Con người bản năng

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1.Con người bản năng

Trong văn học nghệ thuật hậu hiện đại, thay vì con người khổng lồ – chủ nhân của vũ trụ của nghệ thuật Phục Hưng, con người duy lý trong thời kỳ Khai Sáng, thì con người của văn học nghệ thuật hậu hiện đại lại cô đơn, xa lạ trong cái hiện thực phi lí. Song, họ vẫn cố gắng tìm kiếm bản thể hài hoà, nguyên vẹn của mình (và cho mình) chứ không phải là con người trong nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa bị “chấn thương” từ bên trong bởi sức ép của thực tại rối ren, hỗn loạn, của mạng lưới thông tin, tri thức dày đặc thời hậu công nghiệp. Họ tự tìm đến bản năng của mình như giải phóng chính mình mọi ràng buộc với thực tại.

Bước sang thời kỳ cải cách mở cửa, tiểu thuyết hậu hiện đại Trung Quốc bắt đầu xuất hiện hình tượng nhân vật mới mang đặc trưng của con người hiện đại. Đây là sản phẩm tất yếu của thời kỳ cải cách mở cửa. Sự đổi mới về thể chế kinh tế, chính trị, sự giao lưu văn hóa Đông Tây, sự thay đổi quan niệm giá trị, kết cấu tâm lý dẫn đến sự ra đời của con người hiện đại. Nhà văn vừa là người thư ký trung thành của thời đại, nhưng ở một khía cạnh nào đó, nhà văn còn là người nói lên tiếng nói tình cảm, nói lên sự nhận thức của thời đại. Họ đứng trên lăng kính của mảnh đất hiện thực, dùng ngòi bút, trí lực, tâm huyết của mình thổi vào trong đó những hơi thở riêng. Ở Trung Quốc thời phong kiến, người ta nhấn mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân mà coi nhẹ quyền lợi và cá tính cá nhân. “Tồn thiên lý, diệt nhân dục” là áp chế bản năng sinh tồn của con người, kết quả đề cao tính quần thể lên đến mức hoang đường và tiêu diệt mọi cá tính của con người. Một thay đổi lớn lao của tiểu thuyết thời hậu hiện đại là nhiều nhà văn mạnh dạn thể hiện sự giác ngộ của ý thức tự ngã. Trong cuộc sống của mỗi con người đều có những điều thầm kín riêng tư không tiện nói cho người ngoài biết. Các nhà văn đã nói giúp họ những điều khó nói đó một cách thành thực nhất. Trong số các nhà văn hậu hiện đại, Mạc Ngôn là người đã thể hiện rất rõ cái nhìn mới về con người. Con người trong tác phẩm của ông không chỉ tồn tại với tư cách là con người nghĩa vụ, con người công dân, đấu tranh hết mình vì quê hương Cao Mật, mà đã trở về với con người bản năng của chính mình. Trong mỗi thân phận đó, cái đẹp và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn tồn tại song song với nhau. Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn tha thiết bày tỏ những ham muốn bản năng nhất của con người. Họ yêu đương mãnh liệt và dục vọng cũng vô cùng mãnh liệt. Họ có những giây phút vô cùng hạnh phúc, say đắm, nhưng cũng có những giây phút cô đơn đến tột cùng với nỗi đau nhân

thế, với những bi kịch nhân sinh… Độc giả có cảm giác như tìm thấy một phần, dù rất nhỏ thôi thân phận mình trong đó.

Bản năng của con người đó là những mong ước sâu kín nhất của họ, bản chất sẵn có trong con người họ và cuộc sống đã cho họ cơ hội đánh thức những bản năng đó, là cách họ thể hiện con người riêng của mình. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta có cách nghĩ khác nhau về tình yêu nhưng không ai có thể phủ nhận rằng tình yêu chứa đựng sức mạnh đầy quyền uy đặc biệt. Nó là sự hòa hợp, cộng hưởng giữa hai tâm hồn. Tình yêu và tình dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tình dục chân chính không đơn thuần là ham muốn thể xác mà ẩn chứa tình cảm bên trong, ẩn chứa khao khát được hòa hợp tuyệt đối. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, tình yêu, tình dục được nói đến rất nhiều với những mối quan hệ chằng chịt. Và có lẽ đây là phần đẹp đẽ nhất thuộc về bản năng con người. Nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ít xuất hiện những lời yêu nhưng vẫn luôn tràn đầy sự bỏng cháy, thiết tha. Ông không biến những “thân phận tình yêu” đó trở thành con người xấu xí để từ đó nhấn mạnh khát khao dục tính mà nhấn mạnh vẻ đẹp hai cơ thể nữ giới và nam giới. Từ tiểu thuyết Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cao lương đỏ, đến

Sống đọa thác đày, yếu tố tình dục đều đậm đà. Và ở mỗi tác phẩm, nhân vật của Mạc Ngôn yêu và làm tình khác nhau. Có lúc đó là cuộc làm tình giữa những con người bình thường với nhau, có khi là cuộc làm tình của người nghịch dị với con người bình thường, có khi lại nhìn qua cuộc giao hoan của những con vật.

Trong tiểu thuyết Báu vật của đời có mười bốn lần tác giả miêu tả chuyện làm tình, mỗi cuộc làm tình đều mang hương sắc riêng. Với nhà văn, tình dục trước tiên là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Nó là nơi biểu hiện chất người nhất và là nhu cầu rất người. Nó xóa nhòa sự cô đơn, thiếu thốn, trống trải của nhân thế. Nhà văn đã không ngần

ngại ngợi ca “Anh ta ngồi bên Lai Đệ. Chị hít lấy hít để mùi cỏ dại và mùi ánh trăng trên người anh, cái mùi khiến chị như tỉnh người như say, như thư thái như điên cuồng! Trong khoảnh khắc chờ đợi chim mắc bẫy và trong căn lều ấm áp cách xa thôn xóm này, người đàn bà đã tự trút bỏ quần áo, còn quần áo của người đàn ông thì do người đàn bà cởi hộ. Lần giao hoan lần này giữa Hàn Chim và Lai Đệ là để hiến tế trời đất bao la vùng Cao Mật, là sự trình diễn mẫu mực cho loài người. Về trình độ, cao hơn chín tầng mây, về kiểu cách, nhiều hơn các loài hoa trên mặt đất. Quả thật họ không còn nghĩ tới sự sống còn nữa. Vầng trăng lóa mắt, cằn nhằn chui vào đám mây nghỉ ngơi. Hàn Chim nằm phục trên người Lai Đệ… Hai người ôm chặt nhau đầy thông cảm, chỉ tiếc người nọ không thể tan biến vào người kia để không còn phải xoắn xuýt lăn lộn, không còn phải nói năng lảm nhảm khi cuồng hoan. Ánh trăng thấp thoáng trên người họ, lấp lánh như rượu có thuốc độc”.[63; tr.787, 790]. Với tình yêu, tình dục, giới nữ trong tiểu thuyết này thật khó để tìm ra một thoáng e lệ, thẹn thùng mà họ hành động một cách mạnh mẽ để bộc lộ tình cảm của mình. Họ “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với tình yêu. Lai Đệ dám bước qua thằng câm để đến với Hàn Chim. Với Lai Đệ đã ngọt bùi cay đắng mấy chục năm “từ khi Sa Nguyệt Lượng tự vẫn, Lai Đệ rơi vào vòng luẩn quẩn, điên điên khùng khùng là ta,ai cũng có thể là chồng ta, người người nguyền rủa ta, sống như vậy tốt hay xấu?” [60; tr.786]. Trạng thái điên lọan ấy đến bao giờ mới kết thúc, thậm chí là vĩnh viễn, nhưng cuộc tình với Hàn Chim đã đưa Lai Đệ thoát khỏi tình trạng đó. Có thể nói, tình yêu với Lai Đệ bây giờ là một cứu cánh, là một ơn đời, cho dù sau này nàng phải trả giá bằng sinh mạng. Trong khi đó thì người mẹ Lỗ Thị cũng dám bước qua rào cản phong kiến, bước qua những cay nghiệt của mẹ chồng để đến với người đàn ông mình yêu: “Đầu mùa hạ năm 1983, trong khu rừng hòe rậm rạp ít người lui tới của thôn Sa Tử, mục sư Malôa kính cẩn quì bên mẹ

vừa khỏi các vết thương, bàn tay đỏ lựng sờ nắn khắp thân thể mẹ, cặp môi đỏ mọng lẩm bẩm điều gì đó, đôi mắt xanh biếc cùng màu với da trời nhìn qua kẽ lá. Ông thì thầm, giọng đứt quáng... ” [63; tr.762-763]. Có thể nói nhà văn đã cháy đến tận cùng những khát khao dục vọng đẹp đẽ của con người. Đặt nhân vật của mình trong những đắm say ân ái, Mạc Ngôn đã cho thấy ý nghĩa nhân văn cao cả của hành vi tình dục. Nó là tấm gương soi và cũng là mảng màu bù đắp cho sự thiếu thốn, sự cô độc của nhân tình. Nó giúp con người được trở về với bản năng đích thực và khẳng định một điều rằng sức mạnh bản năng là sức mạnh to lớn, vĩ đại nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.

Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn cũng có những bước chân xăm xăm của những bóng hồng rẽ lối lần tìm vườn yêu cho riêng mình. Họ chủ động hơn, mạnh mẽ hơn, bạo dạn hơn. Trong Đàn hương hình, khi cuộc đọ râu giữa cha đẻ (Tôn Bính) và cha nuôi trên danh nghĩa (Tiền Đinh), Mi Nương mạnh dạn bước lên để phân xét ai thắng, ai thua. Mục đích chính của nàng là tiếp cân với Tiền Đinh. “Nàng cảm thấy môi nóng ran, sự thèm muốn như con trùng nhỏ, cứ nhè trái tim mà cắn! Nàng muốn cúi xuống hôn khắp người ông, không chừa một chỗ nào, bằng cặp môi mềm mại, nhưng không dám…” [62; tr.199]. Những cảm xúc ấy càng mãnh liệt hơn khi Mi Nương hi vọng gặp được quan lớn: “- Ông thân yêu… gan ruột của tui… tui sắp chết vì nhớ ông đây! Ông làm ơn… hãy thương tui… Ông như quả đào tiên! Ôi sao mà thèm! Thoạt nhìn đã yêu! Ba sinh duyên nợ! Thèm ơi là thèm… Tình yêu đơn phương không đã thèm, nước miếng chảy ướt mèm! Biết khi mô quả rụng, lay không rụng, ai người trèo lên” [62; tr.220]. Bản năng yêu, bản năng ham muốn được ái ân thật mạnh mẽ trong con người Mi Nương. Không chịu nổi ông chồng khờ, nàng đã tim đến quan huyện Tiền Đinh. Mặc dầu đã có lần nàng quyết tâm hướng dẫn Giáp Con giao hoan nhưng “Giáp Con không phải

là Tiền Đinh, đại hoàng không phải là nhân sâm! Giáp Con không phải là thứ thuốc chữa được bệnh cho nàng”[62; tr.222]. Điều này cành làm cho sự khát khao, thèm muốn dục vọng trong nàng dâng lên mạnh mẽ. Nó giống như ngọn lửa ngày càng bùng cháy dữ dội. Nàng nhìn cảnh đôi cò âu yếm nhau mà liên tương đến bản thân mình và quan huyện: “ Trời ơi, ông trời ơi! Ông hãy biến tui thành con cò, cũng biến ông lớn Tiền thành con cò… Ông trời hãy khiến cổ tui ngoắc vào cổ ông lớn, bện thành dây tơ hồng… Ông trời ơi, xin ông cho tui và ông lớn, cổ thì xoắn lấy nhau không bao giờ có thể gỡ ra, cánh thì giang ra như con công xòe đuôi, hạnh phúc là ở đấy, tình nghĩa là ở đấy…”[62; tr.227]. Mi Nương bây giờ hoàn toàn là con người của dục vọng. Nhưng khi là con người của dục vọng thì ai cũng chống chếnh giữa tốt và xấu, giữa việc làm chủ được mình và tha hóa biến chất.

Trong Sống đọa thác đày, mặc dù cả hai chị em Hỗ Trợ và Hợp Tác đều dành tình cảm cho Kim Long nhưng Kim Long chỉ đáp lại một người, đó là Hỗ Trợ. Cô duyên dáng, cô biết cách quan tâm anh chàng bằng việc may lại chiếc áo cho anh, ban một ánh nhìn tình tứ… Nhưng đó là những cử chỉ hiếm gặp trong tác phẩm Mạc Ngôn. Về sau, mối tình Hỗ Trợ - Kim Long lại đi vào vòng quay quen thuộc như nhiều nhân vật khác của nhà văn họ Quản. Họ đưa nhau lên ngọn cây hạnh tình tứ để che mắt mọi người. Giữa không gian lãng mạn “gió nhẹ thổi qua, cành hạnh rì rào, hoa hạnh rơi lả tả trắng lóa cả mặt đất” [64; tr.419] là niềm vui giấu tên của hai người yêu nhau được thỏa mãn và nỗi đau nghẹn ngào của một Giải Phóng thất tình. Giải Phóng cũng yêu Hỗ Trợ, nhưng tình yêu thực sự của anh là Xuân Miêu, cô gái xuất hiện muộn màng nhưng làm khuynh đảo cả cuộc đời anh chàng Mặt Xanh. Anh chàng đơn độc trong hộ làm ăn cá thể ấy giờ đã có tình yêu lấp đầy mặc cảm. Lần thứ bảy, khi Xuân Miêu tìm gặp Giải Phóng, được gần gũi thể xác, tình yêu của họ mới chính thức bắt đầu. Sáu lần gặp trước, họ bị ngăn cách bởi

người thứ ba hiện diện trong một không gian, họ không hiểu lòng nhau nên còn e dè. Lần thứ bảy ấy có thể được xem như lần gặp định mệnh. Giây phút đầu tiên họ được ôm hôn nhau, họ mới nói lên những lời yêu thương dành cho nhau. Có thể nói, trong tất cả các cuộc tình mà tác giả xây dựng nên, chỉ có cuộc tình giữa Xuân Miêu và Giải Phóng là không vì mục đích gì khác ngoài tình yêu. “Tình yêu duy nhất xứng đáng với tên gọi của nó là tình yêu vô điều kiện” (John Powell). Xuân Miêu không muốn vì mình mà Giải Phóng phải từ bỏ bất cứ điều gì. Nói như E.Fromm: “Tình yêu tự ban sơ là cho chứ không phải là nhận… Nó không cho để mà nhận, sự cho tự nó là một niềm vui kịch liệt… Tình yêu là một quyền năng tạo ra tình yêu”. Hiếm thấy cuộc tình nào hi sinh nhiều, cho đi nhiều, say mê nhiều, đau khổ nhiều như cuộc tình trên.

Miêu tả con người ở khía cạnh bản năng tính dục, Mạc Ngôn đã để thể hiện cái nhìn mới về con người. Từ những vấn đề xưa như trái đất, ông đã nói được những vấn đề nóng bỏng nhất mới mẻ nhất của thời đại. Freud đã có lý khi cho rằng tính dục là thước đo văn minh nhân loại và nhân cách con người. Qua tiểu thuyết của Mạc Ngôn chúng ta có sự phản tỉnh về văn minh và nhân cách con người trong xã hội hiện nay. Nâng đỡ thân xác! Cứu rỗi tâm hồn! thân tẩy trần gian. Mạc Ngôn là người nhà văn đứng từ phía nam giới để nhìn nhận đời sống tình yêu – tình dục ở một của một bộ phận nữ giới đương thời ở dân tộc ông. Nó là một thế giới hư cấu của tiểu thuyết nhưng ít ai phủ nhân rằng nó cũng có tính điển hình. Tình yêu ngự trị ở khắp nơi, ở tất cả mọi người.

Khao khát tình yêu, thỏa mãn tình dục là nhu cầu tự nhiên, tất yếu như đứa trẻ khao khat bầu vú của người mẹ. Vẻ đẹp của giới nữ được thể hiện qua bầu vú. Nó là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa, thượng đế ban cho họ. Người phụ nữ của Mạc Ngôn cũng là thứ hình tượng muôn đời, là một thứ sinh linh khó hiểu nhưng bên cạnh đó luôn có sự trải ngiệm sinh lý, dục vọng

sống và tất cả họ chỉ được nhận diện qua bầu vú. Bầu vú họ đẹp đơn giản vì họ là đàn bà, vì họ đảm nhận một chức năng của tạo hóa là sinh dưỡng. Điều này giúp ta lý giải vì sao hình ảnh bầu vú lại xuất hiện trong tác phẩm Mạc Ngôn nhiều lần đến vậy. Mọi đàn ông trên vùng đất Cao Mật đều khao khát có nó. Để thỏa mãn sự khao khát đó, Mạc Ngôn đã cho bầu vú xuất hiện 621 lần trong tác phẩm của mình. Nó vừa là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, vừa là biểu tượng mang ý nghĩa thanh lọc tẩy rửa tội lỗi, loại trừ cái ác.

Bản năng của con người còn không chỉ là những điều xấu xa được che đậy mà còn là những bản năng đáng để người khác kính trọng chẳng hạn như tình mẹ bao la đối với các con của Lỗ Toàn Nhi. những đứa con thân yêu của bà chính là chỗ dựa duy nhất để bà tiếp tục sống. Đối với bà chúng như những thiên thần ngây thơ, trong sáng; vừa như những sinh linh nhỏ bé dễ tổn thương nhất: “Xúm xít quanh mẹ là ba sinh vật bé bỏng, đó là Lai Đệ, Chiêu Đệ và Lãnh Đệ của mẹ” [63; tr.798]. Khi cả nhà chồng bị bọn Nhật tàn sát, cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi bước sang một trang mới, kết thúc kiếp làm dâu đau khổ chuyển sang vai trò làm chủ gia đình, làm mẹ, làm bà. Lỗ thị gánh trên vai trách nhiệm là người chủ là trụ cột của gia đình, từ khi chứng kiến cái chết của người tình, mục sư Malôa, và bị bọn “đội hỏa mai lừa đen” hãm hiếp thì tình yêu và cuộc sống của bà đều hướng đến và dâng

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57)