng đời. Tất nhiên độc giả sẽ không ngây ngô ở khái niệm một câu chuyện của nhân vật mà quên đi vai trò “tạo hoá” của bàn tay tác giả: “những điều Sơn kể lại, cách hiểu, cách nói của Sơn đều tuỳ thuộc vào những t… tởng chủ đề một cách có ý thức của nhà văn. Đó là một lối dẫn chuyện, cách kể chuyện từ điểm nhìn nhân vật. Hớng tiếp nhận tác phẩm “phải trớc hết nh là cái nhìn của ngời lính bình thờng vào cuộc chiến tranh mà mình tham dự, nh là kinh nghiệm, trải nghiệm, của ngời dân th- ờng đi qua cuộc chiến” [41, 298]. Thực tế, câu chuyện đợc triển khai với sự tham gia phức hợp của nhiều giọng kể mà nhân vật Sơn giữ bè âm chủ, dẫn truyện. Điểm nhìn lịch sử chiến tranh không phải ở “sở chỉ huy” nh tiểu thuyết thời kỳ chiến tranh – mà xuất phát từ ngời lính dới chiến hào.
Tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới đợc triển khai trên cả một hệ thống những “ngôn ngữ soi sáng nhau, đối thoại với nhau”, “hình tợng ngôn ngữ gắn bó với nhau bằng những quan hệ đối thoại đặc thù” [3, 86]. Vấn đề đợc rút ra soi tỏ phải trên cơ sở tầm nhận thức qua các hình thức đối thoại tơng ứng. Tính thờng trực của xu thế đối thoại trong tiểu thuyết chiến tranh hôm nay tạo nên giọng đa thanh, phức điệu; điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở ra sự cảm nhận dân chủ, đa diện về lịch sử cuộc chiến cũng nh hình tợng ngời lính trong lịch sử và hôm nay. Đó cũng là một phơng thức quan trọng để dân chủ hoá nghệ thuật, dân chủ hoá t duy nghệ thuật trong văn học đơng đại nói chung.