Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Trung Quốc

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 36 - 44)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Trung Quốc

chính trị, văn học nghệ thuật.

1.3.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học TrungQuốc Quốc

Nửa sau thế kỉ XX, chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu văn hoá mang tính toàn cầu. Với tư cách là một nhân tố văn hóa mang tính thế giới, hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới sáng tác văn học Trung Quốc. Các yếu tố hậu hiện đại trong văn học Trung quốc chủ yếu xuất hiện sau những năm 80 của thế kỉ XX. Sở dĩ có sự thay đổi này là do Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, kinh tế phát triển mạnh mẽ. Điều này tạo nên sự cởi mở về chính trị, đa nguyên hóa trong sáng tác văn học trung Quốc.

Như chúng ta đã biết, từ những năm 80 của thế kỉ XX, hệ thống chủ nghĩa xã hội bắt đầu sụp đổ trên toàn thế giới. Đặc biệt là sự sụp đổ ở Liên Xô, đã khiến những nước chủ nghĩa xã hội ở châu Á có dịp nhìn nhận và sửa chữa những sai lầm, ảo tưởng của một thời. Trung Quốc vẫn là nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu nhưng không còn sống trong môi trường khép kín, coi mình là trên hết, cùng với việc giữ gìn tín ngưỡng và các giá trị của mình, Trung Quốc cũng tích cực học hỏi các kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản. Từ những năm 40 đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề mà Trung Quốc quan tâm nhất là chính trị và xem nó là nhân tố mang tính quyết định, áp đảo tất cả mọi công việc, mọi lĩnh vực. Chính điều này đã khiến đất nước rơi vào tình trạng "chính trị hóa" trong kinh tế, “chính trị hóa” trong văn hóa, “chính trị hóa” trong cuộc sống hàng ngày, và biến Trung Quốc thành “con người chính trị”. Văn học cũng không nằm ngoài quy luật dường như đã trở thành “định mệnh” bấy lâu nay. Thời kỳ này người ta sáng tác dựa trên nguyên tắc “tám vở kịch và một tác gia”.

Từ sau những năm 80, phương thức tư duy của người Trung Quốc không còn mê muội, u mê và cũng không còn đối lập nhị nguyên đơn giản giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Sự cởi mở về chính trị có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hiện thực cuộc sống đặt ra yêu cầu, văn học tất yếu phải nhìn nhận lại đối tượng vốn có của mình, vượt qua giới hạn của truyền thống. Trung Quốc đã mạnh dạn cho du nhập những thành tựu văn học nổi bật của nước ngoài. Chính sự biến đổi của xã hội Trung Quốc, và sự ảnh hưởng của phương Tây đã thúc đẩy văn học hậu hiện đại ở Trung Quốc phát triển. Các tác giả có dịp nhìn nhận lại ngòi bút, quan niệm sáng tác của mình. Điều này khiến cho nền văn học Trung Quốc từ thập kỉ 80 trở về sau mang đậm màu sắc hậu hiện đại.

Chủ nghĩa hậu hiện đại trước hết du nhập vào Trung Quốc thông qua con đường văn học. Vì vậy rất dễ lý giải vì sao, mặc dù hậu hiện đại ở Trung quốc xuất hiện khá muộn nhưng sớm hình thành một xu hướng nhất định và có những thành tựu đáng nể. Tháng 12 năm 1980, Đổng Đỉnh Sơn đã giới thiệu tiểu thuyết Hậu hiên đại trên tạp chí Đọc sách. Tiếp đó, năm 1982, trên tạp chí Khoa học xã hội nước ngoài, Viên Khả Gia cũng đã đăng tải bài “Về trào lưu chủ nghĩa hậu hiện đại”. Nhưng vấn đề mới mẻ này vẫn còn xa lạ và nhạt nhòa trong đời sống xã hội Trung Quốc. Phải chờ đến các bài thuyết trình của ba nhà lí luận quan trọng của chủ nghĩa Hậu hiện đại phương Tây là I.Hassan, Frederic Jameson, D.W Fokkema vào các năm 1983,1985, 1987 tại các trường Đại học ở Trung Quốc thì hậu hiện đại mới thực sự trở thành vấn đề được mọi người quan tâm và đặc biệt gây tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu Trung Quốc. Từ đây hậu hiện đại làm một cuộc “du hành ngoạn mục” vào địa hạt văn học, ở cả tiểu thuyết lẫn thơ ca và trở thành điểm nóng trên văn đàn đương đại Trung Quốc. Nhìn từ phương Tây, văn học có sự phát triển tương ứng với ba hình thái của chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa tư bản thị trường, chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, và chủ nghĩa tư bản thời kỳ cuối). Ba hình thái văn hoc tương ứng là chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ cuối, tức xã hội hậu công nghiệp, như vậy chủ nghĩa hậu hiện đại là sản phẩm của thời đại xã hội phương Tây đi vào hậu công nghiệp hóa. Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau thế chiến thứ hai. Lúc này kinh tế khôi phục, khoa học kỹ thuật phát triển, ý thức hàng hóa chen vào tất cả mọi lĩnh vực, tạo nên tính không ổn định, khó nắm bắt. Hậu hiện đại hóa kéo theo rất nhiều hệ lụy của nó như ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên, phá hoại sinh thái, ra sức chạy đua vũ trang, làm giảm tinh thần nhân văn, con người trở thành đồ vật phụ thuộc máy móc… Do đó trong ý thức và

trạng thái tâm lý xã hội xuất hiện một tình cảm phẫn nộ sâu sắc, tuyệt vọng, lo lắng… nóng lòng tìm tòi chủ nghĩa cấp tiến mới về mặt tinh thần.

Tuy nhiên hậu hiện đại xuất hiện khá muộn ở Trung Quốc. Theo Lê Huy Tiêu “… Trong khi ở phương Tây, chủ nghĩa hậu hiện đại đã là điểm nóng thì ở Trung Quốc đang bận tiến hành “ Đại cách mạng văn hóa”. Đến khi chủ nghĩa hậu hiện đại của phương Tây đi vào thoái trào thì Trung Quốc, theo đà cải cách mở cửa, những năm 90 mới bắt đầu thảo luận sôi nổi và tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong suốt thời gian rất ngắn, vấn đề thời thượng đối với nhà văn và nhà phê bình Trung Quốc không còn là “lo lắng”, “quái đản”, “cô độc”, “kết cấu” nữa mà là “bằng phẳng”, “giải cấu trúc”, “tính giáp ranh”, “đứt gãy”, “tình cảm lạnh lùng không độ”. Giờ đây vấn đề thời thượng còn là Nítsơ, Becxông, Kafka… mà là Đêriđa, Bacths, Jameson… Thế là trong tình hình còn chưa làm rõ chủ nghĩa hiện đại thì Trung Quốc đã bắt đầu đón nhận chủ nghĩa hậu hiện đại”[81; tr.136]. Thực ra ở thập niên 80 của thế kỷ XX, trong các tác phẩm của những nhà hiện đại chủ nghĩa như Lưu Sách Lạp, Từ Tinh, Mạc Ngôn… đã có ít nhiều yếu tố hậu hiện đại. Nhưng có điều lúc ấy, chủ nghĩa hậu hiện đại chưa bước vào Trung Quốc nên người ta gọi họ là “Chủ nghĩa hiện đại hậu kỳ”. Mãi đến những năm 90 do xã hội thay đổi hệ hình văn hóa, giá trị trung tâm giải thể, sau đó dẫn đến sự trống vắng tinh thần của con người, văn hóa tiêu dùng diễn biến rất nhanh, tiếng nói quyền uy bị thất lạc, những người trí thức bắt đầu tỉnh ngộ, mới hướng tới văn hóa hậu hiện đại để tìm thấy tiếng nói cộng hưởng. Họ không những nhận thức và lý giải chính xác chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây mà còn tự thân thể nghiệm nó. Các tác giả này đã đem đến cho tiểu thuyết Trung Quốc một luồng sinh khí mới, một bầu khí quyển mới.

Trước đây thủ pháp nghệ thuật và hình thái biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực cổ điển Trung Quốc, của chủ nghĩa phê phán châu Âu, của chủ nghĩa

hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trở thành phương pháp tự sự chính thống trong văn tự sự cũng như thơ trữ tình Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhờ có sự giải phóng tư tưởng, các nhà văn Trung Quốc mới thấy có nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết nói riêng và tư duy văn học nói chung. Sự thay đổi về quan niệm cốt truyện, kết cấu,thời gian, không gian, phương thức tự sự và ngôn ngữ của các nhà tiểu thuyết đã đem đến cho người đọc một “khoái cảm”, một cách tiếp nhận mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn hơn. Để minh chứng cho sự “du nhập” và bén rễ của chủ nghĩa hậu hiện đại ở đại lục này có thể dẫn ra hàng loạt các tiểu thuyết gia nổi tiếng, nhiều dòng tiểu thuyết tiêu biểu. Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện hai dòng “tiểu thuyết Tiền phong” và “tiểu thuyết Tân tả thực” chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư trào hậu hiện đại. Đại biểu của dòng “tiểu thuyết Tiền phong” là các nhà văn như Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Hồng Phong, Tàn Tuyết, Cách Phi, Tôn Cam Lộ, Diệp Triệu Ngôn… Đại biểu của dòng “tiểu thuyết Tân tả thực” là các nhà văn như Trì Lợi, Phương Phương, Lưu Chấn Vân, Lưu Hằng, Phạm Tiểu Thanh… Phân tích một số tiểu thuyết đương đại Trung Quốc mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đai ta có thể thấy những đặc điểm sau: lấy văn học làm trò chơi để tiêu giải ý nghĩa, lịch sử biến thành dã sử, dân gian, đứt gãy, luôn thay đổi góc nhìn tự sự và đảo lộn trật tự thời gian để tạo nên “tự sự mê cung”. Xét về phương diện cá nhân tác giả tiểu thuyết đi theo xu hướng hậu hiện đại, nếu Vương Mông là một trong những người có công trong việc đổi mới tiểu thuyết và làm cho tiểu thuyết đương đại Trung Quốc khởi sắc thì Mạc Ngôn chính là “hiện tượng” trong nền văn học đương đại Trung Quốc. Ông đã từng được đè cử nhận giải Nôben và đang trở thành “cơn sốt” trong giới độc giả yêu sách và trong giới nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học Việt Nam.

Qua một cái nhìn khái lược trên đây, có thể thấy, mặc dù văn học hậu hiện đại ở Trung Quốc xuất hiện tương đối muộn, nhưng đã hình thành một xu hướng nhất định. Nó đã có những ảnh hưởng khá sâu rộng trong giới sáng tác và góp phần làm phong phú bức tranh văn học đương đại Trung Quốc,.

Chương 2

TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

2.1. Khái niệm tâm thức hậu hiện đại

Tâm thức tùy theo từng văn cảnh cụ thể mà được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. Có khi nó chỉ tinh thần dân tộc nói chung, bản chất tập thể chung của cộng đồng, có khi nó chỉ một dạng năng lượng tâm thế để bộc lộ cách nhìn, cách chiếm lĩnh cuộc sống. Với cách hiểu sau, ta bắt gặp thật đậm sâu trong tâm tức sáng tạo mỗi nhà văn.

Tâm thức của một thế hệ bộc lộ rõ rệt nhất trong các loại hình nghệ thuật cùng với phê bình nghệ thuật và mỹ học. Tuy nhiên cũng cần đặt nó trong bối cảnh chính trị - xã hội rộng hơn của thời đại để có thể hiểu sâu hơn tâm thức hậu hiện đại. Xã hội con người ngay từ thời xa xưa đã tiềm tàng tâm thức hậu hiện đại. Chẳng hạn trong văn học dân gian của nước ta, tinh thần hoài nghi cái chính thống, thái độ hoài nghi đối với chân lí vẫn được xem là một biểu hiện tồn tại có sẵn trong tâm thức cộng đồng. Thái độ, tâm thức này có thể tìm thấy trong hàng loạt câu nói dân gian, kiểu như: “Miệng nhà quan có gang có thép”, "Muốn nói gian làm quan mà nói", "Tuần hà là cha kẻ cướp", , "Con ơi mẹ bảo câu này/ Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan"... Ở thời trung đại, trong thơ Hồ Xuân Hương, người ta bắt gặp cái nhìn giải thiêng, thái độ bỡn cợt cái chính thống và sự xuất hiện khá dày mảng từ vựng thể hiện thân thể phụ nữ, hoạt động tính giao như: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám”, “Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”... rất gần gũi với cảm thức và tư duy hậu hiện đại như cách hiểu của phương Tây về cụm từ này.

Về phương diện lý thuyết, chủ nghĩa hậu hiện đại đến từ phương Tây với các đại diện tiêu biểu là J.F.Lyotard, P.Anderson, T.Eagleton. F.Jameson, J.Baudrillard… có thể nói hậu hiện đại ra đời vào thập kỉ 60 của thế kỉ XX

như là một sự phản ứng lại chủ nghĩa hiện đại, phản ứng lại những công thức định sẵn. Cái “hậu hiện đại” nổi bật nhất ở đây chính là “cảm quan hậu hiện đại”. Thời đại lịch sử - xã hội cụ thể hiển nhiên sẽ làm nảy sinh trong nó những kiểu tâm trạng xã hội tương ứng. Vậy, cái gì là “cảm quan hậu hiện đại”? Có thể nói vắn tắt, đó là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần của thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng bất an của con người. Bài ca cuộc sống bị “vặn cổ”. Con người méo mó đáng thương, mất sức đề kháng, thậm chí bị tê liệt. Trạng huống bi hài trở nên phổ biến. Cái đẹp thưa vắng, mà, nếu có cũng thưa thớt, mong manh, lạc lõng, chẳng cứu vớt được ai. Cùng là tinh thần phê phán”, song, nếu chủ nghĩa hiện thực cổ điển khát khao mãnh liệt một trật tự đời sống mới để thay thế cho cái hiện tồn; chủ nghĩa hiện đại muốn tạo ra trật tự từ việc điều chỉnh cái hỗn độn của đời sống; thì ở đây cảm quan phổ biến của nhà văn là không còn tin vào cái tốt đẹp, nền tảng; không tin vào cái lý tưởng ở cả ba thì: quá khứ, hiện tại, tương lai. Đành rằng trong sâu thẳm, người nghệ sĩ chân chính không bao giờ hết ước mơ. Song cũng phải thừa nhận tinh thần hoài nghi, hư vô chủ nghĩa là có thật. Nhà văn dường như chỉ còn lại niềm tin sau cùng - tin rằng cuộc đời vẫn không thể khác. Đấy là tinh thần chung nhất. Còn sự thể hiện chúng trong văn chương lại khá đa dạng, phức tạp. Câu chuyện tâm thức là câu chuyện thể hiện nhãn quan giá trị, không chỉ tồn tại trong ý thức, mà còn chìm sâu dưới các tầng vỉa của vô thức, tiềm thức, thấm vào máu huyết, chi phối hành vi giao tiếp bằng lời nói của con người. Văn học nghệ thuật là hoạt động giao tiếp của cá nhân và xã hội. Sáng tác văn học của bất kì dân tộc nào cũng ghi lại những câu chuyện tâm thức của nhà văn, của thời đại. Sự vỡ mộng trước các lí tưởng và những

giá trị của thời đại Phục Hưng và thế kỉ Ánh sáng, sự sụp đổ niềm tin vào tiến bộ, vào sự thắng lợi của lí trí và khả năng vô tận cuả con người đã dẫn chủ nghĩa hậu hiện đại tới chỗ khước từ mọi truyền thống của chủ nghĩa duy lí Tây Âu. Đó chính là nguyên nhân làm nảy sinh “tâm thức hậu hiện đại” như một cái nhìn đặc thù về thế giới.

Trong tâm thức hậu hiện đại, thế giới hiện lên phi trung tâm, phi hệ thống, chỉ là những mảnh ghép, mọi liên hệ nhân quả và định hướng giá trị đều đứt tung, và sẽ thật vô nghĩa nếu có ai đó định dựng lại mô hình của thế giới ấy. Vì thế, chủ nghĩa hậu hiện đại đưa ra kết luận về sự “bất tín nhận thức”.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 36 - 44)