Không gian sinh hoạt

Một phần của tài liệu Những đổi mới của tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay (Trang 72 - 77)

Nhìn một cách khách quan, mảng tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng trong văn học sau 1975 của ta còn nghèo.Tuy nhiên, thể loại này đã có đợc bớc chuyển mình, mang đậm dấu ấn của sự cách tân, đổi mới. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự chuyển mình ấy là sự tổ chức không gian nghệ thuật trong các tác phẩm.

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế nghệ thuật, “là sản phẩm sáng tạo của nghệ sỹ nhằm biểu hiện con ngời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [50, 88]. Là sản phẩm của ý thức chủ thể sáng tạo, không gian mang tính quan niệm, sự chuyển đổi này ở các tiểu thuyết viết về chiến tranh thể hiện sự đổi mới cách tiếp cận hiện thực, thể hiện chiều sâu của sự cảm nhận về số phận con ngời nói chung, ngời lính nói riêng. Những dấu hiệu của sự chuyển đổi hình thức không gian nghệ thuật nh thu hẹp bối cảnh của tuyến sự kiện, thu hẹp không gian, không gian pha trộn hai miền thực - ảo…

Hình thức rút gọn không gian là biểu hiện rõ nét nhất của sự chuyển đổi không gian sinh hoạt. Thu hẹp không gian đã trở thành một thủ pháp phổ biến trong tác phẩm của những cây bút tiểu thuyết có nghề nhất hiện nay. Những tiểu thuyết đoạt giải hoặc đợc d luận chú ý vừa qua đều thể hiện điều đó: Thân phận

của tình yêu (Bảo Ninh); Bến không chồng (Dơng Hớng), Lạc rừng (Trung

Trung Đỉnh); Vòng tròn bội bạc (Chu Lai)…

Sự chuyển đổi cảm hứng sáng tạo tất yếu kéo theo sự cách tân của yếu tố hình thức nghệ thuật nói chung, không gian nghệ thuật nói riêng. Nếu trớc chiến tranh với cảm hứng sử thi, tiểu thuyết tập trung diễn tả không gian mang tính cộng

đồng: Con đờng, trận địa, quảng trờng để từ đấy làm bật nổi vị thế của ng… ời anh hùng, tập thể anh hùng thì giờ đây với nét chủ đạo của cảm hứng thế sự, khám phá ngõ ngách đời t của số phận con ngời cá nhân, tiểu thuyết nghiêng về không gian sinh hoạt đời thờng, thu hẹp không gian để làm bật nổi tính cách nội tâm. Nhân vật, vì thế, đợc soi xét trong cái nhìn lỡng diện, cận cảnh, cụ thể, chi tiết với đầy đủ mọi diễn biến phức tạp của đời sống tâm lý.

Nhân vật Kiên (Thân phận của tình yêu) dờng nh bị đóng khung trong căn buồng chật hẹp. Căn gác ẩm ớt, nhờ nhợ của Kiên là hiện hữu cái đời sống bức bối, ngột ngạt của thực tại, là một thế giới vô cảm, lãnh đạm tách biệt với guồng quay sôi động của cuộc sống. Giữa bốn bức tờng khép kín, Kiên hiện lên đậm nét trong dòng tâm trạng giằng xé của kí ức và thực tại. “Giữa mớ đồ đạc và bàn ghế tồi tàn, giữa bốn bức tờng tróc lở, những sách báo trồng đống trên sàn nhà bụi bặm, nứt nẻ, những vỏ chai lăn lóc, cái tủ đầy gián, chiếc gờng xiêu vẹo bừa bãi chăn màn sơ xác, anh đã viết một mạch trọn vẹn với thần hứng không bao giờ còn có lại - thiên truyện đầu tiên trong đời, làm sống dậy một cách đặc biệt tàn nhẫn trận tử chiến Truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh”. Rõ ràng không gian ở đây không đơn thuần là phông màn hình thức, phác hoạ bâng quơ, mà rất cụ thể, chi tiết, đậm tính triết lý suy t- ởng. Một thực trạng đời sống thật nhếch nhác, tăm tối nhng vẫn còn căng tràn, ngùn ngụt nhiệt huyết chảy trong ngời lính thời hậu chiến. Có ngôn ngữ đồ vật, tất yếu có ngôn ngữ của không gian. Bao giờ trở về với không gian khép kín của cảm giác chật hẹp này, Kiên luôn đợc sống với chính mình, một thời của mình với dòng chảy nhiễu nhại của kí ức. Không gian đặc quánh ý nghĩ tâm trạng. Hằng đêm nh thế “trong phòng rất lạnh nhng anh thấy tức thở oi bức, khó chịu nh thể đang đứng trớc một cơn giông giữa một đêm hè. Cảm giác không toại nguyện đắng ngắt ”. Không gian trở thành rào cản cho sự phóng thích tâm hồn, đối lập không gian hẹp với tâm hồn đòi giải toả làm tăng kịch tính của diễn biến tâm trạng, bi kịch số phận đời t vì thế cũng đợc khắc hoạ đậm nét.

Trở về sau chiến tranh, ngời lính rơi vào mặc cảm, lạc lõng với đời sống thực tại. Họ luôn đặt trong sự giằng xé của ý thức phẩm cách và mặt trái của cơ chế thị trờng. Chính vì vậy việc tạo cho họ một khoảng không thu hẹp mang ý hết sức tự nhiên, chân thực. Nhân vật thờng sống khép mình, thu mình tự giam mình bằng bức tờng vô hình nhng lại bằng cái hiện hữu là khoảng không chật hẹp, một khoảng không hoàn toàn sở hữu. Trong Vòng tròn bội bạc, Chu Lai đã để cho nhân vật độc diễn trong thế giới căn giác xép. “Linh lặng lẽ chui vào căn lều vịt trên cao của mình. Đúng là chỉ bằng một cái lều vịt, rộng hai mét rỡi, vừa đủ để kê một chiếc giờng con và một chiếc bàn gỗ mộc của học trò. Mùa đông hơi lạnh một chút nhng mùa hè lại rất mát nếu không có những buổi tra hơi nóng hầm hập cứ xối từ trên mái lợp từ giấy dầu xuống. Chẳng sao miễn nó là của mình, một khoảng không gian bé nhỏ của riêng mình Nơi đây một mảnh nông thôn trong… phố chợ, một chút thiên nhiên trong nắng bụi cuộc đời sẽ là của anh, của anh vĩnh viễn, thây kệ cho mọi sự xoay vần” [28, 111]. Một thế giới thu nhỏ, đặt bức vách ngăn cách, đờng ranh giới rạch ròi với cuộc sống xô bồ. Họ trốn chạy thực tại hay là tự thanh lọc tâm hồn. Đó là bi kịch, tấn bi kịch của ngời lính giữa cái ngổn ngang bề bộn đời thờng. Cái bi kịch đẩy đến đỉnh điểm đặt trong một khoảng không chng đúc, dồn nén, vón cục, ngột ngạt. Căn gác xép là tiếng lòng của nhân vật.

Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời hậu chiến đã nghiêng về bối cảnh của không gian sinh hoạt. Nếu văn học thời kỳ chiến tranh lấy bối cảnh chiến trận, không gian chiến trận thì tiểu thuyết thời kỳ đổi mới mang đậm dấu ấn của không gian sinh hoạt đời thờng. Lạc rừng lấy bối cảnh hoàn toàn trực diện của cuộc chiến nhng tác phẩm không chỉ dừng lại ở cái khí thế hào hùng, cuộc chiến âm thầm mà không kém phần gay go quyết liệt, cái quan trọng hơn tác giả đã không để bối cảnh sôi động của cuộc chiến nhấn chìm nét vẽ tơi nguyên của đời sống sinh hoạt. Lạc rừng mang đậm dấu ấn tập tục, đời sống sinh hoạt của dân tộc Ba Na. Hình ảnh ông già Phới hiện lên không phải nặng về vai trò thủ lĩnh trong chiến trận, mà ông là biểu tợng của những lễ nghi cộng đồng, giữa quần thể tộc ngời, hiện lên hình ảnh “Già Phới bú !”. Những cuộc đi săn, những đêm lễ

hội...đợc mô tả rất chi tiết. Thế giới tâm hồn của ngời Ba Na đợc gắn chặt với khoảng không bí ẩn của hang đá...Chính những điều đó đem đến cho tác phẩm mạch thở hết sức tự nhiên hồn hậu.

Nếu Lạc rừng phác hoạ đậm nét phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của ngời dân miền núi thì ở Bến không chồng lại là bức tranh làng quê đầy xót xa với những nghi lễ dòng tộc và không khí ngột ngạt, bức bách trong bối cảnh chiến trận của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm không cố dựng lại bối cảnh của cuộc chiến tranh vệ quốc hoành tráng, mà trong không khí chiến trận ấy làng Đông hiện ra trong tấm áo khoác của khung cảnh thanh bình mà đằng sau đó là những xót xa buồn tẻ của tập hợp của những mảnh đời bất hạnh, mặt trái của bi kịch chiến tranh. Cái từ đờng họ Nguyễn là khoảng không minh chứng cho biết bao số phận bất hạnh và cả những hủ tục nặng nề của lễ nghi dòng họ. Hạnh - cô con dâu họ Nguyễn – luôn ngột ngạt, day dứt, dằn vặt trong ngôi nhà ấy, để rồi kết thúc bi kịch cuộc đời trong cuộc chạy trốn khỏi làng Đông. “Bến tình” là khoảng không chứng kiến thân kiếp lỡ làng: Hạnh, Thuỷ, Thắm, Dâu... Một làng Đông vắng lạnh, u buồn mà ngột ngạt để đến mức Nguyễn Vạn – ngời anh hùng cựu trào một thuở- phải lấy cái lều vịt ngoài bờ sông để làm khoảng không gian phóng thích. Mang đậm dấu ấn không gian sinh hoạt, tác giả của Bến không

chồng đã rất thành công khi vào thế giới nội tâm, số phận của con ngời cá nhân

đời thờng.

Trớc chiến tranh, ngời ta lấy bối cảnh con đờng, quảng trờng...để gợi một khí thế hào hùng oanh liệt, đến Thân phận của tình yêu những biểu tợng ấy đợc nhìn nhận dới một góc độ cảm nhận hoàn toàn khác. Cái hình ảnh rầm rập của sân ga không phải để gợi đến nhiệt huyết của tinh thần cách mạng mà đó là hiện hữu mặt trái của cuộc chiến với những mất mát đau thơng “giữa biển điên rồ những tiếng gầm tiếng nổ, khói đặc là lửa táp, không thể trông thấy rõ rệt một cái gì, mà cũng chẳng có thì giờ dù chỉ nửa tích tắc để chạnh nghĩ đến một mạng sống của một ai đấy. Bởi vì không còn gì nữa cả trong cái thế giới kinh khủng, bị bóp nghẹt, bị nén lại đến hết mực này: không có ánh mặt trời, không có không khí,

hơi thở, không còn con ngời, lòng nhân tình trắc ẩn ” [44, 253]. Bi kịch … Thân phận của tình yêu giữa Kiên và Phơng cũng bắt nguồn từ thế giới loạn ly ấy. Để

sau này Truông Gọi Hồn trở thành nỗi ám ảnh Kiên trong cái nhìn bao dung, thấu hiểu khát vọng , tâm tình của những tâm hồn lính. Truông Gọi Hồn không đi vào địa danh lịch sử với những chiến công hiển hách mà đấy là thế giới của những đam mê cháy bỏng, của những khao khát rất giản dị, rất đời – một phần rất thực của con ngời. Khắc hoạ bối cảnh ấy, tác phẩm hoàn toàn không bị hạn chế ở cái nhìn bi quan, ngợc lại nó toát lên t tởng nhân văn bởi tính chân thật, không né tránh; phần đời t, góc sâu thẳm tâm hồn con ngời không bị bối cảnh chung lấn l- ớt.

Một điểm dễ nhận thấy, trở thành xu thế thờng trực trong tiểu thuyết viết về chiến tranh và ngời lính cách mạng sau những năm 80 là sự pha trộn, đan xen của những mảng không gian đối lập: thực - ảo, hiện tại – quá khứ Đây là hình… thức nghệ thuật tơng ứng với chuyển đổi thế giới nhân vật: Từ ngời lính trong chiến tranh đến lịch sử chiến tranh trong tâm hồn ngời lính. Đặt ra khoảng không pha trận, nhân vật luôn tự tạo nên sự giằng xé, mâu thuẫn. Có khi nhân vật rơi vào hẫng hụt, vô định. Tởng nh hoàn toàn là miền vô thức nhng lại là bối cảnh phù hợp cho nhân vật suy tởng xuất hiện. Mặt khác đẩy nhân vật trong khoảng không nhập nhằng nh vậy, bi kịch nhân vật bùng phát tự nhiên. Nhân vật Kiên luôn chìm ngập trong thế giới của quá khứ, thế nhng kí ức không còn lành ranh giới với thực tại, “Kể từ ngày Phơng từ bỏ anh, hằng đêm Kiên mất ngủ vì những giấc mơ kể lại cuộc đời anh với những lối kể kì lạ. vô tận với những đoạn đời khác biệt đột ngột hiện lên cùng một lúc tạo nên trong kí ức Kiên những vùng không gian mới, những vùng quá khứ cha từng có. Tâm hồn anh dờng nh trong đau khổ đã biến hình. Có vẻ nh giờ đây anh lại một lần bắt đầu yêu một tình yêu mới, một tình yêu khác nữa với Phơng nhng lần trong những trang cha từng đợc giở ra của dĩ vãng. Và một cuộc chiến tranh khác, một thời buổi bão táp khác. D- ới một bầu trời khác của quá khứ”. Không còn tồn tại không gian thực tại mà là một không gian ảo, không gian tâm tởng; thế giới linh hồn nhân vật hiện lên chân thực, vẹn nguyên với đầy đủ mọi dạng thái cảm xúc.

Xét đến cùng mọi sự đổi mới cách tân của hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ t duy, cảm hứng nghệ thuật. Sự thay đổi của yếu tố hình thức không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đề tài chiến tranh trong những năm 80 không nằm ngoài quy luật ấy. Từ cảm hứng sử thi trong tiểu thuyết thời chiến tranh đến cảm hứng thế sự thời hậu chiến kéo theo sự chuyển đổi tơng ứng: không gian cộng đồng sang không gian đời t, không gian thu hẹp; từ không gian chiến trận sang không gian sinh hoạt, không gian gia đình. Đó là hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi nội dung cảm hứng.

Một phần của tài liệu Những đổi mới của tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh và người lính cách mạng từ thập kỷ 80 đến nay (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w