5. Những bệnh chung của gia súc
5.12 Bệnh phó th−ơng hàn (Salmonellosis)
Định nghĩa Bệnh nhiễm khuẩn ở gia súc và ng−ời do Salmonella spp gây nên. Có gần 2000 chủng Salmonella.
Phân bố Khắp nơi trên thế giới
Triệu chứng lâm sàng Bệnh phó th−ơng hàn có thể gây nên các triệu chứng lâm sàng rất nghiêm trọng và nếu không đ−ợc điều trị, tỷ lệ gia súc ốm chết rất cao. Những thay đổi triệu chứng lâm sàng khác nhau v−ợt quá phạm vi của quyển sách này, nh−ng nói chung, bệnh gây ra viêm ruột dẫn tới sốt, bỏ ăn, ủ rũ và kiết lỵ, bệnh còn có thể gây nên nhiễm trùng huyết trong đó vi khuẩn Salmonella và độc tố của vi khuẩn l−u thông trong máu. Bệnh phó th−ơng hàn nhiễm trùng huyết gây ra sốt, bỏ ăn và ủ rũ, cũng còn có thể dẫn tới những biễn chứng khác nh− viêm phổi và sẩy thai. Tác động lâm sàng của bệnh phó th−ơng hân rất nghiêm trọng và gây chết. Gia súc mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, kể cả gia súc non, ở gia súc non phó th−ơng hàn là nguyên nhân nghiêm trọng gây ỉa chảy (xem “Bệnh ỉa chảy của gia súc mới đẻ” trong Ch−ơng này).
Cách lây lan Gia súc nhiễm bệnh thải vi khuẩn Salmonella vào trong phân và bệnh xảy ra do tiếp xúc trực tiếp hay ô nhiễm phân vào thức ăn, n−ớc uống hay chuồng trại gia súc. Bên ngoài vật chủ, vi khuẩn mẫn cảm với khô và nhiệt, nh−ng trong điều kiện mát, ẩm −ớt vi khuẩn có thể sống sót đ−ợc vài tháng.
Một nguồn bệnh đặc biệt quan trọng là gia súc mang trùng bình th−ờng về lâm sàng. Những con này có thể là đã khỏi về lâm sàng hoặc là gia súc nhiễm vi khuẩn nh−ng không phát triển nên triệu chứng lâm sàng, chúng có thể thải vi khuẩn vào phân trong vài tháng. Phụ phẩm từ các và động vật trong thức ăn gia súc không đ−ợc tiệt trùng đúng là một nguồn bệnh khác. Bất kể là nguồn bệnh nào, bệnh xảy ra do ăn phải vi khuẩn và triệu chứng th−ờng xuất hiện trong vòng vài ngày.
Điều trị Vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với một số kháng sinh khổ rộng nên các tr−ờng hợp có triệu chứng lâm sàng có thể chữa đ−ợc. Kháng sinh phù hợp nhất là Amplcillin, Nitrofurazone và Trimethoprim - Sulphonamide hỗn hợp. Chloramphenicol rất có hiệu quả điều trị nh−ng phải dùng thật ít do nguy cơ vi khuẩn Salmonella phát triển sức kháng đối với Chloramphenicol.
Những con bị ỉa chảy, đặc biệt ở gia súc non, bệnh có thể phức tạp hơn do mất n−ớc đòi hỏi liệu pháp bù dịch thể (xem “Bệnh ỉa chảy của gia súc mới đẻ” ở Ch−ơng này).
Phòng chống Biện pháp phòng chống dựa trên bản chất của ổ dịch. Vì vi khuẩn Salmonella phân bố rộng nên thanh toán bệnh là không khả thi, biện pháp phòng chống phải thiết kế để giảm tối đa tiếp xúc giữa gia súc mắc bệnh với gia súc khoẻ, giảm ô nhiễm thức ăn, n−ớc uống và tránh dùng thực phẩm có chứa phẩm phụ động vật ch−a tiệt trùng. Một ch−ơng trình phòng bệnh luôn đòi hỏi có giám sát của thú y chuyên môn, vì đòi hỏi những biện pháp đồng bộ.
Những biện pháp này gồm:
• Xét nghiệm mẫu phân. Gửi mẫu phân hoặc tăm-pông phân của tất cả động vật tởi phòng xét nghiệm để phát hiện những con nhiễm bệnh thải vi khuẩn Salmonella trong phân.
• Cách ly động vật. Cách ly động vật nhiễm bệnh, gồm cả con có triệu chứng lâm sàng và con mang vi trùng cho tới khi không còn thải vi khuẩn vào trong phân nữa.
• Điều trị bằng kháng sinh. Xác định loại kháng sinh thích hợp nhất để điều trị và ph−ơng pháp sử dụng tốt nhất, ví dụ cho vào thức ăn, tiêm từng cá thể, cho uống... • Kiểm tra ô nhiễm. Kiểm tra các mẫu thức ăn, n−ớc, chất độn chuồng... về ô nhiễm
Salmonella trong ch−ơng trình làm sạch và tiêu độc
Có thể khống chế hầu hết các ổ dịch bằng cách phối hợp nhạy bén cách ly gia súc mắc bệnh, điều trị gia súc ốm, tiêu độc chuồng trại và cấm dùng thức ăn ô nhiễm. Nếu dịch dai dẳng và các con có triệu chứng lâm sàng mới tiếp tục xuất hiện bất chấp các biện pháp phòng chống, có thể xem xét tiêm phòng. Hiện có vắc-xin chống một số chủng phổ biến là S. typhimunum, S. dublin và S. cholerue suis nh−ng cần phải nhấn mạnh rằng một số giá trị còn hạn chế và không thay thế đ−ợc khâu quản lý và vệ sinh tốt.
Nhận xét Bệnh phó th−ơng hàn là bệnh nghiêm trọng của gia súc và có thể lây lan nhanh trong các nhóm gia súc mẫn cảm, gây chết nhiều. May mắn là bệnh th−ờng không phải là vấn đề trong hệ thống chăn nuôi quảng canh. Gia súc chăn nuôi trên đồng cỏ ở vùng nhiệt đới hiếm có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu có gia súc tập trung, bệnh phó th−ơng hàn luôn là mối đe doạ, đặc biệt đối với gia súc non.
Bệnh quan hệ mật thiết với y tế và rất quan trọng do những ổ dịch Salmonella ở ng−ời có thể rất nghiêm trọng và th−ờng xuất xứ từ nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, điều ng−ợc lại cũng có thể xảy ra, ng−ời nhiễm bệnh có thể là nguồn bệnh cho gia súc.