Bệnh phó lao (Johne's disease)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 41 - 43)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.6 Bệnh phó lao (Johne's disease)

Định nghĩa Bệnh nhiễm khuẩn của gia súc nhai lại do Mycobacterium Johnei. Bò, cừu, dê mắc bệnh phổ biến nhất.

Phân bố Khắp thế giới nh−ng phổ biến hơn ở vùng ôn đới ẩm so với vùng khí hậu khô nóng.

Triệu chứng lâm sàng M. johnei xâm nhập vào ruột và sau một thời gian ủ bệnh dài gây nên viêm ruột mạn tính, phát triển chậm.

Triệu chứng lâm sàng lúc đầu rất nhẹ, chỉ có giảm nhẹ sức sản xuất. Khi bệnh tiến triển, gia súc gầy yếu từ từ mặc dù vẫn ăn đ−ợc. Cuối cùng gia súc suy yếu, kiết sức, nằm liệt và chết. ở cừu vào các giai đoạn cuối của bệnh, lông của chúng rụng khi sờ vào. Bò ỉa chảy điển hình, mới đầu còn cách quãng sau dần dần trở nên ỉa chảy dai dẳng và có mùi thối khắm (Hình 9.21 và 9.22). Quá trình bệnh kéo dài tới khoang 6 tháng. Gia súc đã phát triển triệu chứng lâm sàng rất ít khi khỏi bệnh.

Hình 9.21 Bệnh phó lao: bò mắc bệnh thể hiện kiệt quệ nặng, ỉa chảy phân dính bết vào lông thân sau.

Hình 9.22 Bệnh phó lao: niêm mạc hồi tràng có những nếp gấp rất đặc thù giống nh− thảm rơm.

Cách lây lan Vi khuẩn thải ra ngoài theo phân gia súc mắc bệnh và có thể sống sót bên ngoài vật chủ tới một năm nh−ng nhanh chóng bị diệt khi tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và khô. Bệnh th−ờng xảy ra sau khi gia súc ăn phải thức ăn, n−ớc uống hay sữa bị nhiễm phân. Gia súc non đặc biệt mẫn cảm và gia súc th−ờng mắc bệnh vào tháng tuổi đầu tiên. Bê con mới sinh của con mẹ mắc bệnh đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh do bú vào đầu vú bị nhiễm phân con mẹ. Bê con tiếp xúc với mầm bệnh sau tháng tuổi đầu tiên cũng bị mắc bệnh thải ra một số l−ợng nhỏ vi khuẩn vào phân nh−ng không phát triển triệu chứng lâm sàng.

Thời gian ủ bệnh rất dài tr−ớc khi triệu chứng lâm sàng đầu tiên xuất hiện. Bò hiếm khi biểu hiện triệu chứng của bệnh cho tới khi tối thiểu hai năm tuổi, đôi khi tới sáu năm tuổi. Thời gian ủ bệnh ở dê cừu tới 1 năm hoặc hơn. Trong thời gian ủ bệnh, mặc dù không có triệu chứng lâm sàng của bệnh nh−ng động vật mắc bệnh vẫn thải vi khuẩn vào phân.

Điều trị Bệnh phó lao không chữa đ−ợc

Phòng chống Vì vi khuẩn có thời gian sống lâu dài trong môi tr−ờng và con vật nhiễm bệnh bình th−ờng về mặt lâm sàng vẫn thải vi khuẩn vào trong phân, bệnh phó lao rất khó khống chế. Những vùng hay những trại riêng rẽ có khuynh h−ớng có lịch sử của bệnh do bệnh dai dẳng và đồng cỏ bị tái ô nhiễm nhiều lần. Tình hình có thể xấu đi hơn do thiếu xét nghiệm chẩn đoán đơn giản và tin cậy để phát hiện con mắc bệnh tr−ớc khi chúng ở vào giai đoạn bệnh tiến triển nặng và thải một số l−ợng lớn vi khuẩn vào trong phân. Ph−ơng pháp tin cậy duy nhất để phát hiện vi khuẩn là nuôi cấy mẫu phân trong phòng thí nghiệm, nh−ng xét nghiệm này mất vài tuần nên ít thực tế trong công tác việc chẩn đoán định kì.

Nơi xảy ra bệnh phải thực hiện các biện pháp vệ sinh làm giảm ô nhiễm môi tr−ờng và giảm lây lan bệnh. Phải cách ly bất cứ con nghi ngờ nào và gửi mẫu phân đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Vì vi khuẩn thải vào trong phân cách quãng nên cần thiết phải xét nghiệm gia súc vài lần. Nếu khẳng định có bệnh, phải giết mổ những con nhiễm bệnh.

Do gia súc non đặc biệt mẫn cảm với bệnh, nên đòi hỏi phải chú ý đặc biệt. Bất cứ con vật nào đẻ từ con mẹ mắc bệnh gần nh− chắc chắn là đã nhiễm bệnh nên không đ−ợc giữ lại trong đàn sinh sản mà nên vỗ béo và bán đi để giết mổ càng sớm càng tốt. Trong đàn biết có bệnh, có thể xem xét tách con mới đẻ khỏi mẹ ngay sau khi đẻ và nuôi bằng sữa đã tiệt trùng. Sân, chuồng, ổ đẻ của cừu... phải đ−ợc th−ờng xuyên rửa sạch và tiêu độc để đề phòng ô nhiễm tích tụ, thức ăn và n−ớc uống phải sạch sẽ và không nhiễm phân. Nếu bệnh nghiêm trọng, đồng cỏ phải dọn sạch mầm bệnh bằng cách để không chăn thả 1 năm cho mọi vi sinh vật chết hết.

ở những đàn không có lịch sử mắc bệnh phó lao, yêu cầu chú ý đề phòng bệnh xâm nhập cùng gia súc mới. Thiếu xét nghiệm chẩn đoán tin cậy và thời gian ủ bệnh dài khiến các ph−ơng pháp cách ly kiểm dịch thông th−ờng trở nên không thực tế trong phần lớn hoàn cảnh, chỉ mua gia súc mới từ những đàn biết không có bệnh.

Hiện có vắc-xin cho bò và cừu đem lại kết quả tốt làm giảm số con có triệu chứng lâm sàng và giảm ô nhiễm đồng cỏ. Đối với bò, vaccine chỉ có hiệu quả khi tiêm cho bê ở tháng tuổi đầu tiên và đ−ợc cơ quan thú y cho phép, vì gia súc tiêm phòng có thể có phản ứng d−ơng tính với xét nghiệm lao.

Nhận xét Bệnh âm ỉ này không mãnh liệt và mặc dù có tỷ lệ mắc bệnh cao trong từng đàn mắc bệnh, nh−ng tỷ lệ chết hàng năm không thể v−ợt quá 5%. Vì lý do này, nên nhiều ng−ời chăn nuôi lựa chọn chung sống với bệnh và chấp nhận tổn thất. Tuy nhiên, có thể làm giảm tổn thất bằng áp dụng những biện pháp đã khái quát ở trên. May mắn là ở nhiều vùng nhiệt đới khô cằn và bán khô cằn, điều kiện không thuận lợi cho vi khuẩn sống sót ngoài vật chủ nên bệnh phó lao không có hoặc chỉ là một vấn đề rất nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam vẫn ch−a biết, nh−ng có thể xảy ra ở loài nhai lại, đặc biệt ở miền núi có khí hậu mát hơn.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)