Bệnh Tụ huyết trùng lợn (Swine pasteurellosis)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 28 - 29)

Định nghĩa Bệnh nhiễm trùng đ−ờng hô hấp do vi khuẩn Pasteurella multocida

Phân bố Khắp nơi trên thế giới

Triệu chứng lâm sàng Lợn mắc bệnh có các triệu chứng bệnh hô hấp nh− thở nhanh, ho −ớt, sốt, bỏ ăn. Nhiều lợn mắc bệnh có thể chuyển thành thể mạn tính trong đó phát triển viêm phế quản-phổi nhiễm khuẩn (Hình 9.15). Những con đó không chết nh−ng giảm sức sản xuất. Thể cấp có thể thấy ở lợn chết sau một thời gian ốm ngắn.

Hình 9.15 Bệnh Tụ huyết trùng lợn: bệnh tích phổi chắc đặc có xuất huyết.

Cách lây lan Vi khuẩn Pasteurel1a multocida là vi khuẩn th−ờng trú ở đ−ờng hô hấp trên của lợn, bình th−ờng phổi đề kháng đ−ợc bệnh. Trong một số điều kiện nhất định, sức đề kháng của phổi bị phá vỡ, gây nên bệnh. Điều đó xảy ra sau khi con vật bị stress, nhất là khi có một số bệnh hô hấp khác, ví dụ bệnh suyễn lợn. Một khi lợn mắc bệnh, n−ớc mũi sẽ có vi khuẩn và bệnh có thể lây sang các con khác do tiếp xúc.

Điều trị Điều trị bằng kháng sinh thích hợp (nh− Oxytetracycline, Penicillin, Ampicillin) với những con mới mắc bệnh có thể kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu con ốm có triệu chứng lâm sàng đã phát triển viêm phế quản phổi nhiễm trùng nặng, điều trị có thể không có kết quả.

Phòng chống Thông th−ờng, Tụ huyết trùng không phải bệnh nh−ng hầu nh− luôn luôn là nhiễm trùng thứ phát sau một số yếu tố tiền đề khác. ở Việt Nam, bệnh suyễn lợn có thể là

yếu tố tiền đề phổ biến, nh−ng cũng có những yếu tố tiền đề nh− các bệnh nhiễm khuẩn khác, bệnh ký sinh trùng, bị stress do chăn nuôi kém. Vì vậy, khi xảy ra Tụ huyết trùng lợn, xác định đ−ợc yếu tố tiền đề là quan trọng để xem có thể khắc phục đ−ợc yếu tố đó không. Chỉ đơn thuần điều trị những tr−ờng hợp có triệu chúng lâm sàng không khống chế.

Hiện có vắc-xin nh−ng tạo đ−ợc bảo vệ hạn chế, điều quan trọng hơn là đảm bảo chăn nuôi đạt tiêu chuẩn cao và lợn không bị stress không cần thiết.

Nhận xét Bệnh Tụ huyết trùng đ−ợc coi là một trong những bệnh quan trọng nhất của lợn ở Việt Nam. Tuy nhiên khi dịch xảy ra, xác định đ−ợc những yếu tố tiền đề dẫn tới bệnh là khâu then chốt để xem có thể khống chế đ−ợc những yếu tố đó không. Dựa quá mức vào điều trị bằng kháng sinh và tiêm phòng sẽ không khống chế đ−ợc bệnh.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 28 - 29)