5. Những bệnh chung của gia súc
5.13 Bệnh lao (Tuberculosis TB)
Định nghĩa Bệnh nhiễm khuẩn ở gia súc, chủ yếu ở bò và ng−ời do Mycobacterium bovis. Bệnh ở bò do các chủng Mycobacterium khác ít quan trọng hơn, mặc dù chúng có thể gây khó khăn trong xét nghiệm chẩn đoán.
Phân bố Khắp nơi trên thế giới.
Triệu chứng lâm sàng
Bò Nhiễm lao mới đầu gây áp xe nhỏ ở nơi xâm nhập, th−ờng trong phổi do hít vào. Bệnh có thể không tiến triển nữa, nh−ng trong nhiều tr−ờng hợp, bệnh lan sang các cơ quan khác, các hạch ]ympho và các phần khác của phổi (Hình 9. 33) . ở một vài gia súc bệnh do tiêu hoá và
tổn th−ơng ban đầu là ở các hạch lympho ở họng hay ruột và thỉnh thoảng ở ngay bản thân ruột.
Hình 9.33 Bệnh lao bò: các áp-xe khắp phổi.
Mới đầu con vật có thể bề ngoài vẫn mạnh khoẻ, nh−ng triệu chứng lâm sàng phát triển dần dần gắn liến với hình thành áp xe. Tổn th−ơng ở phổi là thể phổ biến nhất, gây ho dai dẳng nh−ng không th−ờng xuyên, ho có thể dễ dàng bị kích thích khi làm việc hay bóp họng. Khi bệnh tiến triển, các hạch lympho ở đầu, cổ và thân tr−ớc to ra, thở khó nhọc, và có thể có dịch n−ớc mũi màu trắng hơi vàng. Sốt lên xuống nhẹ, dai dẳng trong suốt quá trình bệnh. Đôi khi bệnh xảy ra ở tuyến vú làm cho viêm vú thể hạt, trong khi tổn th−ơng ở những phần khác của cơ thể có khuynh h−ớng làm gầy yếu nói chung.
Quá trình bệnh khác nhau nh−ng luôn ở thể mạn tính th−ờng kéo dài vài tháng, trong thời gian đó gia súc mắc bệnh gầy sút dần và cuối cùng chết. Một số con có thể biểu hiện vẫn khoẻ mạnh mặc dù các tổn th−ơng bên trong vẫn tiến triển và chỉ trở thành ốm có triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn t−ơng đối muộn của bệnh. Bò Zebu tỏ ra có sức kháng bệnh cao hơn các giống châu Âu.
Lợn Bệnh hiếm khi gây nên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích lao chỉ hạn chế ở các hạch lympho ở cổ. Đôi khi bệnh thành toàn thân, có những triệu chứng t−ơng tự nh− ở bò.
Trâu Nơi bệnh lao xảy ra, bệnh biểu hiện t−ơng tự nh− ở bò.
Dê cừu Cừu có sức đề kháng t−ơng đối với bệnh lao, mặc dù dê có thể đôi khi mắc bệnh nặng. Bệnh biểu hiện t−ơng tự nh− ở bò, nh−ng tốc độ tiến triển có thể nhanh hơn nhiều.
Cách lây lan Nguồn bệnh chính là gia súc mắc bệnh thải vi khuẩn lao trong các chất bài tiết nh− hơi thở, n−ớc bọt, n−ớc mũi, phân, n−ớc tiểu và sữa. Ngoài vật chủ, vi khuẩn có thể sống sót trong môi tr−ờng vài tuần, nếu không bị ánh nắng mặt trời trực tiếp hay sấy khô.
Nhiễm lao phổ biến nhất ở bò nuôi trong chuồng và th−ờng nhiễm qua đ−ờng hít thở. Nhiễm lao sau khi ăn phải vi khuẩn có thể quan trọng hơn đối với bò chăn thả, do máng ăn và nguồn n−ớc uống ô nhiễm với các chất bài tiết. Bê có thể nhiễm lao do uống sữa nhiễm bệnh.
Nhiễm lao ở các gia súc khác th−ờng phản ánh mức độ tiếp xúc với bò mắc bệnh. Cừu có sức đề kháng t−ơng đối lớn, nên nhiễm lao hiếm, nh−ng tỷ lệ nhiễm bệnh ở dê cao. Lợn có thể nhiễm lao do tiếp xúc trực tiếp với bò hay ăn phải thức ăn có chứa các sản phẩm sữa. Bệnh
lao ở trâu t−ơng đối hiếm, trừ tr−ờng hợp nhốt trâu trong hệ thống chăn nuôi thâm canh nh− các cơ sở nuôi bò sữa. Trong điều kiện đó, bệnh lao ở trâu diễn ra theo kiểu nh− ở bò.
Điều trị Điều trị bệnh lao là chống chỉ định, phải nhấn mạnh việc phòng bệnh và khống chếlao. Tuy nhiên, biện pháp này có thể thay đổi, trong điều trị bệnh lao ở ng−ời đã đạt đ−ợc những tiến bộ đáng kể và đã đ−ợc áp dụng thực nghiệm cho gia súc.
Phòng chống Do tác hại đối với sức khoẻ con ng−ời từ sữa nhiễm lao và tổn thất kinh tế của bệnh nhiễm khuẩn tiến triển này gây ra cho ngành bò sữa, việc khống chế đi đến thanh toán bệnh lao là mục tiêu của nhiều n−ớc.
Việc phòng chống dựa vào xét nghiệm để phát hiện con nhiễm bệnh bị ốm hay khoẻ mạnh. Xét nghiệm phổ biến nhất là kiểm tra da: tiêm vào trong da một l−ợng nhỏ tnherculin (chiết từ môi tr−ờng nuôi cấy Mycobacterium) và gia súc nhiễm bệnh có phản ứng ở da trong vòng 2-3 ngày. Rất tiếc là một số bệnh khác cũng có phản ứng với xét nghiệm này nh− bệnh phó lao, viêm hệ lâm ba ở bò, bệnh lao ở gia cầm do Mycobacterium avium và bệnh lao của ng−ời do Mycobacterium tuberculosis (nhiễm M. avium và M. tuberculosis ít khi gây bệnh có triệu chứng lâm sàng ở gia súc). Nếu có nguy cơ nhiễm bất cứ loại vi khuẩn nào trong số này, có thể dùng ph−ơng pháp kiểm tra da so sánh bằng cách tiêm tuberculin của loài có vú và tuberculin của gia cầm ở hai vị trí khác nhau. Sau 3 ngày, so sánh phản ứng ở hai vị trí tiêm cho thấy liệu con vật nhiễm M. bovis hay nhiễm một trong các loại khác.
Kiểm tra da bằng tuberculin, có thể loại thải gia súc nhiễm bệnh và vệ sinh và tiêu độc chuồng trại. Biện pháp này có thể khống chế và cuối cùng thanh toán đ−ợc bệnh lao bò, nh−ng để thành công đòi hỏi cơ sở hạ tầng tổ chức mạnh và hỗ trợ tài chính đền bù cho ng−ời chăn nuôi có bò bị nhiễm lao phải loại thải hay giết mổ.
Thông th−ờng không nhất thiết phải khống chế bệnh lao ở các gia súc khác, do chúng th−ờng nhiễm lao từ bò, mặc dù một số động vật hoang dã có thể là nguồn bảo tồn bệnh.
Nhận xét Tác hại đối với sức khoẻ con ng−ời của bệnh lao bò rất đáng kể vì ng−ời cũng mẫn cảm đối với M. bovis nh− với M. tuberculosis. M. tuberculosis là nguyên nhân chính của bệnh lao ở ng−ời. Ng−ời có thể nhiễm lao giống nh− gia súc, nh−ng đặc biệt đáng chú ý là nguy cơ uống sửa ch−a xử lý. Sữa bò là mối nguy hiểm chính, nh−ng sữa trâu cũng là một nguy cơ. Sữa đã tiệt trùng thì không có nguy hiểm nữa. Việc khám thịt bò cũng quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm lao cho ng−ời.