Bệnh ỉa chảy ở gia súc mới đẻ (Neonatal diarhea)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 46 - 52)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.8 Bệnh ỉa chảy ở gia súc mới đẻ (Neonatal diarhea)

Định nghĩa ỉa chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải bệnh đặc thù. ỉa chảy ở gia súc non mấy tuần tuổi đầu (ỉa chảy ở gia súc mới đẻ) th−ờng là vấn đề chủ yếu và th−ờng do vài vi sinh vật đặc thù, riêng rẽ hay kết hợp với nhau. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên ỉa chảy nêu lên ở Bảng 9.2.

Phân bố Khắp nơi trên thế giới

Triệu chứng lâm sàng Không có thể mô tả một cách chính xác các triệu chứng lâm sàng, những triệu chứng này chịu ảnh h−ởng nhiều yếu tố, ví dụ vi sinh vật gây nhiễm nào có liên quan, sức khoẻ của gia súc non có nguy cơ mắc bệnh, gia súc non có đ−ợc bú mẹ sau khi đẻ không, có đủ sữa đầu để bảo vệ chúng không... Mấu chốt là tất cả các vi sinh vật liên quan tới ỉa chảy đều có khả năng làm tổn th−ơng vách ruột. Nếu tổn th−ơng nghiêm trọng, ruột sẽ không có khả năng tái hấp thụ các dịch thể trong quá trình tiêu hoá trở lại các hệ thống khác của cơ thể. Kết quả là dịch tiêu hoá giữ lại quá mức trong ruột sẽ thải ra ngoài theo phân làm phân lỏng và ra th−ờng xuyên, tức là ỉa chảy. Nếu vi sinh vật gây xuất huyết ở ruột, khi đó ỉa chảy có lẫn máu gọi là hồng lỵ. ở gia súc ỉa chảy, nếu l−ợng dịch mất đi trong đ−ờng ruột v−ợt quá l−ợng dịch đ−a vào khi uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc n−ớc tiểu để giam l−ợng n−ớc thải ra. Nếu thận không bù đ−ợc, mức dịch thể trong tổ chức bị giảm và máu bị đặc lại. Hiện t−ợng này gọi là mất n−ớc và triệu chứng lâm sàng là yếu, bỏ ăn, thân nhiệt thấp và có thể truỵ tim. Mắt bị lõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô và khi véo da lên, nếp da chậm trở lại vị trí cũ. Một điều làm phức tạp hiện t−ợng mất n−ớc là mất cân bằng chất điện giải trong dịch thể, đặc biệt là bicacbonat, natri, ka-li và chloride. Mất n−ớc có thể dẫn tới sốc và các rối loạn khác.

Hiện t−ợng mất n−ớc rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không đ−ợc điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể t−ơng đối thấp nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất n−ớc.

Bảng 9.2 Những nguyên nhân phổ biến gây ỉa chảy ở gia súc trong một vài tuần tuổi đầu tiên. Tuần tuổi tr−ớc đó các vi sinh vật gây bệnh th−ờng gây ỉa chảy Vi sinh vật gây bệnh Bê nghé Dê cừu con Lợn con Ngựa con Vi khuẩn: E. coli Salmonellae C.perfringens (typ B và C) 1

Mọi lứa tuổi 2*

1

Mọi lứa tuổi 3

1

Mọi lứa tuổi 1

Mọi lứa tuổi 1 Vi-rút: Rotarvirus Coronavirus 2 3 3 1 8 1 5 - Nguyên sinh động vật: Cryptosporidium Coccidia 5**

Mọi lứa tuổi 3

Mọi lứa tuổi

12 2

6

Mọi lứa tuổi

* Có ít báo cáo về nhiễm độc huyết từ ruột ở nghé, nh−ng t−ơng tự nh− ở bê

** Bệnh Cầu trùng đ−ợc ghi nhận là nguyên nhân gây ỉa chảy ở nghé tới 12 ngày tuổi.

Những vi sinh vật gây ỉa chảy ở gia súc non đ−ợc khái quát vắn tắt nh− sau:

Escherichia coli E. coli là rất phổ biến và thấy một số l−ợng lớn trong ruột của tất cả các loài động vật, nh−ng trong sốnhiều chủng khác nhau, chỉ có một số chủng bám vào màng ruột và sinh độc tố gây bệnh. ỉa chảy do các chúng E. coli sinh độc tố đ−ờng ruột có thể xảy ra ở tất cả loài động vật, nh−ng đặc biệt phổ biến ở bê nghé và lợn con (Hình 9.25 và 9.26)

Hình 9.25. ỉa chảy ở bò do vi khuẩn coli: mí mắt rũ xuống do mất n−ớc nghiêm trọng.

Hình 9.26. ỉa chảy ở bò do vi khuẩn coli:

ỉa chảy phân trắng loãng n−ớc, dính bết vào lông xung quang hậu môn.

Một số chủng xâm nhập vào mạch máu và các tổ chức cơ thể nói chung gây nên một bệnh nhiễm khuẩn gọi là bệnh coli bại huyết. Đây bệnh cấp tính kéo dài từ 1-4 ngày, trong đó gia súc ủ rũ, suy yếu và bỏ ăn. Mới đầu có thể sốt nh−ng sau đó thân nhiệt giam xuống d−ới mức bình th−ờng và con vật hấp hối rồi chết. Bệnh coli bại huyết có thể xảy ra ở tất cả gia súc non, nh−ng đặc biệt phổ biến ở cừu con và ngựa con. Có thể có ỉa chảy nh−ng không phải là đặc điểm th−ờng xuyên.

Salmonella Có nhiều chủng Salmonella khác nhau có thể nhiễm và gây bệnh nghiêm trọng ở ng−ời và gia súc ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng lâm sàng rất khác nhau, nh−ng bệnh ở gia súc non th−ờng gây nên viêm ruột và ỉa chảy luôn luôn có máu, hoặc gây nhiễm trùng huyết trong đó vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào máu gây ra những triệu chứng lâm sàng t−ơng tự nh− triệu chứng bệnh coli bại huyết (Hình 9.27). Phần lớn các chủng Salmonella chỉ thỉnh thoảng gây bệnh, nh−ng có hai chủng thấy phổ biến trong các ổ dịch Salmonella là S. typhimurium (ở mọi gia súc) và S. dublin (ở mọi gia súc, đặc biệt là bê nghé).

Hình 9.27 Bệnh Salmonella ở bò: bê kiệt sức và mất n−ớc do ỉa chảy nặng.

Các ổ dịch Salmonella có thể gây hậu quả nghiêm trọng, tỷ lệ gia súc mắc bệnh chết cao và những con sống sót mất vài tuần mới khỏi bệnh. Chi tiết hơn, xem phần bệnh Salmonella ở ch−ơng này.

Clostridium perfringens Có một số typ C. perfringens có thể nhiễm và gây bệnh cho gia súc. Typ B và C liên quan tới bệnh ở gia súc non. Chúng sinh độc tố và gây bệnh làm viêm ruột ở thể nặng gọi là nhiễm độc huyết từ ruột (enterotoxaemia). Triệu chứng lâm sàng gồm ỉa chảy th−ờng xuyên có máu (lỵ), đau bụng và chết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, ở vùng khí hậu ôn đới, nhiễm C. perfringens nghiêm trọng hơn vùng nhiệt đới. Nhiễm typ B ở cừu con th−ờng gọi là bệnh ly cừu con. Chi tiết hơn, xem phần “Nhiễm độc huyết từ ruột Clostridium” ở Ch−ơng 14.

Rotavirus và coronavirus Bệnh ở gia súc mới đẻ do những vi-rút này phá huỷ màng ruột và gây ỉa chảy nặng. Các vi-rút này đặc biệt liên quan tới ỉa chảy ở bê (Hình 9. 28), nh−ng có nhiều chứng cứ về liên quan của chúng tới ỉa chảy ở nghé, dê cừu con, lợn con và ngựa con.

Hình 9.28 Bệnh do Rotavirus ở bò:

Cryptosporidium Bệnh cầu trùng bê nghé mới chỉ đ−ợc biết những năm gần đây là nguyên nhân gây ỉa chảy ở gia súc non, đặc biệt là bê non và cừu non, nh−ng cũng ở cả dê con, lợn con và ngựa con. Nguyên sinh động vật ký sinh này, nếu gia súc non ăn phải, sẽ phát triển trên bề mặt ruột. Nếu nhiễm nặng, ký sinh trùng làm nhung mao ở ruột cụt đi và dính lại với nhau, nhung mao là phần ruột nhô lên hình ngón tay, rất nhỏ chỉ thấy d−ới kính hiển vi. Bệnh ỉa chảy do cầu trùng dai dẳng trong vài ngày và mức độ nghiêm trọng tuỳ theo mức nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bệnh th−ờng nhẹ, gia súc khỏi bệnh hoàn toàn.

Cầu trùng (Coccidia) Coccidia t−ơng tự nh− Crytosporidium và là nguyên nhân quan trọng gây ỉa chảy, th−ờng gặp ở gia súc vài tháng tuổi. Tuy nhiên, ở lợn con bệnh có thể xảy ra vào hai tuần tuổi đầu tiên, gây bỏ ăn và ỉa lỏng nhiều, phân màu vàng. Nếu không điều trị, một tỷ lệ cao lợn con mắc bệnh bị mất n−ớc và chết. Chi tiết xem bệnh Cầu trùng ở Ch−ơng này. Bệnh dịch tả trâu bò Bệnh dịch tả trâu bò là một nguyên nhân nghiêm trọng của ỉa chảy ở mọi lứa tuổi. Chi tiết xem “Bệnh dịch tả trâu bò” trong Ch−ơng này.

Bệnh do herpesvirus 1 ở bò Nhiễm vi-rút này tr−ớc khi đẻ có thể dẫn tới đẻ ra bê bị ỉa chảy. Chi tiết xem “Bệnh viêm mũi và khí quản nhiễm trùng ở bò” trong Ch−ơng 10.

Cách lây lan Để trả lời vấn đề này, điều quan trọng là biết rằng gia súc non trong vài tuần tuổi đầu bị ỉa chảy có thể bị nhiễm nhiều loại vi sinh vật. E. coli, Rotavirus, Coronavirus, Cryptosporidium và Coccida là những vi sinh vật đ−ờng ruột bình th−ờng ở gia súc và thải ra theo phân. Vì vậy môi tr−ờng của gia súc luôn luôn nhiễm các vi sinh vật này, gia súc non không tránh khỏi tiếp xúc với chúng từ lứa tuổi còn non. Chỉ khi ô nhiễm môi tr−ờng tích tụ tới mức cao, việc gia súc non nhiễm các vi sinh vật đó mới gây ra ỉa chảy. Do đó ỉa chảy của gia súc mới đẻ th−ờng xảy ra trong hệ thống chăn nuôi thâm canh, nơi gia súc bị nhốt ở sân, chuồng quá đông.

Tuy nhiên, Salmonella không phải là nhiễm khuẩn bình th−ờng ở gia súc, đó không phải là không thể tránh đ−ợc. Gia súc và ng−ời nhiễm Salmonella thải vi khuẩn này qua phân và một khi đã ở trong môi tr−ờng, chúng có thể sống sót một thời gian dài, ví dụ trong đất, chất độn chuồng, nguồn n−ớc...

Nhiều chủng Salmonella có thể nhiễm vào gia súc và ng−ời, do đó có một số nguồn gây nhiễm tiềm ẩn cho gia súc non. Gia súc non nhiễm bệnh do ăn phải vi khuẩn, th−ờng xuyên do tiếp xúc với gia súc nhiễm bệnh bị ỉa chảy nhất là do tiếp xúc gián tiếp với chất độn chuồng, thức ăn, n−ớc uống đã nhiễm mầm bệnh. Một nguồn lây nhiễm đặc biệt quan trọng là gia súc đã khỏi bệnh Salmonella, bình th−ờng về mặt lâm sàng nh−ng tiếp tục thỉnh thoảng thải vi khuẩn vào phân. Cũng nh− các nguyên nhân khác gây ỉa chảy nguy cơ nhiễm bệnh lớn nhất trong hệ thống chăn nuôi thâm canh, nơi gia súc tiếp xúc gần gũi với nhau.

Các typ C perfringens gây nên nhiễm độc máu từ ruột tìm thấy ở ruột và phân của gia súc bình th−ờng và có thể sống sót lâu dài d−ới dạng nha bào trong đất. Gia súc non nhiễm bệnh do ăn phải vi khuẩn, vi khuẩn gây ra nhiễm độc máu từ ruột, th−ờng ở gia súc nuôi d−ỡng tốt lớn nhanh. May mắn là bệnh t−ơng đối hiếm ở vùng nhiệt đới.

Điều trị Bất kể một nguyên nhân nào gây ỉa chảy ở gia súc non, phải coi là nhiễm khuẩn nên phải cách ly gia súc ỉa chảy khỏi những con khác, đặc biệt trong chăn nuôi thâm canh gia súc nuôi nhốt trong chuồng. Khi xem xét điều trị, điều trị hỗ trợ chống mất n−ớc th−ờng quan trọng hơn điều trị chống vi sinh vật gây nhiễm đặc hiệu. Hiện có các dung dịch chất điện giải cho uống hoặc dùng ống thông dạ dầy đối với gia súc non ỉa chảy để thay thế l−ợng dịch thể bị mất. Cho uống thuốc sớm lúc triệu chứng ỉa chảy đầu tiên để đề phòng mất n−ớc là rất quan trọng. Điều trị này gọi là liệu pháp bù dịch thể và phải duy trì tối thiểu hai m−ơi bốn giờ sau khi ngừng ỉa chảy. Ng−ời chăn nuôi và ng−ời chủ đàn gia súc không quen với điều trị này phải tìm ý kiến giúp đỡ của bác sỹ thú y.

Nếu gia súc non không bị mất n−ớc, chúng th−ờng khỏi ỉa chảy nhanh chóng, trừ bệnh Salmonella và nhiễm độc máu từ ruột.

Tuy nhiên, điều trị đặc thù cùng với liệu pháp bù dịch thể là bình th−ờng. Không có điều trị đối với Cầu trùng bê nghé, rotavirus và coronavirus, nh−ng có một số kháng sinh có hiệu lực đối với nhiễm khuẩn E.Coli và Salmonella, có thể uống hay tiêm. Lợn con mắc bệnh cầu trùng có thể điều trị bằng cho uống dung dịch amprolium trong 5 ngày.

Nhiễm độc máu từ ruột phát triển nhanh và trong nhiều tr−ờng hợp không có đủ thời gian để điều trị. Liệu pháp bù dịch thể kết hợp với uống kháng sinh Penicillin hay tetracycline có thể có tác dụng, một khi đã chẩn đoán khẳng định, có thể dùng kháng huyết thanh thích hợp.

Phòng chống ỉa chảy dai dẳng ở gia súc non hầu nh− luôn do một số sai sót trong chăn nuôi. Trong phòng chống bệnh, 2 khía cạnh tổng quát sau là then chốt.

Chẩn đoán Biện pháp thực dụng kết hợp liệu pháp bù dịch thể với điều trị kháng sinh phổ rộng có thể cho kết quả tốt, nh−ng về lâu dài, cơ bản là xác định vi sinh vật nào gây bệnh nhằm xây dựng chiến l−ợc phòng chống đúng đắn. Việc này đòi hỏi xét nghiệm chẩn đoán mẫu phân và tăm-pông phân trực tràng của các con có triệu chứng lâm sàng. Nếu không có chuyên môn thú y giúp đỡ, phải cẩn thận khi gửi bệnh phẩm vì một số vi sinh vật (Salmonellae và Cryptospridum) có lây sang ng−ời. Trong tr−ờng hợp bệnh Salmonella cần thiết lấy mẫu cả đàn để phát hiện con mang trùng bình th−ờng về lâm sàng.

Chăn nuôi và quản lý Do một số vi sinh vật nhiễm tự nhiên cho gia súc, nên con mẹ của gia súc non có thể đã nhiễm và trong máu có kháng thể chống lại những vi sinh vật này. Kháng thể này đ−ợc truyền cho con qua sữa đầu, sữa đầu tiên sau khi đẻ. Vì gia súc mới đẻ chỉ có thể hấp thu những kháng thể này vào hệ tuần hoàn của chúng trong một thời gian rất hạn chế, nên nhất thiết chúng phải đ−ợc bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú vài lần trong ngày tuổi đầu tiên. Không có đ−ợc những kháng thể bảo vệ tự nhiên này sẽ làm gia súc mới đẻ mẫn cảm với các vi sinh vật gây ỉa chảy, đặc biệt là E. coli và vi-rút. Nếu không làm đ−ợc vì bất cứ lý do nào, phải lấy sữa đầu từ con mẹ và cho con mới đẻ bú, mặc dù biện pháp này không thực tế đối với lợn con.

Chuồng, sân, rào quây và bất cứ chỗ nào nhốt gia súc non phải th−ờng xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ để đề phòng ô nhiễm phân vào chất độn chuồng,dụng cụ v.v... Phải tránh nhốt quá đông và nhốt lẫn gia súc non với các lứa tuổi khác. Nếu nuôi gia súc non đ−ợc bầng xô, dụng cụ phải rửa thật sạch sẽ sau mỗi lần dùng. Phải bố trí nhốt riêng những con ỉa chảy.

Nhiễm độc máu từ ruột do C. perfringens tiến triển nhanh nên phải dùng kháng huyết thanh cho mọi gia súc non tiếp xúc có nguy cơ mắc bệnh để tạo ra bảo vệ tạm thời nh−ng ngay lập tức. Nếu nhiễm độc máu từ ruột dai dẳng, cần thiết phải tiêm vắc-xin cho gia súc cái có chửa và đảm bảo con mẹ cho con bú ngay khi đẻ. Thú y cần khuyến cáo các ch−ơng trình đó. Phòng chống bệnh Salmonella phải đồng bộ và cần giám sát của thú y. Về cơ bản, cần thiết các biện pháp vệ sinh và chăn nuôi tốt, ngoài ra có thể cần lấy mẫu xét nghiệm tất cả gia súc trong một số tr−ờng hợp để phát hiện những con đang thải vi khuẩn, bao gồm cả những con lâm sàng bình th−ờng. Những con nh− vậy phải tách riêng cho tới khi sạch bệnh hay loại khỏi đàn.

Bệnh cầu trùng ở lợn con có thể đề phòng đ−ợc bằng định kì vệ sinh và tiêu độc nơi đẻ để tránh tích tụ quá mức ô nhiễm phân và các giai đoạn cảm nhiễm của ký sinh trùng.

Phát triển gần đây là tiêm phòng cho bò cái, cừu cái và lợn nái có chửa chống các chủng E. coli sinh độc tố đ−ờng ruột và đảm bảo chúng cho con bú ngay sau khi đẻ. Biện pháp này đã đem lại những kết quả đầy hứa hẹn nh−ng chỉ nên coi là biện pháp bổ sung cho việc vệ sinh và chăn nuôi tốt.

Nhận xét Bệnh ỉa chảy ở gia súc mới đẻ là một nguyên nhân nghiêm trọng gây ốm và chết. Mặc dù bệnh th−ờng liên quan tới hệ thống chăn nuôi thâm canh, bệnh có thể xảy ra ở nơi tập trung gia súc với bất cứ lý do gì. Bệnh th−ờng xảy ra do tiêu chuẩn vệ sinh và chăn nuôi kém, nếu gia súc non đ−ợc nuôi trong môi tr−ờng sạch sẽ, không quá đông, thì ng−ời chăn nuôi sẽ ít gập rắc rối với căn bệnh phức tạp này.

Tuy nhiên, ngay cả ở những đàn gia súc đ−ợc quản lý tốt nhất, thỉnh thoảng một số con mới đẻ bị ỉa chảy là điều không tránh khỏi, nếu ỉa chảy trở thành một bệnh lớn, bác sỹ thú y phải điều tra để có thể thực hiện các biện pháp phòng chống thích hợp.

Đây không phải là một mô tả đầy đủ về bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ỉa chảy ở gia súc

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)