Bệnh Lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 40 - 41)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.5Bệnh Lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease)

Định nghĩa Bệnh rất quan trọng, một bệnh nhiễm vi-rút lây lan cực kỳ mạnh đối với động vật móng guốc và đôi khi ở ng−ời.

Phân bố Có 7 serotyp vi-rút LMLM là A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và ASIA 1, trong mỗi serotyp còn có nhiều á typ. Bệnh trở thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới nh− sau:

Châu Phi Typ O, A, SATI và SAT2: phân bố khắp nơi

Typ C: Hiếm

Typ SAT3: Nam Phi và Sudan Trung Đông và châu á Typ O, A và ASIA 1: Phân bố khắp nơi

Typ C: Tiểu lục địa ấn Độ và Philipin Nam Mỹ

Typ O và A: Phân bố khắp nơi

Typ C: Phân bố khắp nơi trừ Bắc Mỹ

Bệnh LMLM không có ở Bắc và Trung Mỹ, úc, các đảo ở Thái Bình D−ơng và phần lớn châu Âu.

Triệu chứng lâm sàng

Trâu bò Quá trình bệnh t−ơng tự nhau mặc dù có những báo cáo mâu thuẫn xem loài động vật nào mẫn cảm hơn. Thời gian ủ bệnh th−ờng 3 - 8 ngày, triệu chứng đầu tiên là sốt cao (tới 420C), sữa giảm đột ngột ở những con đang cho sữa, con vật ủ rũ và bỏ ăn. Khoảng một ngày sau, mụn n−ớc phát triển ở chân (kẽ móng, quanh gờ móng và b−ớu gót chân), miệng (l−ỡi, lợi, môi và chân răng). Mới đầu mụn n−ớc nhỏ (1-2 cm đ−ờng kính) nh−ng nhanh chóng to ra và nổi lên bề mặt có màu trắng; những mụn này có thể hợp lại với nhau. Khoảng một ngày sau nữa, mụn n−ớc vỡ ra (Hình 9.20) chảy ra dịch màu vàng rơm và để lại vết loét thô đau. Mụn n−ớc còn phát triển ở núm vú. Tổn th−ơng có thể gây nên què, chảy nhiều dãi và ngại ăn nh−ng sẽ khỏi trong khoảng 10 ngày. Nhiễm khuẩn kế phát những tổn th−ơng ở chân có thể làm cho bệnh phức tạp và biến dạng nh− long móng.

Nơi bệnh trở thành dịch địa ph−ơng, gia súc giống nội bệnh nhẹ, khỏi trong vài ngày, nh−ng gia súc mẫn cảm (ví dụ bò nhập nội) bệnh có thể nặng và mặc dù tổn th−ơng khỏi khá nhanh nh−ng thời kỳ hồi phục kéo dài gây tổn thất đáng kể về sản l−ợng sữa, thịt và vô sinh. Trâu bò cày kéo có thể không có khả năng làm việc.

Dê cừu Mặc dù bệnh có thể nghiêm trọng nh−ng thông th−ờng nhẹ hơn nhiều ở dê cừu gây

nên tổn th−ơng t−ơng đối nhỏ và khỏi nhanh.

Lợn Mụn n−ớc phát triển phần lớn ở chân và ít hơn ở miệng, mặc dù có thể xảy ra ở mõm.

Ngoài ra, bệnh cũng t−ơng tự nh− ở loài nhai lại.

Các động vật khác Mặc dù bệnh cực kỳ lây lan nh−ng d−ới 5% lợn mắc bệnh chết. Tuy

nhiên, ở gia súc non tỷ lệ chết cao hơn chứng LMLM điển hình do tổn th−ơng ở cơ tim gây chết đột ngột không có triệu chứng LMLM điển hình.

Cách lây lan Trong khoảng một tuần sau khi mụn n−ớc vỡ ra, gia súc mắc bệnh thải vi-rút trong n−ớc bót, sữa, tinh dịch, phân, n−ớc tiểu và hơi thở. Vi-rút có thể sống sót bên ngoài vật chủ trong vài tháng, nếu không bị tác động của nhiệt hay thay đổi độ pH, ví dụ 15 tuần trong rơm, cỏ khô. Trong thân thịt đông lạnh, vi-rút có thể sống sót một thời gian dài trong hạch lympho, tuỷ x−ơng và phủ tạng. Vi-rút có thể truyền từ nơi này sang nơi khác bằng xe cộ, quần áo. Trong điều kiện khí hậu mát và ẩm, vi-rút có theo gió đi rất xa nên bệnh lây lan theo chiều gió ở vùng ôn đới có thể phổ biến hơn cùng nhiệt đới.

Điều trị Nơi bệnh trở thành dịch địa ph−ơng, bệnh th−ờng xuyên xảy ra, bệnh có thể nhẹ, gia súc hồi phục nhanh. Nếu cần thiết, có thể áp dụng điều trị cục bộ các tổn th−ơng bằng thuốc sát trùng cùng với điều trị kháng sinh để giảm tối đa nguy cơ bội nhiễm trùng kế phát.

Phòng chống Do bản chất lây lan mạnh của bệnh và tác hại làm suy nh−ợc cơ thể, đặc biệt đối với gia súc cao sản và cày kéo, nên trong nhiều điếu kiện, phòng bệnh là cơ bản. Phải tiêmphòng gia súc có nguy cơ tối thiểu hai lần/năm với loại vắc-xin chống serotyp và á typ của địa ph−ơng. Trong tr−ờng hợp có ổ dịch, có thể giảm lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh nh− tiêu huỷ thức ăn, chất độn chuồng của gia súc nhiễm bệnh, hạn chế vận chuyển gia súc và ng−ời đi lại, tiêu độc chuồng trại nơi xảy ra dịch.

Một số nơi trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh thấp nh− châu Âu, khống chế bệnh LMLM bằng chính sách giết mổ các con mắc bệnh và con tiếp xúc với bệnh cộng với các biện pháp vệ sinh đã nêu ở trên. Một chính sách giết mổ có hiệu quả đòi hỏi cơ sở hạ tầng quản lý vững mạnh và có ngân sách đền bù cho ng−ời chăn nuôi. Do đó trong nhiều tr−ờng hợp dựa vào tiêm phòng đều đặn gia súc mẫn cảm là chiến l−ợc thực tế duy nhất.

Nhận xét Do tầm quan trọng của bệnh LMLM, phải luôn thông báo cho cơ quan thú y nếu nghi ngờ có bệnh để đảm bảo có biện pháp thích hợp. ở nhiều n−ớc trong đó có Việt Nam, bệnh LMLM là bệnh phải khai báo, tức là bệnh phải báo cáo theo luật định.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 40 - 41)