Đời sống cá nhân

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Đời sống cá nhân

Như chúng ta đã biết, Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955 trong một gia đình nông dân đông con ở Cao Mật nghèo nàn, lạc hậu. Tuổi thơ ông không được hưởng sự yêu thương của cha

mẹ, cũng không được hưởng nền giáo dục văn hoá mà đáng ra một đứa trẻ nào cũng được hưởng. Cuộc sống từ thưở niên thiếu đến lúc trưởng thành đã ảnh hưởng sâu sắc đến con đường văn chương của ông. Ông đã mang cả tuổi thơ và mang cả hình bóng quê hương vao mỗi trang văn của mình. Mỗi chặng đường, mỗi bước thăng trầm và cả những sự vật nhỏ bé nhưng rất đỗi thương yêu của làng quê ông đều nồng nàn, đậm đà dưới ngòi bút Mạc Ngôn.

Cách mạng văn hóa nổ ra, đang học dở tiểu học Mạc Ngôn phải nghỉ học, đi lao động nhiều năm ở nông thôn. Ông luôn bị đói khát và cảm thấy cô đơn. Mạc Ngôn đã kể về tuổi thơ của mình : “Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, lúc nào bụng cũng đói, đi mệt bèn nằm dài ra đất nằm ngơ ngẩn nhìn mây trắng trên trời, bởi vì tôi cảm thấy đám mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cái bánh bao rơi vào mồm tôi….Hồi đó tôi chỉ mới 6 tuổi, ấn tượng lớn nhất về nỗi sợ hãi của tôi chính là nước, bức tường sau nhà tôi chỉ có một cánh cửa bằng gỗ, mỗi lần mở ra là gặp ngay dòng nước cuồn cuồn chảy về đông. Mùa lũ lụt, nước ngập cả mái nhà tôi, tất cả người lao động bất kể nam nữ đều ôm chăn, ôm gạch, thậm chí cả quả hồ lô lên đê, chỉ trực chỗ nào trống là leo lên ngồi…”[93]. Có thể nói, chính cuộc sống nghèo khổ từ thưở niên thiếu đã giúp Mạc Ngôn có cái nhìn cảm thông, thấu hiểu với người nghèo, phản ánh được đời sống, nỗi bất hạnh của họ. Điều này lý giải vì sao tác phẩm của ông lại có tính quần chúng rộng rãi, có giá trị xã hội đến như vậy.

Mạc Ngôn không chỉ có một tuổi thơ vất vả, cực nhọc mà còn có một tuổi thơ mê đắm trên trang sách. Mùa hè năm 2007, Mạc Ngôn đến Thạch Gia Trang tham gia một hoạt động liên quan đến đọc sách, trả lời phỏng vấn chương trình đọc sách trên Đài truyền hình Hà Bắc. Tâm sự về cuộc đời đọc sách của mình, Mạc Ngôn nói “Cuộc đời đọc sách của tôi, khởi thủy từ thời kỳ niên thiếu. Khi ấy, nông thôn Trung Quốc phổ biến là nghèo khó, sách có thể mượn được là rất ít. Sau khi đọc hết mấy quyển sách của thầy giáo chủ

nhiệm lớp và sách mược của mười mấy thôn chung quanh, tôi đọc đi đọc lại một hòm sách giáo khoa trung học của anh cả tôi để lại trong nhà. Toán, lý, hóa đọc không hiểu, đọc ngữ văn, lịch sử, địa lý, sinh vật. Đọc số lần nhiều nhất đương nhiên là ngữ văn. Giáo trình ngữ văn khi ấy chia thành hai loại Hán ngữ và Văn học. Hán ngữ là cổ văn, ngữ pháp; Văn học thi tuyển chọn lược trích những tác phẩm văn học nổi tiếng cổ kim trong nước và thế giới. Mấy quyển sách giáo khoa “văn học” ấy đã mở rộng tầm mắt tôi rất ghê!... Khi làm lính ở Bảo Định, tôi đã từng kiêm nhiệm nhân viên quản lý thư viện của đơn vị, quản lý trên ba ngàn quyển sách. Đây cũng là thời kỳ đọc sách như điên của tôi. Trong ba ngàn cuốn sách, sách văn học chiếm khoảng một phần ba, những sách khác là sách triết học, chính trị, lịch sử. Đọc xong loại văn học, thì đọc sách triết, sách lịch sử, như Lôgíc học của Hê-ghen và Tư bản luận của Các Mác tôi cũng đều đọc vào thời kỳ ấy. Tuy đọc không hiểu lắm,song những câu lập luận ngược xuôi, đa nghĩa uyển chuyển của họ, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, có lẽ vẫn còn ảnh hưởng đến văn phong của tôi. Khi tôi đi học, tôi không phải là học sinh giỏi, song danh tiếng đọc sách đến si mê đã lưu truyền đi xa. Trên ngưỡng cửa nhà tôi có một chỗ mòn vẹt bóng nhoáng, chính là ngưỡng cửa mà hồi nhỏ ba anh em chúng tôi đứng đó, nhờ ánh sáng yếu ớt của chiếc đèn dầu treo trên khung cửa sổ mà đọc sách. Khi ấy, những sợi tóc trước trán tôi luôn xoăn tít, là vì ban đêm tôi chúi đầu đọc sách, bị cháy xém quăn lên. Sách như ánh sáng đèn, dẫn lối chỉ đường cho tôi, cũng sưởi ấm thể phách tôi, mặc dầu mẹ tôi đã từng nói với tôi rằng “ Đói chết không ăn thức ăn van xin được, cóng chết không sưởi ngọn lửa trên đèn”. Nhưng, ngọn lửa của một chiếc đèn trong đêm đen, nói chung vẫn có thể đem lại cho chúng ta những ấm áp nào đó, có lẽ vẫn nhen nhóm lên ngọn lửa cháy rừng rực, chiếu sáng thế giới mà chúng ta chưa từng đi qua”[65]. Phải chăng chính tình yêu sách đến độ si mê ấy đã sớm hun đúc nên thú vui văn chương

của Mạc Ngôn. Theo cách nói của ông, “viết tiểu thuyết chính là ăn tết”. Quả thật sách đã mang đến cho Mạc Ngôn một vốn sống, vốn hiểu biết vô cùng phong phú về cuộc đời, con người và xã hội, mở rộng tầm mắt, đưa ông tới những cõi miền xa chứa đầy bí ẩn của cuộc sống con người. Mỗi trang viết của ông, đều chứa đựng một sức gợi mở lớn lao. Quá khứ, hiện tại, tương lai dường như đều hiện hữu trong tác phẩm của ông.

Tháng 2 năm 1976, Mạc Ngôn nhập ngũ. Ông từng làm chiến sĩ, rồi tiểu đội trưởng, giáo viên, sau đó chuyển sang sáng tác văn chương. Sống trong một giai đoạn đầy biến động của xã hội Trung quốc, thêm vào đó là thái độ rụt rè trong những ngày đầu cầm bút đã khiến Mạc Ngôn không dám gửi bài cho các tạp chí lớn. Tác phẩm của ông xuất hiện lần đầu tiên là trên tạp chí Đầm sen (Liên trì) của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Bảo Định. Đây là một tạp chí nhỏ, gần chỗ Mạc Ngôn sống. Ông gửi bài với tâm lý thăm dò, gửi gắm vận may “thứ nhất cự ly” (cận thủy lâu đài). Tạp chí

Đầm Sen đăng liên tục 5 truyện ngắn của ông, trong đó bao gồm cả truyện ngắn Âm nhạc dân gian được cụ Tôn Lê ưa thích. Mùa hè năm 1984, ông đem bài điểm bình của cụ Tôn Lê đến bái kiến ông Từ Hoài Trung, chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Văn học, Học viện Nghệ thuật Quân Giải phóng. Trước tình hình thí sinh ghi tên đã kết thúc từ lâu, chủ nhiệm Từ chiếu cố, xếp Mạc Ngôn vào danh sách, cho phép dự thi, khiến cho ông có được cơ hội bước chân vào học viện học tập. Mạc Ngôn trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Sau đó, ông lại gửi bản thảo đến Tạp chí Hoa Sơn, do Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật khu vực Bảo Định sáng lập, tạp chí này cũng đăng tải hai bài tản văn của Mạc Ngôn. Nhiều năm sau ông mới biết, người biên tập và cho đăng hai bài tản văn của ông là Thiết Ngưng (nữ nhà văn, sau này là Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc khóa 7). Như một con dã thú nhỏ run rẩy mở rộng địa bàn, Mạc Ngôn gửi bản thảo cho

Tạp chí Trường Thành của tỉnh Hà Bắc. Đây là tạp chí đã từng đăng tải Sông trong mưa, truyện vừa đầu tiên của Mạc Ngôn. Sự khởi đầu nghiệp văn chương của Mạc Ngôn dương như là thuận lợi, hành thông. Tên tuổi ông đã được biết đến ở một vài nơi và dần dần lan tỏa ra nhiều vùng miền trên đất nước Trung Quốc rộng lớn.

Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Có thể nói đây là những bước ngoặt lớn trong cuộc đời cũng như trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn. Bút lực của ông ngày càng đạt đến độ chín và mẫu mực. Bằng nhãn quan, tài năng và tâm huyết, ông đã tạo ra một thế giới nghệ thuật mang “nhãn hiệu Mạc Ngôn”, khiến hiện thực ông miêu tả không chỉ có sức hấp dẫn mà gợi mở những ý tưởng sâu xa.

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 25 - 29)