Kết cấu phân mảnh

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 157)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Kết cấu phân mảnh

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ

phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định… gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng lớn hơn nhiều. Cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn, các khổ thơ... Ðây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm. Nói cách khác bố cục mới chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu rộng và phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục.

Trong kho tàng văn học Trung Quốc có một số lượng tiểu thuyết cổ điển đồ sộ, như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng…. Các bộ tiểu thuyết này có kết cấu theo kiểu chương hồi. Theo Trương Quốc Phong, hình thức chương hồi có nguồn gốc sâu xa từ lối kể chuyện sử của thời Tống -Nguyên. Mỗi lần kể được tính bằng một hồi tiểu thuyết, cho nên câu cuối mỗi hồi cuối mỗi hồi của trường thiên tiểu thuyết thường là câu nói đầu môi: "Muốn biết việc sau thế nào, hãy nghe hồi sau phân giải”. Kết cấu chương hồi là một phương diện thi pháp của tiểu thuyết chương hồi. Mỗi chương hồi trong tiểu thuyết chương hồi có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc mặc dầu có những thành tựu xuất sắc, nhưng đổi mới, cách tân là thuộc tính của văn học, là nhu cầu tự thân của nhà văn. Mạc Ngôn thuộc lớp nhà văn hậu sinh nên sự đổi mới, cách tân đó càng trở nên quyết liệt hơn. Cuộc sống, xã hội qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, của thời gian đã có sự thay đổi về mọi mặt, tất nhiên bao gồm cả ý thức thẩm mỹ, thị hiếu

thẩm mĩ. Nếu nhà văn không có ý thức đổi mới, sáng tạo thì tác phẩm văn học chỉ là một cây non èo ọt, một thứ cây không quả. Trong bối cảnh đó, viết theo lối tiểu thuyết đại chương hồi truyền thống, tức kết cấu tuyến tính (theo trình tự thời gian) là đã ‘xưa rồi”, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tiểu thuyết Báu vật của đời được viết theo quan điểm lịch sử, nhưng là lịch sử trong con mắt của nhân dân, tức là viết về mảng khuất lịch sử Trung Quốc khoảng một trăm năm (1900 - 1995). Điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện tác phẩm là có kết cấu độc đáo. Toàn bộ câu chuyện được kể lại qua lời nhân vật Kim Đồng, người con trai duy nhất của dòng họ Thượng Quan. Đây là thủ pháp tương đối khó và mới mẻ, theo lí luận văn học nó có tên là “lời phong cách hóa”. Ở đó toàn bộ câu chuyện được kể theo dòng ý thức của một hoặc nhiều nhân vật, qua đó tạo ra cái nhìn bổ sung cho cái nhìn của tác giả trong việc miêu tả. Cái độc đáo ở đây chính là sự “trẻ con” của Kim Đồng và thế giới quan của anh đã cảm nhận, được Mạc Ngôn dung hòa hợp lí và mang nhiều ý nghĩa. Dưới con mắt của một đứa trẻ những con người xung quanh nó được vẽ nên một cách nghệch ngoạc, hóm hỉnh nhưng đầy chân thật, đầy đặn và đặc biệt là không có yếu tố chủ quan. Một điều tạo ra sự mới mẻ trong kết cấu Báu vật của đời đó chính là ngôi kể. Tiểu thuyết truyền thống thường dùng ngôi kể thứ ba để thuật chuyện, còn Mạc Ngôn thì dùng ngôi thứ nhất xưng “tôi” để thuật chuyện. Do đó truyện đã bị cắt ra thành nhiều đoạn, sau đó dựa trên kí ức và cảm xúc của anh tái hiện lại một thế giới hoàn toàn mới. Đây là điều mà tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc kiêng kị, bởi câu chuyện họ kể ra thường mang tính biên niên lịch sử cụ thể. Chính sự chen chúc của những chi tiết nghệ thuật; kết hợp với cách kể chuyện sáng tạo; không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật tương ứng tạo hiệu quả cao nhất; cùng với hệ thống hình tượng nhân vật độc đáo… tất cả đã tạo nên cho Báu vật của đời

mạch vòng, tác phẩm đã mở ra một không gian vô tận cho sức sáng tạo và liên tưởng. Những hồi ức mà nhân vật trải qua làm cho các sự kiện trong tác phẩm không xuất hiện theo trật tự tuyến tính, luôn có sự đảo lộn trật tự. Chẳng hạn câu chuyện về chị Tám, về Niệm Đệ đi tìm chồng… đã làm sáng tỏ thêm đặc trưng kết cấu trong sáng tác Mạc Ngôn.

Kết cấu theo dòng hồi ức của nhân vật trong Cao lương đỏ khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Như chúng ta đã biết, hồi ức con người luôn phức tạp, không bao giờ diễn biến theo một đường thẳng mà có những nét “uốn lượn, quanh co”, quá khứ và hiện tại cứ đan xen nhau đồng hiện. Để thể hiện hiệu quả nhất lối kết cấu đó, Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp dán ghép, biến cố sự kiện. Ấn tượng nhất của thủ pháp dán ghép biến cố, sự kiện là trường đoạn Phượng Liên hy sinh. Sự kiện bà trúng đạn đang từng phút rời xa cõi đời được kéo giãn ra để trộn lẫn với hồi ức xa xăm về kỷ niệm của mười sáu năm về trước và không khí hối hả, căng thẳng cuả trận đánh một mất một còn. Có sự đan cài nhịp nhàng giữa bốn sự kiện: bà ngồi kiệu hoa về nhà chồng, Từ Chiếm Ngao cướp cô dâu, trận chiến ác liệt đang diễn ra, bà hy sinh. Trang 128: cảnh bà trúng đạn; trang 130: xe Nhật từ từ tiến vào ổ phục kích; trang132: máu trào ra từ ngực bà, nhuộm đỏ tay đứa con trai; trang 134: kiệu hoa của bà đi vào nhà họ Đơn..., bà cầm con dao trên tay, ngồi suốt hai đêm tân hôn..., trên đưòng về nhà mẹ đẻ, Từ Chiếm Ngao cướp bà chạy vào ruộng cao lương; trang 139: trong tiếng súng và tiếng kèn vọng lại, Đậu Quan bốc đất nhét vào vết thương để cầm máu cho bà; trang 140: Phượng Liên cùng "kẻ cướp" ân ái trong ruộng cao lương; trang 143: bà sắp chết, Đậu Quan chạy đi gọi tư lệnh Từ; trang 147: bà chết, trang 148: trận đánh đến hồi ác liệt; trang 156: tư lệnh Từ đến vuốt mắt cho bà; trang 159: tiếng súng càng dữ dội, chi đội trưởng Lãnh đem quân tiếp ứng, kết thúc trận đánh... Từng mảng sự kiện đã được cắt rời ra, dán ghép vào nhau với một sự tuỳ

tiện cố ý, vừa cùng một lúc kéo căng 4 sợi dây kịch tính hết mức, vừa có tác dụng làm chùng lại từng sự căng thẳng một, vừa buông vừa bắt, vừa vờn vừa thả khiến câu chuyện cuốn hút độc giả đến cùng. Chúng ta có cảm giác Mạc Ngôn là nhà quay phim lão luyện muốn thâu tóm toàn bộ các sự kiện và chuyển tải tất cả những gì ghi được đến ngay với khán giả khiến người đọc quên mất mình đang đọc tác phẩm mà như đang được xem một cuốn phim nóng luân phiên các cảnh. Các sự kiện khác trong tác phẩm đều không được Mạc Ngôn trình bày theo diễn biến một chiều, trước - sau, nhân - quả mà đựơc phá tan ra từng mảnh rồi ném vào mỗi chương một vài mảnh. Toàn tác phẩm là những mảnh sự kiện khác nhau đứng cạnh nhau như một mớ hỗn độn. Muốn có một cái nhìn trọn vẹn về các sự kiện, người đọc phải tự sắp xếp các mảnh vỡ đó lại, đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể để khám phá ra một hiện thực mới mẻ.

Cao lương đỏ là tác phẩm thuộc dòng văn học "phản tư", nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, nhìn lại cha ông và nhìn lại chính mình. Mạc Ngôn viết câu chuyện này "để viếng các anh hồn và oan hồn ở ruộng cao lương mênh mông quê hương" (62; tr.163). Rung cảm người đọc bằng sự chân thành nhưng chinh phục họ thì phải bằng văn tài điêu luyện và cá tính sáng tạo độc đáo trong văn chương. Mạc Ngôn đã thể hiện cái tài của mình qua kết cấu. Tác phẩm được kết cấu theo kỹ thuật dán ghép điện ảnh, thông qua ba dòng hồi ức của ba thế hệ, tác giả đã tạo nên một chuỗi hình tượng phức hợp về nhân vật, sự kiện, điểm nhìn, giọng điệu, không gian và thời gian.

Với kết cấu sáu đạo luân hồi mượn từ phật giáo, Sống đọa thác đày đã đưa đến cho người đọc một cảm nhận mới lạ độc đáo. Theo phật giáo, luân hồi thường được hiểu là một sự chuyển kiếp từ kiếp này sang kiếp khác. Phật Giáo, Ấn Giáo hiểu luân hồi là sự chuyển kiếp. Nó được gắn liên với thuyết

nhân quả, nghiệp quả. Luân hồi chính là Samsara; nghiệp quả chính là Karma. Theo Phật giáo, tùy nhân duyên mà con người sẽ luân hồi trong sáu cõi (Lục đạo) sau: Thiên - Thần - Người - Súc sinh (súc vật) - Nga quy - Địa ngục. Sau giải phóng địa chủ Tây Môn Náo bị bắn chết đã có 6 lần chuyển kiếp, thành kiếp lừa, trâu, lợn, chó , khỉ cuối cùng mới thành kiếp người. Cũng viết về con người và vùng đất Cao Mật, nhưng không giống với các tác phẩm khác, lần này chỉ trong 43 ngày miệt mài, nhà văn Mạc Ngôn đã hoàn thành tác phẩm Sống đọa thác đày bằng một thi pháp mới lạ. Kết cấu truyện theo kiểu “sau đạo luân hồi” của Phật giáo cùng phong cách hành văn bi hài, sự chuyển tải ý tưởng nhòe quyện giữa người và vật, vật và người, truyện trong truyện, huyền ảo trong hiện thực và hiện thực trong siêu thực. Và cũng như các tiểu thuyết nổi tiếng khác của mình, trong Sống đoạ thác đày, Mạc Ngôn vẫn dạy cho người ta những bài học lịch sử qua những mảnh đời rất nhỏ. Tây Môn Lừa đã gõ móng qua những năm cải cách ruộng đất rồi kháng Mỹ viện Triều và nhà nhà luyện thép, Tây Môn Chó thì sủa vang trong khung cảnh phố huyện thời mở cửa đầu tư rồi xử tử hình quan chức tham nhũng… Trong truyện Mạc Ngôn, chẳng có một cá nhân nào thoát khỏi những rung động phát ra từ vòng quay của bánh xe lịch sử. Họ chỉ có thể sống bám vào bánh xe ấy, rồi khi mỏi mệt thì sẽ tự động buông thân xác già nua xuống chiếc huyệt đã đào sẵn, như Mặt Xanh và Tây Môn Chó đã làm. Trong thân xác của súc vật nhưng linh hồn vẫn là của Tây Môn Náo cho nên người đọc vẫn có cảm giác là đang được sống cuộc sống ở trần gian thật sự. Qua những màn thổn thức đối thoại với trần gian, ta biết được cuộc sống quá khứ cũng như hiện tại của Tây Môn Náo, cũng như của những người dân nơi đây. Lịch sử đó trải dài mấy chục năm, qua đôi mắt của nhân vật chính hiện ra chân thực, khách quan.

Trả lời phỏng vấn về cuốn Sống đoạ thác đày, Mạc Ngôn nói: “Thời gian đặt bút viết chỉ có 43 ngày, nhưng thực ra tôi đã nghiền ngẫm nó suốt 43năm qua.

Bởi câu chuyện và các nhân vật được miêu tả trong đó đều được tôi suy nghĩ suốt nhiều năm qua, gần như họ đã song hành với tôi, chiếm nửa thời gian trong cuộc đời tôi … một lần tới thăm một ngôi miếu ở Thừa Đức, tôi nhìn thấy một nhóm tượng phù điêu tượng trưng về sáu kiếp luân hồi, tôi vụt nảy ra ý tưởng dùng nó làm kết cấu cho cuốn Sống đoạ thác đày. Tôi cảm thấy sáu kiếp luân hồi có thể biến thành một dạng phương pháp kết cấu tiểu thuyết và thông qua nó, thông qua đôi mắt của động vật để miêu tả con người và câu chuyện mà tôi muốn nói tới”. Sụ sáng tạo của tác giả trong kết cấu thời gian đã tạo nên cái mới mẻ của tác phẩm, khiến cho tác phẩm như có màu sắc, hương vị và âm thanh.

Sự phá vỡ tính nhân quả của chuỗi sự kiện trong các tác phẩm tự sự đương đại cho thấy khả năng phản ánh hiện thực của văn học không chỉ dừng lại ở việc mô tả, tái hiện chân thực bức tranh đời sống mà còn có thể biểu hiện rõ nét những cảm nhận, suy ngẫm khó định hình của con người về chính hiện thực lịch sử. Theo từ điển thuật ngữ văn học: “ Nếu những yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô hạn, vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách nhà văn” [28; tr.157]. Bằng tài năng điêu luyện và giác quan nhạy cảm của mình, Mạc Ngôn đã đem đến cho văn học Trung Quốc một làn gió “mới, độc, lạ”, và làn gió đó lại mang đến cho người đọc nhiều khoái cảm rung động kỳ lạ và say sưa.

3.2. Pha trộn, đan xen nhiều sắc thái giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được mô tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình

cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [28; tr.134]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất cho rằng, những tác phẩm có giá trị thường có sắc thái giọng điệu đa dạng trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo. Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách nhà văn và là một yếu tố quan trọng đánh giá tài năng của từng nhà văn. Với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, giọng điệu được xem là sản phẩm liên kết giữa các yếu tố nội dung và hình thức tác phẩm văn học in đậm dấu ấn riêng của sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. M. Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ yếu tố thứ nhất của văn học”. Cùng với ngôn ngữ là gio ̣ng điê ̣u. Gio ̣ng điê ̣u là yếu tố siêu ngôn ngữ. Trở lại với sáng tác của Mạc Ngôn, chúng tôi nhận thấy ở tác giả này có sự biến đổi giọng điệu khá linh hoạt tuỳ thuộc vào từng đề tài, từng đối tượng phản ánh.. Đó là sự pha trộn, đan xen nhiều sắc thái giọng điệu: giọng điệu trào lộng, giọng điệu bỡn cợt, giọng điệu giễu nhại, giọng điệu gắn với bút pháp miêu tả. Tính chất đa gio ̣ng điê ̣u là mô ̣t trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng của thể loại, phong cách sáng tác của Mạc Ngôn.

3.2.1. Giọng điệu trào lộng 3.2.1.1. Giọng điệu bỡn cợt

Bỡn cợt là cách thức con người sử dụng để trêu ghẹo, vui đùa. Các nhà văn thường sử dụng giọng điệu này để châm biếm một cách nhẹ nhàng tinh tế các sự việc nghịch lý, ngang trái trong xã hội nhưng những việc ấy không gây ảnh hưởng lớn đến những đạo lý luân thường trong xã hội. Đó có thể là một cách nhìn hiện tượng, cách nhìn các khía cạnh cuộc sống của nhân vật mang nặng màu sắc cá nhân, chủ quan. Do đó dẫn đến sự nhầm lẫn các nguyên tắc, nguyên lý cuộc sống một cách tình cờ, không cố ý. Và chính bản thân nhân vật không ý thức được những điều nghịch lý trong suy nghĩ bản thân mình, họ luôn cho mình đúng, có niềm tin tuyệt đối vào bản thân. Chẳng hạn, trong 41

Một phần của tài liệu Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết mạc ngôn luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w