Bệnh dại (Rabies)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 52 - 53)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.9 Bệnh dại (Rabies)

Tên khác Bệnh sợ n−ớc (Hydrophobia)

Định nghĩa Bệnh nhiễm trùng vi-rút ở tất cả các động vật.

Phân bố Khắp nơi trên thế giới, trừ úc và một số bán đảo và đảo.

Triệu chứng lâm sàng Quá trình bệnh th−ờng kéo dài khoảng 1 tuần nh−ng cũng có thể ngắn khoảng 2 ngày. Triệu chứng đầu tiên là thay đổi hành vi, có thể rất mơ hồ, không nhận ra. Giai đoạn này chỉ kéo dài trong vài giờ ở bò nh−ng 2-3 ngày ở chó. Giai đoạn tiếp theo là pha kích động không điển hình, trong đó gia súc thể hiện những triệu chứng đã biết rõ của bệnh dại Gia súc trở nên bồn chồn, hung hăng và tiếng kêu thay đổi. Chó rú, bò rống, cừu kêu be be và ngựa hý liên tục. Điển hình là chó tấn công khi không bị khiêu khích đối với các động vật khác hay các đồ vật, giai đoạn này th−ờng gọi “dại điên cuồng” và kéo dài tới 4 ngày. Sau đó con vật liệt dần từ thân sau, không có khả năng ăn uống và chảy nhiều dãi. Tiếp theo con vật chết rất nhanh. ở một số con, pha bại liệt là đặc điểm lâm sàng chiếm −u thế và gọi là “dại lầm lì”.

Cách lây lan Vi-rút dại bài tiết trong n−ớc bọt gia súc nhiễm bệnh 2 ngày tr−ớc khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng và trong suốt quá trình phát bệnh. Con đ−ờng truyền bệnh thông th−ờng là các vết th−ơng mới bị nhiễm n−ớc bọt có vi-rút, th−ờng là bị động vật mắc bệnh dại cắn. Từ vết cắn, vi-rút lan vào não, hệ thần kinh và tuyến n−ớc bọt gây ra các triệu chứng lâm sàng sau đó vài tuần hay vài tháng.

Biết đ−ợc bối cảnh gia súc bị cắn là điều quan trọng. ở các vùng nông thôn nơi bệnh dại là dịch địa ph−ơng, những động vật hoang dã cụ thể là vật chủ chính và duy trì vi-rút trong chu kỳ lây nhiễm hoang dã nh− sau:

Giơi hút máu ở Trung và Nam Mỹ Cáo ở châu Âu và Bắc Mỹ Chó rừng ở châu Phi và châu á Gấu trúc ở Bắc Mỹ

Cầy mangut ở ấn Độ, vùng Caribê và Nam Phi Chó sói ở Trung Đông và Đông Âu

Vai trò của động vật hoang dã đối với bệnh dại ở Việt Nam không rõ.

Gia súc không chống nổi nếu tình cờ bị nhiễm từ những vậtchủ bảo tồn vi-rút dại. Bệnh dại ở gia súc theo con đ−ờng này may mắn là chỉ xảy ra rải rác, trừ vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ nơi bò th−ờng bị dơi hút máu đốt và truyền bệnh. Dơi hút máu nhiễm mầm bệnh đầu tiên qua tiếp xúc trực tiếp với những con dơi đã nhiễm bệnh và nhiều con khỏi bệnh tiếp tục mang vi-rút và thải vi-rút vào n−ớc bọt trong vài tháng.

Tình hình này khác hẳn ở vùng đô thị, nơi chó thả rông là vật chủ chính trong chu kỳ đô thị. Trong bối cảnh này, chó thả rông mắc bệnh dại có thể cắn ng−ời và các động vật khác nh− chúng vẫn th−ờng làm.

Điều trị Bệnh dại không thể chữa đ−ợc nên những con nghi mắc bệnh dại phải bắt ngay lập tức và cách ly vào trong cũi an toàn về “bệnh dại” cho tới khi chết, th−ờng trong vòng 15 ngày. Sau đó có thể lấy óc ra để xét nghiệm.

Phòng chống Những n−ớc không có bệnh dại th−ờng có những quy định rất nghiêm ngặt về việc nhập khẩu động vật sống từ những vùng bệnh dại là dịch địa ph−ơng. Tất cả gia súc nhập khẩu th−ờng phải cách ly kiểm dịch đủ thời gian cho bất cứ gia súc nào ủ virút dại phát ra triệu chứng lâm sàng, ví dụ thời gian cách ly kiểm dịch ở Anh là 6 tháng.

Phải diệt chó thả rông ở vùng đô thị, tiêm phòng và đăng kí các chó khác. Điều này đòi hỏi cơ quan luật pháp mạnh để có hiệu lực.

Nhận xét Hầu hết mọi ng−ời đều biết rõ tác hại của bệnh dại. Những con nghi mắc bệnh dại phải báo cáo ngay cho cơ quan thú y. Nơi có nguy cơ ng−ời bị nhiễm bệnh dại, ví dụ nuôi chó ở đô thị, ng−ời nuôi chó phải tiêm phòng định kì.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)