Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 35 - 37)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.2 Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis)

Định nghĩa Bệnh nhiễm khuẩn của gia súc và ng−ời do các chủng Brucella, gồm B. abortus, B. melitensis và B. suis.

Phân bố Xem Bảng 9.1

Bảng 9.1 Nhiễm Brucella ở gia súc.

Các vật chủ mẫn cảm

Mầm bệnh Chủ yếu Thỉnh thoảng Phân bố B. abortus Bò, trâu bò Tây

tạng

Cừu dê, lợn, ngựa và ng−ời

Khắp thế giới

B. melitensis Cừu, dê Bò, ng−ời Các n−ớc Địa Trung Hải kéo dài về phía đông tới Trung Quốc; châu Mỹ la tinh

B.suis Lợn Bò, cừu, dê và ng−ời Châu Mỹ, Đông Nam á, châu Âu và úc

Triệu chứng lâm sàng Bệnh liên quan tới nhiễm mầm bệnh của vật chủ chính, ví dụ B. abortus ở bò, nh−ng các gia súc khác thỉnh thoảng cũng bị nhiễm nếu tiếp xúc với vật chủ

chính. Bệnh “thỉnh thoảng” này th−ờng hạn chế và không có triệu chứng. Tuy nhiên, ở ng−ời nhiễm B. abortus, B. melitensis và B. suis có thể gây bệnh nghiêm trọng. Vi khuẩn Brucella đầu tiên nhiễm vào các cơ quan sinh sản và các triệu chứng chủ yếu là sẩy thai, viêm tinh hoàn, viêm vú. Thời gian ủ bệnh khoảng 6-8 tuần.

Bò Bò các lứa tuổi và giới tính khác nhau đều có thể nhiễm B. abortus. Bệnh th−ờng không

có triệu chứng, trừ ở bò cái có ch−a, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây sẩy thai vào tháng thứ bảy trở đi. Nhau thai dầy lên nh− miếng da thuộc và bị hoại tử ở núm nhau. nhiễm B. suis và B. melitensis ở bò cũng thỉnh thoảng xảy ra do bò tiếp xúc với lợn và dê cừu nh−ng th−ờng không có triệu chứng. Nhiễm B. abortus ở bò đực có thể gây viêm tinh hoàn.

Dê cừu B. melitensis gây những triệu chứng t−ơng tự nh− B. abortus ở bò với sẩy thai ở

tháng chửa thứ 4 hoặc thứ 5. Ngoài ra, có viêm vú và chậm lớn. Các triệu chứng khác gồm sốt, què và viêm phế quản gây ho kéo dài.

Lợn Nhiễm B. suis ở lợn phần lớn gây bệnh mạn tính, trong đó lợn nái mắc bệnh sẩy thai, đẻ

thai chết hay lợn con yếu, lợn đực viêm tinh hoàn. Các triệu chứng khác gồm què do viêm khớp, bại liệt và động dục không đều.

Cách lây lan Bò sẩy thai thải ra một l−ợng lớn vi khuẩn B.abortus trong nhau thai, bào thai và dịch âm đạo. ở ngoài vật chủ, vi khuẩn có thể sống sót tới vài tuần, bò khác bị mắc bệnh do ăn phải và hít phải vật bị nhiễm mầm bệnh, thai sẩy, màng thai hoặc do liếm phải dịch âm đạo.

Một khi bò đã sẩy thai có thể vẫn còn bệnh và bài xuất một l−ợng lớn vi khuẩn trong các lần đẻ tiếp theo, những lần đẻ này có thể vẫn bình th−ờng. Bê có thể nhiễm bệnh trong tử cung tr−ớc khi đẻ. Vi khuẩn còn đ−ợc bài tiết vào sữa (nguồn bệnh phổ biến cho ng−ời) và bê có thể bị mắc bệnh do bú con mẹ bị bệnh. Bệnh ở lứa tuổi bê th−ờng biến mất tr−ớc tuổi thành thục.

Do bò cái sẩy thai hay sinh đẻ là nguồn bệnh chủ yếu, nên bệnh Xảy thai truyền nhiễm rất nghiêm trọng trong chăn nuôi bò, trong đó bò cái tr−ởng thành đ−ợc nuôi tập trung, ví dụ ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa hiện đại. Trong hệ thống chăn thả quảng canh, cơ hội tiếp xúc với bò sẩy thai và bò mắc bệnh giảm đi, bệnh th−ờng ít chú ý.

B. melitensis ở dê cừu lây lan giống nh− B. abortus ở bò và bệnh gắn liền với ph−ơng tiện chăn nuôi và chuồng trại bẩn và bị nhiễm mầm bệnh.

B. suis xâm nhập vào tất cả tổ chức của cơ thể và vi khuẩn có thể thải qua n−ớc tiểu, phân, sữa, dịch âm đạo, bào thai bị sẩy thai và màng thai. B. suis cũng có thể truyền lây qua giao cấu, đặc biệt là từ lợn đực sang lợn nái. Do đó, lợn mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị nhiễm qua giao cấu hay ăn phải thức ăn, n−ớc uống nhiễm mầm bệnh.

Điều trị Bệnh th−ờng dai dẳng và thậm chí điều trị bằng kháng sinh liều cao kéo dài cũng không tiêu diệt đ−ợc vi khuẩn trong các tổ chức mắc bệnh. Vì vậy đối với phần lớn các tr−ờng hợp không cố gắng điều trị, do hoặc không thực tế hoặc không kinh tế.

Phòng chống Có thể phòng chống bệnh bằng quản lý, vệ sinh và dùng vắc-xin thích hợp. Bò sẩy thai phải đ−ợc cách ly cho tới khi dịch âm đạo ngừng chảy, vật nhiễm mầm bệnh, bào thai sẩy, màng thai phải thiêu huỷ hay chôn, chuồng trại phải vệ sinh và tiêu độc. Trong đàn đã biết có lịch sử mắc bệnh, bất cứ bò cái nào sắp đẻ đều phải cách ly. Phòng chống B. melitensis ở dê cừu cũng đòi hỏi các biện pháp t−ơng tự.

Có thể dùng vắc-xin để phòng bệnh. Tiêm phòng bê tr−ớc tám tháng tuổi bằng vắc-xin sống chế từ chủng B. abortus (S.19), cho miễn dịch cả đời. Tuy nhiên, ở con lớn hơn, khi dùng phải cẩn thận vì có thể gây sẩy thai cho bò cái có chừa và viêm tinh hoàn ở bò đực. Vắcxin S.19 ở bò lớn tuổi còn dẫn tới hàm l−ợng kháng thể có thể phát hiện đ−ợc kéo dài trong huyết thanh gây nhầm lẫn khi phân tích kết quả xét nghiệm máu. Hiện có vắc-xin chết B. abortus

(45/20) và mặc dù có thể dùng cho bò tr−ởng thành, nh−ng đòi hỏi phải tiêm phòng nhắc lại hàng năm. Hiện nay việc dùng vắc-xin chết đã giảm do đ−ợc biết vắc-xin S.19 giảm liều có thể dùng cho bò tr−ởng thành.

Vắcxin sống B. melitensis, chủng Rev.1, cũng đ−ợc sử dụng rộng rãi phòng bệnh cho dê cừu. Cũng nh− vắc-xin S.19 ở bò, vắc-xin này cũng đòi hỏi phải giảm liều l−ợng khi dùng cho gia súc tr−ởng thành. Hiện đã có một vắc-xin phòng bệnh sẩy thai do B. melitensis nh−ng ch−a có vắc-xin có hiệu lực cho lợn. Tuy nhiên, biện pháp khống chế bệnh có hiệu quả nhất là loại bỏ hay giết mổ những con mắc bệnh phát hiện bằng các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau. Biện pháp này tốn kém và đòi hỏi một trình độ tổ chức thực hiện cao, và đã áp dụng có hiệu quả để thanh toán B. abortus ở bò và B. suis ở lợn ở một số vùng. Trong các ch−ơng trình thanh toán bệnh, đầu tiên mức độ bệnh giảm đi do dùng vắc-xin, sau đó kiểm tra và giết mổ loại thải.

Nhận xét Bất cứ nơi nào nghi có bệnh sảy thai truyền nhiễm, phải cách ly những con có triệu chứng lâm sàng khỏi số còn lại trong đàn. Bào thai bị sẩy và màng thai phải bỏ vào túi ny lông buộc chặt và gửi đi xét nghiệm. Các vật liệu nhiễm mầm bệnh phải chôn hay đốt, nơi con vật sẩy thai phải vệ sinh và tiêu độc triệt để. Không nên cố chữa những con mắc bệnh vì không thể có kết quả gì, phải báo cáo với bác sỹ thú y để thực hiện những biện pháp thích hợp tiếp theo.

Do nguy cơ bệnh sang ng−ời nên phải thận trọng về mặt vệ sinh khi xử lý sẩy thai. Nơi biết có bệnh sẩy thai ở trong đàn, phải tránh uống sữa hay dùng sản phẩm sữa ch−a tiệt trùng. Cần phải chú ý khi sử dụng vắc-xin sống, vì chúng có thể gây bệnh cho ng−ời.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)