2.3.1. Vần
Vần là gì? Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa vần: “Một phơng tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định vủa dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [20, 292].
Nh vậy, xét vần trong cấu trúc của khổ thơ, bài thơ thì vầ có chức năng là chiếc cầu nối qua các dòng thơ, gắn chúng lại với nhau thành từng đoạn, từng khổ, từng bài hoàn chỉnh. “ở các khổ thơ, bài thơ có vần, với chức năng tổ chức, vần nh sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau. Do đó, giúp cho việc đọc đợc thuận miệng, nghe đợc thuận tai và làm cho ngời đọc, ngời nghe dễ thuộc và dễ nhớ” [13, 22].
Khi nghiên cứu vần thơ ở góc độ ngôn ngữ, thực tế thơ ca đã thừa nhận vần là yếu tố không thể thiếu trong thơ. ở đâu có thơ là ở đó có vần. Khi nào cần thơ thì khi đó cần vần trong thơ. Cũng chính vì vậy mà vần trong thơ đảm nhiệm và thực hiện ba chức năng:
1. Chức năng tổ chức, chức năng liên kết giữa các dòng thơ trong văn bản 2. Tạo âm hởng, tiếng vang trong thơ
3. Chức năng làm tăng thêm sức liên tởng, sức mạnh biểu đạt ý nghĩ của câu thơ
Dựa vào những tiêu chí khác nhau, ngời ta có cách phân loại vần khác nhau. Từ trớc đến nay, các tác giả đều thống nhất dựa vào các tiêu chí phân loại sau:
- Theo vị trí các tiếng hiệp vần ta có: vần chân và vần lng. Vần chân có các kiểu chính gồm vần chân liên tiếp, vần chân gián cách và vần chân ôm nhau.
- Theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần ta có: vần chính, vần thông và vần ép. Trong đó phổ biến nhất là hai loại đầu.
- Theo đờng nét thanh điệu trong các âm tiết hiệp vầ ta có: vần bằng và vần trắc.
Trong luận văn này chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc điểm những vần điệu trong thơ Thanh Thảo theo hai cách phân loại: vị trí gieo vần và mức độ hoà âm.