Bệnh dịch tả trâu bò (Rinderpest) Tên khác dịch trâu bò (Cattle plague)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 53 - 55)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.10Bệnh dịch tả trâu bò (Rinderpest) Tên khác dịch trâu bò (Cattle plague)

Tên khác dịch trâu bò (Cattle plague)

Định nghĩa Bệnh nhiễm trùng vi-rút ở gia súc nhai lại, động vật nhai lại hoang dã và lợn. Bệnh là một trong những bệnh gây chết quan trọng nhất của gia súc.

Phân bố Đông và Đông Nam Phi phía bắc vùng Xích đạo, Trung Đông và tiểu lục địa ấn Độ.

Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng đầu tiên là sốt đột ngột. Một hay hai ngày sau, gia súc ủ rũ rõ rệt, thở nhanh và chảy nhiều n−ớc mắt. Trong vòng vài ngày sốt đầu tiên, có những nốt nhỏ nhô lên ở miệng và lỗ mũi. Những nốt này to ra, liên kết lại với nhau thành những vết loét thô, đau, gây chảy nhiều dãi (Hình 9.29). Dịch mũi và mắt có mủ và hơi thở có mùi thối rất khó chịu.

Những vết loét t−ơng tự phát triển suết đ−ờng tiêu hoá gây ỉa chảy vọt ra phân thối khắm có màng ruột. (Hình 9.30).

Gia súc rất ủ rũ, giặn ỉa cong cả l−ng và đau đớn rõ rệt. Khi bệnh tiến triển, gia súc trở nên mất n−ớc, gầy sút nhanh chóng và cuối cùng không đứng lên đ−ợc. Hầu hết chết trong khoảng 10 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Một số con sống sót, nh−ng phải mất nhiều tuần lễ mới khỏi hoàn toàn, trong thời gian này động vật có chửa th−ờng sẩy thai. Một số con phát triển thể quá cấp tính chết trong vòng 3 ngày, không phát triển ỉa chảy và loét. ở vùng bệnh là dịch địa ph−ơng, gia súc có sức đề kháng có thể ở thể á cấp tính, trong đó triệu chứng lâm sàng nhẹ, hầu hết khỏi bệnh.

Cách lây lan Vi-rút DTTB là vi-rút truyền nhiễm mạnh, lây lan đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với con ốm có vi-rút trong hơi thở, n−ớc mũi, n−ớc mắt và n−ớc dãi, phân và n−ớc tiểu. Một khi

đã nhiễm vi-rút, thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, nh−ng có thể thay đổi từ vài ngày tới khoảng 2 tuần.

Hình 9.29 Bệnh dịch tả trâu bò: vết loét ở lợi bên d−ới răng.

Hình 9.30 Bệnh Dịch tả trâu bò:

ỉa chảy phân bết cứng vào đuôi và thân sau.

Lây bệnh gián tiếp rất hiếm. Bệnh xuất hiện ở vùng tr−ớc đây không có bệnh là do vận chuyển gia súc ốm vào vùng đó. Tuy nhiên, khi bệnh xảy ra ở Đông Nam á và vùng Viễn Đông, lợn nhà nhiễm bệnh là do ăn phải phụ phẩm nhiễm mầm bệnh .

Điều trị Trong quá trình bệnh, có thể hộ lý các con ốm bằng dùng liệu pháp bù dịch thể (xem “Bệnh ỉa chảy của gia súc mới đẻ” trong Ch−ơng này) và kháng sinh phổ rộng để hạn chế nhiễm khuẩn kế phát. Tuy nhiên, trong nhiều tr−ờng hợp, việc này không thực tế. Phải nhấn mạnh việc đề phòng ngừa và khống chế bệnh.

Phòng chống Hiện có vắc-xin nh−ợc độc rất tốt, cho miễn dịch cả đời, có thể khống chế và thanh toán đ−ợc bệnh gây chết gia súc nghiêm trọng này bằng cách kết hợp chính sách tiêm phòng với các biện pháp khác. nhiều nơi trên thế giới nh− châu Âu và Đông Nam á đã đạt đ−ợc thanh toán bệnh thực sự, việc này chỉ có thể đạt đ−ợc với hỗ trợ pháp luật mạnh mẽ.

Nơi không có bệnh, phải cấm đ−a vào trong n−ớc gia súc nhai lại và lợn từ những vùng có bệnh là dịch địa ph−ơng. Nếu có ổ dịch xảy ra phải tìm mọi cố gắng dập tắt và đề phòng không cho ổ dịch hình thành. Cách tốt nhất là giết mổ các đàn mắc bệnh và đặt những đàn gia súc lân cận vào tình trạng cách ly kiểm địch cho tới khi bệnh hoàn toàn đ−ợc thanh toán. N−ớc không có bệnh nh−ng có liên hệ về mặt địa lý hay buôn bán gia súc với nơi bệnh là dịch địa ph−ơng phải đặc biệt cảnh giác. Tất cả gia súc nhai lại trong vòng 20km dọc đ−ờng biên giới phải đ−ợc tiêm phòng hàng năm để tạo ra một hàng rào miễn dịch. Gia súc nhập khẩu phải đ−ợc kiểm dịch cách ly ở nơi đến tối thiểu trong hai tuần, tốt hơn là trong ba tuần và đ−ợc tiêm phòng.

Những ổ dịch ở trong vùng bệnh là dịch địa ph−ơng phải khống chế bằng cách tách riêng gia súc mắc bệnh và tiêm phòng tất cả gia súc những đàn xung quanh. Mặc dù rất ít thực tếvề mặt kinh tế, nh−ng con ốm phải giết mổ ngay, vì chúng có thể chết bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, mục tiêu lâu dài của vùng bệnh là dịch địa ph−ơng phải là thanh toán bệnh. Trong chiến dịch thanh toán bệnh, mục đích đầu tiên là giảm số ổ dịch bằng tiêm phòng. Phải tiêm phòng ít nhất 90% động vật có nguy cơ mắc bệnh, sau đó hàng năm tiêm phòng bê nghé và tiêm phòng nhắc lại sau 6 tháng. Phải nhận biết gia súc đã tiêm phòng bằng cách nào đấy, ví dụ cắt hình chữ V ở tai. Nếu tiêm phòng đúng, số l−ợng ổ dịch sẽ giảm và ngừng hẳn. Nhất thiết phải điều tra cẩn thận tiếp theo do cán bộ đ−ợc đào tạo đúng tiến hành tr−ớc khi khẳng định đã thanh toán đ−ợc bệnh.

Nhận xét Bệnh dịch tả trâu bò (Cattle plague) là một tên thích hợp cho bệnh này, một bệnh đã biết hàng nhiều thế kỷ tàn phá các đàn gia súc. May mắn là chỉ có một typ vi-rút, việc đó đã đơn giản hoá phát triển vắc-xin. Điều này kết hợp với tiếp xúc trực tiếp là điều kiện tiên quyết của lây lan bệnh đã làm thực tế có thể khống chế và thanh toán bệnh, mặc dù những tổn thất lan rộng do bệnh gây ra đối với các gia súc mẫn cảm. Thanh toán bệnh DTTB phải là mục tiêu của tất cả các n−ớc có bệnh là dịch địa ph−ơng, nh−ng chỉ có thể đạt đ−ợc nếu cơ sở hạ tầng đảm bảo đ−ợc tất cả nh−ng bộ phận cấu thành cơ bản của chiến dịch tiêm phòng. Những bộ phận này bao gồm sản xuất vắc-xin, kho và các trang thiết bị của dây chuyền bảo ôn để đảm bảo giữ vắc-xin ở nhiệt độ đúng cho tới khi tiêm phòng, nhân viên đ−ợc đào tạo và các điều kiện phòng thí nghiệm xác định miễn dịch cho động vật đã tiêm phòng.

Bệnh DTTB hầu nh− đã đ−ợc thanh toán ở châu Phi nh−ng nội chiến không ngừng đã phá vỡ những giai đoạn cuối của chiến dịch thanh toán quốc tế. Hiện nay chiến dịch thanh toán thứ hai đang thực hiện.

Động vật móng guốc hoang dã cũng mẫn cảm, nh−ng chúng có xu h−ớng trở thành vật chủ cùng đ−ờng ngẫu nhiên, nên xem ra không quan trọng trong bảo tồn bệnh trong vùng.

Mặc dù chỉ có một typ vi-rút, nh−ng các chủng khác nhau về độc lực ở châu Phi và Trung Đông, các chủng gây bệnh tr−ớc hết cho bò nên các ch−ơng trình khống chế bệnh có xu h−ớng không bao gồm các gia súc khác. Tuy nhiên, ở tiểu lục địa ấn Độ, bệnh đáng kể lại là trên dê cừu.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 53 - 55)