Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 32 - 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn

trong văn học

Thoạt đầu, thuật ngữ “chủ nghĩa hậu hiện đai” (Postmodernism) dùng để chỉ một khuynh hướng nghệ thuật ra đời vào khoảng thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 như là một sự thách thức đối với đời sống văn hóa nghệ thuật thời hiện đại. Tinh thần hậu hiện đại thể hiện ở khắp mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá tinh thần, từ văn học nghệ thuật, hội hoạ, kiến trúc tới các nghành khoa học cơ bản tự nhiên và xã hội.

Ở phương Tây, các triết gia cụ thể hoá cách hiểu về hậu hiện đại, xuất phát từ những góc nhìn khác nhau: F.Jameson coi đó là ý thức văn hoá của "chủ nghĩa tư bản muộn", còn J.Baudrillard xem là hệ quả của sự bùng nổ thông tin đại chúng; W.Fokkema xem là "kết thúc đại tự sự"; Derrida gọi đó là "giải trung tâm"; Foucault xem đó là "khảo cổ học tri thức"... Cũng theo họ,

hậu hiện đại hình thành như hệ quả tất yếu của cuộc đại khủng hoảng về nhận thức luận xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 19 cùng với sự phá sản của chủ nghĩa kinh nghiệm thực chứng. Cuộc khủng hoảng này càng trở nên sâu sắc khi những phát kiến khoa học vĩ đại của thể kỷ 21 như thuyết tương đối của Einstein, nguyên lý bất định của Heisenberg, lý thuyết đa thế giới của Embfred, lý thuyết hỗn loạn của I. Prigorin... và sự bùng nổ thông tin, đã làm đảo lộn bức tranh về thế giới. Các "Lịch sử lớn" - trung tâm - trục chính, bị giật đổ, thực tại trở nên hỗn loạn, trống rỗng. Mỗi nền văn hóa, mỗi thế hệ, cá nhân, tạo dựng cho mình một "hiện thực" từ những cái mà Jean Baudrillard gọi là simulacrum - "copy không có bản gốc - những "ngụy tạo". Sự quá tải của nhận thức con người trước lượng tri thức của nhân loại được tích lũy trong hàng ngàn năm và phát triển theo cấp độ nhân vào thời hiện tại dẫn tới sự phá sản nhận thức, con người lâm vào tình trạng "chấn thương hậu hiện đại" và "biến mất", xét từ cái nhìn truyền thống về con người -trung tâm vũ trụ, những cá tính khổng lồ, hoàn chỉnh. Về phương diện thuật ngữ "post- hậu", hậu hiện đại là giai đoạn sau của chủ nghĩa hiện đại.

Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại khởi đầu từ nghệ thuật kiến trúc, sau đó lan sang nghệ thuật hội họa và các nghệ thuật khác, đặc biệt trong lĩnh vực văn học. Thuật ngữ “Chủ nghĩa hậu hiện đại” lần đầu tiên được dùng trong một cuốn sách xuất bản năm 1917 của nhà triết học người Đức Rudolf Pannwitz đã phát triển ý nghĩa của thuật ngữ này. Danh từ này được phổ biến vào những năm thập niên 1960, khi những cuốn sách phê bình về nghệ thuật kiến trúc, như: The Death and life of great American Cities của Jane Jacobs (1961) và cuốn Complexity and Contradiction in Architecture của Robert Venturi (1966). Trong hai tập sách này, cả hai tác giả đều đề nghị giới trí thức hiện đại phải có tầm nhìn vượt lên thời hiện đại. Trong suốt thập niên 60 của thế kỷ trước, danh từ Postmodernism được giới nghệ sỹ và nhà phê bình sử

dụng để chỉ trích sự cạn kiệt của chủ nghĩa hiện đại là để mô tả những khuynh hướng nghệ thuật muốn vượt qua phạm vi giới hạn của chủ nghĩa hiện đại.

Hiểu đơn giản, chủ nghĩa hậu hiện đại là một một cách nhìn nhận thế giới và con người, là hệ quả tất yếu của thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Theo những người chủ trương phát triển chủ nghĩa hậu hiện đại, thì đó là một bước tiến so với chủ nghĩa hiện đại. Nơi khởi xuất và phát triển mạnh của chủ nghĩa hậu hiện đại là ở Mỹ. Nhưng lý thuyết cơ bản về chủ nghĩa hậu hiện đại thì lại được các học giả Pháp dựng nên. Sau đó không chỉ các nước Tây Âu sử dụng mà cả Nga, Trung quốc, Nhật bản… những trung tâm kinh tế, xã hội lớn cũng sử dụng thuật ngữ này. Điều đó cho thấy, bất kỳ một quốc gia có nền kinh tế, nền khoa học kỹ thuật phát triển nào cũng đều không xa lạ với chủ nghĩa hậu hiện đại.

Như trên đã nói, chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực tư tưởng, triết học, mĩ học, phê bình mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học. Văn học hậu hiện đại là trào lưu văn học phương Tây được bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đến đỉnh cao vào những năm 70, 80 của thế lỉ XX. Nhắc đến văn học hậu hiện đại, người ta thường nhắc đến những nhà văn nổi tiếng, như: William Buroughs (1914 - 1997), Alexander Trocchi (1925- 1984), Kurt Vonnegut (1922 – 2007), John Barth , Donald Barthelme (1931-1989), E. L. Doctorow (1931 - ), Robert Coover, Jerzy Kosinski (1933 - 1991), Don Delillo, Thomas Pynchon, Ishmael Reed, Kathy Acker (1947 - 1997), Paul Auster , Orhan Pamuk... Chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật vượt bậc, của thành tựu đô thị hóa,.. được thể hiện ở cả ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi với các đặc điểm chính: đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn, phi trung tâm, phi mạch lạc; hạn chế tối đa vai trò thống trị của người kể chuyện, không quan tâm đến cốt truyện,

kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ. Chủ nghĩa hậu hiện đại chấp nhận tính dị biệt. Các nhà văn hậu hiện đại chủ nghĩa chủ trương sử dụng các phương thức thể hiện khác biệt với quy chuẩn của văn học hiện đại. Mọi yếu tố nghệ thuật của văn học hiện đại hầu hết được thể hiện một cách tập trung, liền mạch (nên người đọc dễ dàng theo dõi). Ngược lại, ở văn học hậu hiện đại các yếu tố đó được thể hiện một cách rải rác, phân tán như thể những mảnh vỡ... Nhà nghiên cứu Ihab Hassan đã chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn học hiện đại và hậu hiện đại. Về hình thức, văn học hiện đại có hình thức đóng thì văn học hậu hiện đại theo hình thức mở (còn gọi là phi hình thức). Các chi tiết, biến cố... trong tác phẩm văn học hiện đại được sắp xếp và thiết kế một cách kĩ lưỡng bởi sự hư cấu khéo léo và chặt chẽ (chẳng hạn nhiều tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn thường được sắp đặt theo trật tự chặt chẽ của một vở kịch: thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút) thì ở văn học hậu hiện đại, chúng được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gần như không theo một trật tự nào.

Do cấu trúc như thế mà một tác phẩm văn học hiện đại như là một cuộc hành trình về đích, còn văn học hậu hiện đại là một hành trình vẫn còn dang dở. Bởi thế, đọc văn học hiện đại, người đọc có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn sắp đặt của nhà văn. Đến với văn học hậu hiện đại, người đọc lại có cảm giác được tiếp xúc với một thế giới bề bộn, ngổn ngang. Nhà văn hậu hiện đại hạn chế một cách tối đa sự bộc lộ chủ quan của mình. Họ sẽ không bao giờ viết những dòng văn, câu thơ miêu tả mang đậm cảm xúc chủ quan.

Đối với yếu tố nhân vật, nếu như ở văn học hiện đại, nhân vật thường là con người với một khuôn mặt rõ nét, tính cách cụ thể, các hành động tiếp diễn và một “bản lí lịch cá nhân” (mức độ rõ nét tuỳ theo vị trí của nhân vật - chính hay phụ...), thì ở văn học hậu hiện đại, đặc điểm ấy hầu như không còn. Tác phẩm không cho biết nhân vật có đường viền nhân thân thế nào, khuôn

mặt, tính cách... ra sao. Điểm nhìn miêu tả nhân vật thường xuyên di chuyển. Vì thế, chân dung, tâm trạng các nhân vật bị tán thành những mảnh vỡ. Muốn nắm được nhân vật, người đọc phải tự lắp ráp rất nhiều mảnh ghép nằm rải rác ngẫu nhiên đâu đó trong cả tác phẩm. Hầu như người đọc khó có thể bắt gặp những đoạn văn phân tích tâm lí, tâm trạng của nhân vật một cách liền mạch, tập trung. Nhân vật “thản nhiên” trước những biến cố của cuộc sống, khác hẳn với sự bộc lộ thái độ của các nhân vật văn học hiện đại. Chẳng hạn, nhân vật của Franz Kafka rất băn khoăn khi mình bị biến thành con bọ, thì nhân vật của Gaxia Macket mặc nhiên trước việc mình bơi xuống đáy đại dương hoặc bay lên trời... Nhiều khi nhân vật hoàn toàn tồn tại qua cái nhìn, ấn tượng của một nhân vật khác... Có lẽ vì thế mà nhân vật hầu như chẳng có tính cách, khiến người đọc nhầm lẫn nhân vật này với nhân vật khác.

Như vậy có thể thấy, chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa có nguyên nhân sâu xa từ cơ sở xã hội và ý thức của thời đại. Nó không chỉ là một nhân tố văn hóa cô độc, riêng lẻ mà là một nhân tố mang tính toàn cầu. Tuy nhiên nó lại có những nét riêng khi thẩm thấu vào từng hoàn cảnh lịch sử,

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 32 - 36)