0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)

Một phần của tài liệu SỔ TAY BỆNH ĐỘNG VẬT - CHƯƠNG 9 PDF (Trang 43 -46 )

5. Những bệnh chung của gia súc

5.7 Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)

Định nghĩa Bệnh nhiễm khuẩn Leptospira interrogans của gia súc, trong đó có khoảng 200 serovar (serotyp). Ng−ời cũng có thể mắc bệnh.

Phân bố Khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là một vấn đề ở vùng khí hậu nóng ẩm và có nhiều mặt n−ớc. Bệnh đ−ợc xác định là bệnh chủ yếu của lợn ở Việt Nam.

Triệu chứng lâm sàng Mức độ nghiêm trọng về triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào loài gia súc và serovar gây bệnh. Ng−ời ta đều biết là mỗi serovar thích nghi tồn tại nhờ gây nhiễm cho những vật chủ nhất định, gọi là vật chủ bảo tồn hay vật chủ duy trì. Vì thế vật chủ bảo tồn rất mẫn cảm với những serovar này, mặc dù bệnh do vi khuẩn đ−ợc bảo tồn trong chu kỳ dịch địa ph−ơng có thể mạn tính, tính gây bệnh thấp. Các loài động vật khác t−ơng đối đề kháng với những serovar này, nh−ng có thể tình cờ bị nhiễm nên đôi khi gọi là vật chủ tình cờ. Nhiễm khuẩn của vật chủ tình cờ có thể gây ra bệnh cấp tính nghiêm trọng, đôi khi gây thành dịch địa ph−ơng, trong đó vi khuẩn truyền sang các gia súc khác. Vật chủ bảo tồn và vật chủ tình cờ của một số serovar quan trọng tóm tắt trong bảng sau:

Serovar Vật chủ bảo tồn Vật chủ tình cờ

hardjo Bò Cừu, ng−ời

pomona Lợn; động vật hoang dã Cừu, bò

bratislava Lợn, ngựa

tarrasovi Động vật hoang dã, lợn Chó icterohaemorrhagica Chuột nâu và các động vật

hoang dã khác

Bò, lợn

canicola Chó Bò, lợn

grippotyphosa Động vật hoang dã Cừu, dê, bò, chó

Bệnh có thể sơ bộ phân loại nh− sau; • Thể cấp tính

• Thể á cấp tính

• Thể mạn tính hay thể sẩy thai • Thể không có triệu chứng lâm sàng

ở tất cả gia súc, triệu chứng t−ơng tự nhau và không khác nhau nhiều giữa các serovar của vi khuẩn Leptospira, trừ L. icterohaemorrhngica có thể gây nên bại huyết nặng.

Bò Serovar phổ biến nhất liên quan tới bệnh là pomona và hardjo. Bệnh do pomona ở thể cấp

tính có thể xẩy ra ở bê và bò tr−ởng thành. Thể cấp tính ở bê gây nên bại huyết, sốt, bỏ ăn, có lấm chấm xuất huyết ở niêm mạc, hemoglobin niệu (Hình 9. 23 và 9. 24). Tỷ lệ chết cao và những con khỏi bệnh hồi phục kéo dài. Bệnh cấp tính ở bò tr−ởng thành có thể gây sẩy thai và viêm vú. Bệnh do pomona thể á cấp tính cũng t−ơng tự nh−ng ít nghiêm trọng hơn và có thể không có hoàng đản. Bệnh do pomona thể mạn tính có thể rất nhẹ và chỉ gây sẩy thai vào 3 tháng có chửa cuối cùng.

Hình 9.23 Bệnh xoắn khuẩn ở bò n−ớc tiểu có haemoglobin.

Hình 9.24 Bệnh xoắn khuẩn ở bò: bàng quang chứa một l−ợng lớn haemoglobin trong n−ớc tiểu.

Serovar hardjo chỉ nhân lên ở tử cung bò có chửa hay ở tuyến vú đang tiết sữa, vì vậy bệnh chỉ hạn chế ở bò cái có chửa hay đang tiết sữa, có thể gây sốt, viêm vú, giảm sản l−ợng sữa và sẩy thai. Đôi khi sẩy thai là ảnh h−ởng duy nhất của bệnh. Bệnh ở thể không có triệu chứng lâm sàng cũng có thể xẩy ra, trong đó chỉ có một dấu hiệu duy nhất là giảm l−ợng sữa.

Trâu Bệnh hiếm xẩy ra và có thấy ở thể cấp tính, á cấp tính và mạn tính t−ơng tự nh− bò. Lợn Serovars phổ biến nhất ở lợn là pomona và tarassovi, bệnh Leptospira mạn tính có đặc

điểm là sẩy thai muộn, 2 - 4 tuần tr−ớc khi đẻ và tỷ lệ lợn con chết khi sinh hay yếu chết ngay sau khi đẻ cao. Nhiễm serovar canicola có thể gây vô sinh. Điều tra cho thấy nhiễm serovar bratislava là phổ biến nh−ng ý nghĩa của nó không chắc chắn, có thể có liên quan tới vô sinh hơn là sẩy thai.

Nhiễm serovar icterohemorrhngica có thể gây bại huyết cấp tính có tỷ lệ chết cao. Những thông tin hiện có cho thấy thể này, mặc dù hiếm xẩy ra ở hầu hết trên thế giới, nh−ng có th phổ biến ở Việt Nam.

Dê cừu Bệnh xoắn khuẩn hiếm xẩy ra ở các loài gia súc này. Ngựa Th−ờng ghi nhận thể á cấp tính nhẹ nh− mô tả ở bò.

Chó Hầu hết là không có triệu chứng lâm sàng. Chó con d−ới 1 năm tuổi mẫn cảm hơn chó

lớn và bệnh ở chó đực phổ biến hơn chó cái. Thể quá cấp tính có thể xẩy ra với đặc điểm nhiễm trùng huyết nặng, sốt, run rẩy, mất n−ớc do nôn mửa và chết. Thể cấp tính và á cấp tính cũng t−ơng tự nh−ng triệu chứng nhẹ hơn; nhiễm serovar canicola có thể gây bệnh xoắn khuẩn cấp tính gây rối loạn chức năng thận có đặc điểm sốt, khát n−ớc và đau bụng. Nhiễm serovar icterohaemorrhagica có liên quan nhiều hơn tới rối loạn chức phận gan có đặc điểm xuất huyết tràn lan và hoàng đản. Tuy nhiên, phổ biến hơn nhiều là thể mạn tính có đặc điểm là triệu chứng ốm không rõ rệt, suy gan hoặc suy thận tiến triển.

Cách lây lan Gia súc nhiễm bệnh có thể làm ô nhiễm đồng cỏ, n−ớc, thức ăn... do thải xoắn khuẩn qua n−ớc tiểu, bào thai bị sẩy và dịch bài xuất từ tử cung. ô nhiễm do truyền vi khuẩn qua n−ớc tiểu là quan trọng nhất, vì gia súc mang trùng có thể thải vi khuẩn vào n−ớc tiểu hàng tháng hay hàng năm. Một khi đã ở trong môi tr−ờng, nếu không tiếp xúc với nhiệt độ cao hay điều kiện khô, vi khuẩn có thể sống sót một thời gian dài, ví dụ 6 tháng trong bùn ẩm và thậm chí dài hơn trong n−ớc ao. Hầu hết các serovar đ−ợc bảo tồn nhờ ổ bệnh trong động vật hoang dã, đặc biệt là loài gặm nhấm, nh−ng cũng có một số serovar đã thích nghi bảo tồn trên gia súc nh− đã khái quát ở trên.

Vi khuẩn nhiễm vào động vật chủ yếu qua vết th−ơng, vết cắt nhỏ trên da, niêm mạc hay giác mạc, ví dụ do n−ớc nhiễm mầm bệnh. Sau đó vi khuẩn nhân lên trong máu truớc khi khu trú ở thận hoặc nhau thai và bào thai của con cái đang chửa. Mầm bệnh có thể tồn tại dai dẳng trong thận hàng tháng hay hàng năm và thải vào trong n−ớc tiểu.

Điều trị Do bệnh ở gia súc th−ờng không có triệu chứng lâm sàng hay mạn tính dẫn tới ô nhiễm liên tục môi tr−ờng, nên điều trị từng cá thể gia súc mắc bệnh không quan trọng bằng các biện pháp phòng chống bệnh. Các con cấp tính có thể điều trị có hiệu quả bằng Streptomycin hay Tetracycline và điều trị sớm là quan trọng tr−ớc khi xảy ra tổn th−ơng ở thận và gan.

Khống chế Nơi có bệnh xoắn khuẩn, nhất thiết phải xác định và loại trừ nguồn nhiễm. Chuồng và sân phải giữ khô và sạch, phải chống chuột.

Hiện nay vắc-xin phòng bệnh xoắn khuẩn cho bò và lợn đ−ợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết là vắc-xin chất chiết vi khuẩn vô hoạt bằng Formalin (độc tố leptospira). Để có hiệu lực, vaccine phải gồm các serovar l−u hành trong vùng. Không may là miễn dịch của chất chiết vi khuẩn không dài và phải tiêm lắp lại định kì. Lợn hậu bị phải tiêm phòng hai lần tr−ớc khi phối giống và lợn nái phải tiêm phòng mỗi chu kỳ phối giống. Vắc-xin vô hoạt phòng bệnh xoắn khuẩn cho lợn đã sản xuất ở Việt Nam.

Nhận xét ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm kết hợp mặt n−ớc rộng ở đồng lúa và các nơi khác, đàn chuột đông đáng kể là những điều kiện lý t−ởng để lây truyền serovar icterohaemorrhagica. Điều này có thể giải thích tại sao bệnh xoắn khuẩn cấp tính ở lợn có liên quan tới gan đ−ợc coi là vấn đề bệnh đặc biệt ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu SỔ TAY BỆNH ĐỘNG VẬT - CHƯƠNG 9 PDF (Trang 43 -46 )

×