Tác phẩm là một trò chơi cấu trúc

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.1. Tác phẩm là một trò chơi cấu trúc

Theo Lyotard (được xem là người khởi đầu chủ nghĩa hậu hiện đại Pháp), trong thế kỉ tương lai (thế kỉ XXI) không có gì được gọi là sách nữa mà chỉ có một “mớ chữ”. Điều này cũng thể hiện rõ quan niệm hậu hiện đại của ông, đó là không còn tồn tại văn bản lớn (tức là những gì được viết có đầu đuôi, có hệ thống) nữa mà chỉ có những vi văn bản, tức là những mảng ý nghĩ, mảng đối thoại, những câu nói, những câu đang nghĩ. Tác phẩm trở thành một hypertext (một thứ văn bản cho phép người đọc toàn quyền nhảy từ điểm này đến điểm khác hết sức tự do).

Trò chơi trong văn học được biểu lộ thông qua sự lựa chọn của nhà văn. Tác giả là người thiết lập những quy tắc trong tác phẩm nơi mà người đọc có thể gia nhập để chơi. Người đọc có thể chấp nhận chơi cùng tự sự của tác giả hoặc có thể từ bỏ hoàn toàn trò chơi của tác giả. Khi từ chối trò chơi văn bản, người đọc thường dừng việc đọc cuốn sách hoặc chuyển sang chương khác, hoặc đi đến phần cuối của cuốn sách, đọc phần kết. Trong một văn bản nghệ thuật, nhà văn có thể thực hiện sự chơi bằng nhiều cách, có thể chơi thể loại, chơi nhân vật, chơi kết cấu, chơi ngôn ngữ,… Thể loại, nhân vật, kết cấu hay ngôn ngữ đều có tính quy ước nhưng trong quá trình sáng tạo nhà văn luôn có nhu cầu thoát bỏ những mô chuẩn nghệ thuật mang tính quy ước ấy, nghĩa là trên cơ sở những quy chuẩn nghệ thuật nhà văn có thể bộc lộ năng lực sáng tạo bằng cách tạo ra những khả thể mới. Sáng tạo tác phẩm theo nguyên tắc trò chơi thực chất là sự kiến tạo nên một thế giới mới, tuy nhiên lại không hoàn toàn tách biệt với thế giới có sẵn, tách biệt với đời sống. Trò chơi trong văn học khác trò chơi trong các lĩnh vực khác ở chỗ, nó không thuần túy là trò chơi mà trò chơi ở đây được xem như một phương tiện, một cách thức, một kỹ thuật để xây dựng tác phẩm. Ở đó, người chơi không chỉ là tác giả mà có cả độc giả trong sự tương tác. Người chơi khi tham dự vào trò chơi văn bản phải chấp nhận những thỏa ước (có thể coi là luật chơi) được

thiết lập giữa nhà văn và bạn đọc. Với những quy ước được thiết lập trò chơi bao giờ cũng mang tính thử thách, bởi vậy kích thích sự tích cực chủ động của người chơi, đồng thời gia tăng tính hấp dẫn, mời gọi người đọc. Với một tác phẩm văn học, khi đọc và giải mã văn bản, nghĩa là khi tham gia trò chơi, người đọc cần phải có một thái độ tích cực, một cách đọc chủ động . Có thể thấy được điểm tương hợp của lý thuyết trò chơi với lý thuyết tiếp nhận hiện đại và hậu hiện đại bởi sự khẳng định vai trò của người đọc như là đồng sáng tạo của nhà văn. Các nhà lý luận văn học hậu hiện đại quan niệm nghĩa của tác phẩm mang tính quan hệ, bởi nó được mở ra từ sự đối thoại giữa văn bản và người tiếp nhận, từ trò chơi từ chương học. Với việc đề cao mối quan hệ tương tác giữa tác giả - văn bản và người đọc (writer – text – reader), việc vận dụng lý thuyết trò chơi trong tác phẩm văn học sẽ tạo nên những hiệu ứng: tạo nên tính bất ngờ (dĩ nhiên điều này có lôgic nội tại của nó, bởi mỗi trò chơi đều có lôgic riêng, đều tuân theo những quy tắc nhất định của luật chơi), tính mở của văn bản, đồng thời cho phép vượt qua hiện thực có tính định trước. Trò chơi trước hết là ý định của chủ thể, rồi đề nghị người đọc tham gia vào cuộc chơi, cùng đồng hành, sáng tạo và diễn giải. Nghệ thuật hậu hiện đại cũng là tập hợp những mảnh vỡ, cũng là sự ghép mảnh nhưng không có tâm điểm như tác phẩm hiện đại mà mang tính đa tâm điểm, phi trung tâm hóa. Quan niệm tính trò chơi của tiểu thuyết chi phối cách kể, cách tổ chức tiểu thuyết, viết như thế nào để vượt qua sự “tồn dư ngoan cố của lối viết cũ” (Roland Barthes). Tác phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp. Hiện vẫn chưa có một quan niệm thỏa mãn được mọi người. Tuy vậy nhìn chung, khái niệm cấu trúc của tác phẩm có thể hình dung đại để như sau: xét từ lí luận chỉnh thể, cấu trúc của tác phẩm bao gồm các yếu tố được dặt trong trật tự( cấp độ) phụ thuộc vào nhau như sau đây: tư tưởng- chủ đề (gồm cả đề tài), hệ thống hình tượng (có thể bao gồm cả cốt truyện), kết cấu, ngôn từ. Văn học hậu hiện

đại làm một cuộc đảo lộn tất cả các yếu tố trên, khoác cho nó một thứ ngôn ngữ lạ, riêng, khác với cấu trúc truyền thống.

Văn học truyền thống Trung Quốc rất coi trọng “văn dĩ tải đạo”. Trong công thức này xem ra chữ “đạo” quan trọng hơn cả chữ “văn”, có “đạo” không có “văn” vẫn được thừa nhận, có “văn” mà không có “đạo” dường như không được tiếp nhận. Các nhà tiểu thuyết tiên phong và một số nhà văn trường phái “tân tả thực” nữa giờ đây không coi trọng “đạo” nữa mà coi trọng “văn” - tức là viết thế nào?. Điều này là do ảnh hưởng từ văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là sự du nhập của chủ nghĩa hậu hiện đại. Tiểu thuyết trở thành trò chơi của cái biểu đạt, có nghĩa là tiểu thuyết không còn coi trọng ý nghĩa sâu sắc của văn bản nữa. Nhà văn Trung Quốc đầu tiên biến tiểu thuyết thành một trò chơi của “cái được biểu đạt” là Mã Nguyên. Nhà văn Mạc Ngôn đã biến những câu chuyện lớn, những sự việc lớn, hiện thực lớn có “tính sử thi” như trong tiểu thuyết truyền thống thành những câu chuyện nhỏ kiểu “mảnh vỡ”, “phân mảnh”, nhưng được khai thác triệt để, nhấn sâu vào cảm giác hiến sinh, tô đậm chiều sâu vô thức, những “vùng mờ” trong thế giới tâm linh con người. Ông đề cao tính chất “trò chơi” của tiểu thuyết: chơi ngôn từ, chơi cấu trúc, chơi nhân vật, chơi lịch sử… với những sắp đặt, gián ghép, nhảy cóc, dòng ý thức, xen cài lồng ghép, vật hóa, số hóa, nhiều kết thúc. Sự phá vỡ các mạch truyền thống từ lối đặt tên nhân vật, lề lối kết cấu, dị biệt hóa điểm nhìn… “Cuộc chơi cấu trúc này” đã dẫn đến sự pha trộn giữa các thể loại. Đề tài truyện của ông rất rộng, bao gồm cả những đề tài vĩnh cửu như thiên nhiên, tình yêu, cái chết và cả những đề tài chỉ có trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại có Bãi cát đen, Đoạn Thủ,…; miêu tả phong tục tập quán nông thôn có Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian…; “phản tư lịch sử”, suy ngẫm nhân sinh có

hiện thực nông thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách có Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ, Cây đu chó trắng…; phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược có Gia tộc Cao lương đỏ (gồm Cao Lương đỏ, Rượu Cao Lương, Nhà quàn Cao Lương, Cẩu đạo, Da chó), Báu vật của đời, Đàn hương hình..; phản ánh cuộc sống của từng khía cạnh con người như Thập Tam Bộ, Tứ Thập Nhất Pháo… Chủ đề trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường biểu hiện về những vấn đề sinh tồn của nhân loại: cái đói, cái rét, tính dục, thù oán, tôn giáo, cái sống cái chết, mê tín dị đoan, chiến tranh…

Trò chơi cấu trúc không chỉ thể hiện ở mặt đề tài mà còn thể hiện rất rõ trên nhiều phương diện: chơi kết cấu, chơi cốt truyện, chơi nhân vật, chơi thời gian, không gian và chơi ngôn ngữ. Kết cấu, cốt truyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn bị phá vỡ hoàn toàn, chỉ còn lại là những mảnh ghép vụn vỡ. Tư duy trò chơi là dựa trên những quy tắc của sự phá hủy: phá hủy mô hình truyền thống, ổn định để xây dựng rồi tiếp tục phá hủy chính mình để quá trình xây dựng diễn ra không ngừng. Nhà tiểu thuyết phải tổ chức tác phẩm của mình như thực hiện một trò chơi.

Nếu như trước đây, văn xuôi theo lối “truyền thống” chỉ có hai kiểu loại nhân vật đối lập là chính diện - phản diện thì đến các nhà văn hậu hiện đại là kiểu nhân vật phức hợp, đa bình diện. Đó là nhân vật có tính cách, tâm lý phức tạp: có gốc tích ở cõi vô thức và bản năng sinh tồn thì rất mạnh: khao khát sống, khao khát hết mình, sống hết mình… Các nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, Lỗ Toàn Nhi, Kim Đồng, Tám chị em gái( Báu vật của đời), Mi Nương, quan huyện Tiền Đinh( Đàn hương hình), Tây Môn Náo(

Sống đọa thác đày), Phượng Liên, Từ Chiếm Ngao( Cao lương đỏ), đều là những phức thể tính cách và tâm lý - một thế giới tâm lý, tâm linh dầy những hồi ức, dằn vặt, ám ảnh (trong đó có cả ẩn ức tình dục). Rồi kiểu nhân vật

chức năng tự sự: nhân vật vừa đóng vai người kể chuyện, vừa trực tiếp tham gia cốt truyện, xuất hiện đậm đặc. Đó là cách Mạc Ngôn muốn thể hiện tính dân chủ của văn xuôi hậu hiện đại: xóa mờ ranh giới giữa tác giả và nhân vật, người viết và người đọc văn bản. Câu chuyện trở nên đa chiều, đa diện hơn do được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau.

Ở phương diện ngôn ngữ, đọc tiểu thuyết Mạc Ngôn luôn bị choáng ngợp trước sự kỳ ảo của từng câu chữ. Đặc biệt, nhà văn đi sâu vào việc kỳ ảo hóa ngôn ngữ khiến cho mỗi sự vật trong tiểu thuyết đều trở nên có thông linh, tri giác, đầy ý nghĩa biểu tượng và biểu cảm. Sĩ quan Tiền Hùng Phi (Đàn hươnghình) nuôi chí dùng súng ám sát Viên Thế Khải để trả thù cho sáu vị quân tử. Với anh, súng là mẹ, là vợ, là người tình. "Cầm hai khẩu súng trong tay mà máu sục sôi trong huyết quản!” [62; tr.364]. Tâm trạng, cảm xúc của anh luôn hòa nhịp với súng. Súng hiểu sứ mệnh vẻ vang nhưng nguy hiểm của anh và bọn chúng. Lần đầu tiên Hùng Phi chạm tay vào, "anh cảm thấy súng run rẩy, nghe thấy súng rên rỉ, cảm nhận được súng có tình với mình”, và anh cũng rất hạnh phúc khi được "làm chồng” của chúng. Lúc đứng chờ Viên Thế Khải, hồi hộp, căng thẳng, súng "lạnh như băng”. Anh vuốt ve, cổ vũ chúng: "đừng sợ!”, chúng "ấm dần lên”. Viên Thế Khải đến, "chúng run rẩy như chim non bị bắt”. Cái đầu tròn xoay của Viên Thế Khải lộ ra, "anh cảm thấy hai khẩu súng trong tay lại run lên.” Lửa căm thù thiêu đốt trái tim anh, anh rút súng, bóp cò. Cả hai khẩu súng đều không nổ. Anh quẳng súng, chửi: "Chúng mày là đồ con đĩ!”. Súng không còn là mẹ, là vợ, là người tình nữa. Súng đã phản bội anh, ngoại tình với Viên Thế Khải, để cho hắn rút hết đạn mà anh không hề hay biết. Anh bị án tùng xẻo năm trăm miếng.

Những cuốn tiểu thuyết được xây dựng như mô hình một trò chơi (lạ hóa tổ chức văn bản ngôn từ) không chiều thị hiếu độc giả mà đòi hỏi người đọc tham gia và người đọc sẽ tìm luật chơi theo cách thức riêng của mình.

Nhà văn lúc này phải là người sáng tạo ra công chúng, “giải phẩu vành tai công chúng”. Cái mới lạ về hình thức sẽ khiến người đọc cảm thấy bị đánh đố, bị kích thích sáng tạo cùng người viết. Tư duy tiểu thuyết trò chơi tạo nên một chiều nữa của sự hoàn thiện tác phẩm: chiều tiếp nhận. Tác phẩm trở tành những cấu trúc mở được tạo sinh không ngừng nhờ các cách đọc. Có lẽ đây cũng chính là điều tạo nên sức hút mạnh mẽ cho tiểu thuyết Mạc Ngôn khi ông đã không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy nghệ thuật của mình.

2.2.3.2. Sự đào thoát của tác giả và sự nhòe mờ của thể loại

Chủ nghĩa hậu hiện đại găn liền với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật vượt bậc, của thành tựu đô thị hóa… được thể hiện ở cả ba phương diện thơ, kịch, văn xuôi với các đặc điểm chính: đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mãnh vỡ, cực hạn, phi trung tâm, phi mạch lạc; hạn chế tối đa vai trò thống trị của người kể chuyện, không quan tâm đến cốt truyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ. Chủ nghĩa hậu hiện đại chấp nhận tính dị biệt. Có thể nói đây chính là khuynh hướng dung nạp một tổ hợp dị biệt hóa chúng hơn. Tính tổ hợp được nhìn thấy trước tiên qua vấn đề hỗn dung thể loại. Quá trình vay mượn hình thức thể loại diễn ra trong suốt hằng bao thế kỉ tiếp nối. Nếu thế kỉ mười chín là thời lên ngôi của văn xuôi mang đặc điểm kịch thì sang thế kỉ hai mươi, thống trị văn đàn lại là kiểu văn xuôi thấm đẫm chất thơ ở các phương diện: không còn kịch tính, đứt quãng để tạo nên các khoảng lặng giữa các câu chữ; hoặc trình bày dưới hình thức một bài thơ hoặc kết hợp ngôn từ theo kiểu ngôn ngữ thơ…Sang thời hậu hiện đại, đặc tính ấy được phát triển thêm. Các đường biên thể loại trong thời hậu hiện đại cũng bị xóa nhòa đi một cách sâu sắc, đầy dụng ý. Sự xóa nhòa thể loại có thể đến từ trong sáng tác hậu hiện đại như một siêu tổng cộng các thể loại cùng tồn tại. Trong một quyển tiểu thuyết, thậm chí một bài thơ, có thể được trình bày bằng hàng loạt các hình

thức xen gối vào nhau như thơ, kịch, ký, thư từ, mảnh báo… Hoặc khác đi, sự xóa nhòa thể loại trong thời hậu hiện đại còn thể hiện bằng sự xâm thực thể loại với nhau, người ta viết văn như làm thơ, đầy tính thơ, ngược lại, lại viết thơ như một bài văn xuôi. Về bản chất, tất cả những kiểu viết hậu hiện đại như trên đều cố gắng hướng đến sự phá vỡ cấu trúc truyền thống. Các tiêu chí thể loại (ký ức thể loại, kinh nghiệm thể loại) có tư cách như những chuẩn định để xác định thể loại truyền thống bị người viết hậu hiện đại công kích. Người viết hậu hiện đại là một quá trình hủy tạo mọi tiêu chí thể loại đã được xác lập, điều này, dẫn đến một “thể loại” rất hậu hiện đại, đó là thể loại đả phá mọi thể loại

Nhà văn hậu hiện đại không có ý, và cũng không còn có thể có ý muốn hướng dẫn người đọc đi vào khảo cổ nghĩa gửi gắm trong tác phẩm. Những sáng tác hậu hiện đại tự nó trình ra thế đa trị để người đọc có thể tự do tạo nghĩa. Nói khác đi, nhà văn hậu hiện đại không có ý kể chuyện, anh ta chỉ tạo ra một mớ tình huống ngẫu nhiên, người đọc là kẻ phải tự mình tìm thấy “câu chuyện” trong mớ hỗn độn ấy. Trong văn học hiện đại chủ nghĩa, tác giả– một vị thánh, không hiện diện, không tham dự, song điều hành tất cả. Còn tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa hậu hiện đại, như chúng ta đã thấy, hoàn toàn ngược lại, và hiển nhiên, lúc này cá tính sáng tạo trở thành thừa, nếu không nói là vật trở ngại. Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn khá độc đáo. Tiểu thuyết truyền thống thường dùng ngôi thứ ba để thuật chuyện, còn ở tiểu thuyết Mạc Ngôn thường được kể theo ngôi thứ nhất “tôi”. “Tôi” có khi là người, có khi là đồ vật hoặc động vật; có cái “tôi” là hiện thực, có cái “tôi” là sự kết hợp giữa vật và người. Trong Cao lương đỏ, “tôi” kể về câu chuyện của “ông tôi” (Từ Chiếm Ngao), “bà tôi” (Phương Liên), “bố tôi” (Đậu Quan). Trong Báu vật của đời, – một truyện đề cao vai trò của nữ giới – nhân vật “tôi” (đứa con trai thứ chín của

Thượng Quan Lỗ thị) cũng dùng con mắt tuổi thơ để nhìn nhận những chuyện của ông bà cha mẹ, anh chị của mình. Ở đây nhân vật “tôi” dường như chỉ là giả thuyết (tuy vẫn có tính cách) nên ta có cảm giác hư hư thực

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w