Bệnh viêm dạ dầy-ruột truyền nhiễm (Transmissable gastroenteritis-TGE)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 30 - 31)

Định nghĩa Bệnh nhiễm trùng vi-rút đ−ờng ruột lây lan mạnh của lợn. Mèo, chó và cáo cũng mẫn cảm mặc dù chúng không mắc bệnh.

Phân bố Bệnh xảy ra ở hầu hết châu Âu, Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Nam á kể cả Việt Nam.

Triệu chứng lâm sàng Bệnh đ−ợc biết có hai thể là thể l−u hành và thể dịch địa ph−ơng. ở thể l−u hành của bệnh viêm dạ dầy – ruột truyền nhiễm ở những đàn lợn mẫn cảm, ổ dịch có thể bột phát và mức nghiêm trọng liên quan tới lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng có thể phân loại một cách t−ơng đối nh− sau:

Lợn con mới đẻ Sau một thời gian ủ bệnh ngắn, lợn con nôn mửa, ỉa chảy nhiều, phân thối khắm, mất n−ớc nhanh. Phân lợn con đang bú chứa sữa ch−a tiêu hoá. Hầu hết lợn mắc bệnh d−ới hai tuần tuổi và chết trong một vài ngày. Tỷ lệ chết giảm khi lứa tuổi tăng, tuy nhiên những con sống sót có thể gầy yếu trong một thời gian đáng kể.

Lợn cai sữa, vỗ béo và lợn tr−ởng thành Kém ăn, thỉnh thoảng nôn mửa và ỉa chảy. Lợn nái có thể sốt và thỉnh thoảng sẩy thai. Hầu hết lợn mắc bệnh khỏi trong 7 - 10 ngày.

Nơi có bệnh viêm dạ dầy - ruột truyền nhiễm là dịch địa ph−ơng, có thể là ở Việt Nam, triệu chứng lâm sàng ít nghiêm trọng hơn, lợn ốm chỉ hạn chế ở lợn con tới 2 tuần sau khi cai sữa, mặc dù tỷ lệ chết chắc là thấp hơn nhiều so với thể l−u hành, lợn mắc bệnh rất có thể có tỷ lệ sinh tr−ởng thấp.

Cách lây lan Vi-rút đ−ợc thải qua phân của lợn nhiễm bệnh nên bệnh truyền lây qua phân - miệng. Bệnh cũng lây qua quần áo, ủng và các ph−ơng tiện truyền lây cơ giới khác. Chó, mèo và cáo có thể là vật mang vi-rút và là nguồn bệnh.

Điều trị Ch−a có điều trị đặc hiệu. Lợn con ỉa chảy có thể gây nên mất n−ớc và giảm canxi huyết nên chỉ định điều trị bằng thay thế dung dịch có chất điện giải và glucose.

Phòng chống Việc phòng bệnh rất khó khăn. Mấu chốt phòng bệnh là bảo vệ lợn con ở lứa tuổi cần thiết mẫn cảm bệnh nhất. Việc phòng bệnh đòi hỏi những biện pháp theo những h−ớng sau đây:

• Cách ly lợn nái sinh con trong điều kiện vệ sinh chặt chẽ, việc cách ly là không thiết thực trong hầu hết tr−ờng hợp. Tiêm phòng cho lợn nái có chửa bằng tiêm hay cho uống vắc-xin để kích thích globulin miễn dịch (IgA) có khả năng bảo vệ đầy đủ trong sữa mẹ để bảo vệ đàn lợn con đang bú.

• Lợn nái có chửa cho tiếp xúc với mầm bệnh 3 tuần tối thiểu tr−ớc khi đẻ sao cho phát triển globulin miễn dịch (IgA) ở đ−ờng ruột lợn mẹ truyền sang lợn con khi bú. Điều này đòi hỏi phải rất chú ý và quản lý tốt nh−ng có thể đạt đ−ợc bằng cách cho lợn nái ăn những mảnh ruột cắt nhỏ hay phân ở đất của lợn sơ sinh mắc bệnh. Có thể.chuẩn bị sẵn vật liệu này trong nang gelatin và bảo quản đông lạnh sâu. Cách làm này có nguy cơ rõ rệt là làm lây lan các tác nhân gây bệnh khác nên chỉ thực hiện ở trong một trại mà không mang vật liệu này từ trại này sang trại khác.

• Hạn chế chó và mèo đi lại trong trại

• Nên chỉ đ−a lợn mới vào từ những đàn biết chắc không có bệnh và phải cách ly kiểm dịch trong 2 tuần đủ thời gian cho phép loại trừ bất cứ bệnh nào gần đây.

Tuy nhiên, những biện pháp đó v−ợt quá tầm tay của hầu hết ng−ời chăn nuôi Việt Nam, trong tr−ờng hợp đó phải thực hiện việc chăn nuôi tốt và vệ sinh để giảm thiểu sự lây nhiễm đặc biệt cho lợn con.

Nhận xét Bệnh ỉa chảy lợn con đ−ợc công nhận là một vấn đề phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân gây nên ỉa chảy mà bệnh TGE phải đ−ợc coi là một trong những khả năng đó.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 30 - 31)