Bệnh Nhiệt thán (Anthrax)

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 33 - 35)

5. Những bệnh chung của gia súc

5.1 Bệnh Nhiệt thán (Anthrax)

Định nghĩa Nhiệt thán là bệnh nhiễm khuẩn ở gia súc và ng−ời do vi khuẩn Bacillus anthracis.

Phân bố Khắp nơi trên thế giới, nh−ng phổ biến nhất ở các n−ớc nhiệt đới và á nhiệt đới.

Triệu chứng lâm sàng Sau khi xâm nhập, B. anthracis nhân lên một số l−ợng lớn trong các tổ chức khác nhau sinh ra độc tố có thể gây chết. Sau thời gian ủ bệnh khoảng một tới hai tuần, bệnh có thể quá cấp tính, cấp tính và á cấp tính. Tr−ờng hợp quá cấp tính, một thể th−ờng gặp ở loài nhai lại, có thời gian ốm rất ngắn, sốt cao, khó thở, tiếp theo là truỵ tim mạch, co giật và chết. Thể này có thể kéo dài vài phút tới vài giờ, và phần lớn là chỉ thấy gia súc chết. Sau khi chết, các lỗ tự nhiên chảy máu đen, quánh (từ miệng, lỗ mũi, hậu môn và âm hộ, xem Hình 9. 18) là đặc điểm phổ biến.

Các tr−ờng hợp cấp tính kéo dài khoảng 2-3 ngày tr−ớc khi chết. Con vật ủ rũ, lờ đờ và sốt cao (nh− tới 420C ở bò). Các niêm mạc nhìn thấy đ−ợc (nh− ở mắt và lợi răng) bị sung huyết và xuất huyết, cổ họng s−ng phù có thể gây khó thở. Hiện t−ợng s−ng phù còn có thể xảy ra ở phía d−ới cơ thể. Các con á cấp tính sống khoảng một tuần, một số ca khỏi bệnh. Những thể bệnh khác nhau xảy ra nh− sau:

Quá cấp tính Cấp tính á cấp tính Loài nhai lại

Ngựa Lợn + + + + + + + + +

ở thể cấp tính và á cấp tính, bò cái mắc bệnh có thể sẩy thai và l−ợng sữa giảm, sữa có thể lẫn máu hay có mầu vàng. Nếu bệnh liên quan tới đ−ờng tiêu hoá có thể gây nên đau bụng ở ngựa và kiết lỵ ở bò, cừu, lợn.

Hình 9.18 Bệnh Nhiệt thán ở bò: máu ộc ra từ âm hộ.

Cách lây lan Từ gia súc mắc bệnh, một l−ợng lớn vi khuẩn B. anthracis thải qua máu, phân và các chất bài tiết khác vào môi tr−ờng và hình thành nha bào khi vi khuẩn tiếp xúc với không khí. Đồng cỏ, thức ăn và n−ớc uống bị nhiễm nha bào, nha bào có thể sống nhiều năm trong môi tr−ờng, là nguồn bệnh th−ờng xuyên đối với các gia súc mẫn cảm.

Do sự hình thành nha bào dễ dàng xảy ra ở vùng khí hậu ấm áp nên bệnh Nhiệt thán là một vấn đề chủ yếu ở nhiều n−ớc nhiệt đới.

Bệnh Nhiệt thán chịu ảnh h−ởng của nhiều yếu tố tiền đề khác nhau. Vào những thời gian khô hạn, gia súc buộc phải gặm sát đất những loài cỏ dai khô nên có thể ăn phải đất có chứa mầm bệnh, những vết x−ớc ở miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các vũng n−ớc nhiều loài gia súc khác nhau dùng có thể bị ô nhiễm nặng. Thức ăn gia súc chứa những sản phẩm động vật có thể bị nhiễm bệnh (đây là nguồn bệnh th−ờng xuyên ở các n−ớc ôn đới). Tổ chức của gia súc mắc bệnh có thể bị chuột, động vật ăn xác chết tha đi làm gieo rắc bệnh. Ruồi đốt cũng có thể truyền bệnh cơ giới cho ngua. Gia súc ốm thải vi khuẩn có thể truyền bệnh cho gia súc tiếp xúc trực tiếp tr−ớc khi chết.

Ng−ời có sức đề kháng t−ơng đối, và mắc bệnh th−ờng do nghề nghiệp của công nhân các cơ sở thuộc da, mắc bệnh do vết sây x−ớc gây nên tổn th−ơng cục bộ ngoài da. Công nhân nhà máy len hít phải nha bào và mắc bệnh ở thể viêm phổi cấp tính gây chết. Bệnh Nhiệt thán thể ngoài da phổ biến ở công nhân khuân vác thịt nhiễm bệnh trên l−ng.

Điều trị Vì quá trình bệnh xảy ra nhanh chóng, nên th−ờng thấy gia súc chết hay ốm nặng mà không kịp điều trị. Tuy nhiên, lúc đầu của bệnh khi sốt là triệu chứng duy nhất, có thể điều trị kết quả bằng kháng sinh. Những kháng sinh có hiệu lực là Oxytetracycline và Penicillin tiêm với liều tối đa ít nhất 5-6 ngày.

Phòng chống Do tầm quan trọng của bệnh là lây sang ng−ời, gây chết cao, nhiều n−ớc đã có những quy định chặt chẽ nhằm đề phòng và giảm tối đa bệnh lây lan. Do sự thối rữa phân huỷ vi khuẩn này nh−ng tiếp xúc với không khí kích thích hình thành nha bào nên xác chết không đ−ợc mổ, phải tiêu huỷ bằng cách chôn hoặc đốt để đề phòng ô nhiễm môi tr−ờng và

động vật ăn xác chết tha đi. Phải tiêu huỷ hay tiêu độc chất độn chuồng, chuồng trại, thức ăn...

ở những n−ớc nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nha bào của vi khuẩn nên bệnh th−ờng phổ biến và lây lan rộng, do đó gia súc có nguy cơ mắc bệnh phải tiêm phòng hàng năm vài tuần tr−ớc mùa bệnh (mùa bệnh thay đổi theo từng n−ớc) . ở nhiều n−ớc, tiêm phòng Nhiệt thán hàng năm là yêu cầu pháp lý. Vắc-xin nha bào sống chủng Sterne hiện nay dùng rộng rãi trên thế giới. Vắc-xin này an toàn cho tất cả các loài gia súc, có thể chuẩn bị sẵn trong phòng thí nghiệm (hiện nay nhiều n−ớc nhiệt đới đã sản xuất vắc-xin riêng cho mình), đứng vững trong thực tế và bảo vệ đ−ợc khoảng một năm. Vì là vắc-xin sống nên không đ−ợc dùng kháng sinh trong vòng bảy ngày sau khi tiêm phòng.

Khi đã xác định bệnh Nhiệt thán, thậm chí nghi mắc bệnh Nhiệt thán, phải kiểm tra cẩn thận những gia súc tiếp xúc có nguy cơ mắc bệnh trong hai tuần, lấy nhiệt độ th−ờng xuyên, bất cứ con nào sốt phải điều trị ngay bằng một trong những kháng sinh có hiệu lực. Hoặc là, tiêm phòng gia súc khoẻ mạnh có nguy cơ mắc bệnh để ngăn chặn xảy ra dịch, nh−ng những gia súc đó vẫn đòi hỏi kiểm tra cẩn thận đề phòng có con đang ủ bệnh lúc tiêm phòng.

Nhận xét Nếu nghi ngờ bệnh Nhiệt thán, hành động ngay lập tức để chẩn đoán xác định là điểm then chốt. Do sự thối rữa phân huỷ vi khuẩn nên bệnh phẩm đem kiểm tra xét nghiệm phải lấy từ con vật chết gần đây, nếu có thể đ−ợc, lấy từ các on ốm có triệu chứng lâm sàng nghi mắc bệnh. Phải phết kính máu từ tĩnh mạch d−ới da ở tai, chú ý sát trùng mọi vật sau khi lấy máu. Cũng có thể phết kính dịch phù ở họng ngựa và lợn. Lấy tăm-pông có máu và dịch phù cho vào một lọ tiệt trùng, hàn kín gửi tới phòng xét nghiệm. Tất cả mẫu bệnh phẩm phải dán nhãn rõ ràng và ghi rõ là nghi ngờ bệnh Nhiệt thán.

Một phần của tài liệu Sổ tay bệnh động vật - Chương 9 pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)