Quan niệm ngôn ngữ tối giản, ngôn ngữ tự nhiên là quan niệm đợc Thanh Thảo thực hiện nhất quán trong suốt đời thơ của mình. Khảo sát các bài thơ của ông từ tập thơ đầu tay Dấu chân qua trảng cỏ (1978) đến tập thơ mới nhất 123 (2007) ta đều thấy những từ ngữ mà Thanh Thảo sử dụng đều mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống thờng ngày.
Đó là những từ ngữ chỉ sự vật (cảnh vật, đồ vật, hiện tợng…) quen thuộc, gần gũi: lán, hầm, võng, núi, rừng, nắng, ma, lửa, bắp (rang)… (Tổ ba ngời), cánh rừng, tiếng sóng, vòm cây, lối mòn, mái dừa, bang cây, chén canh, bờ chuối, ánh đèn, ngôi nhà, bông tràm, bó đuốc… (Nhứng cánh rừng cha tới), mẹt hàng, thuốc lá, mộc nhĩ, măng khô, vịt quay, rợu, bát, thổ cẩm, trái mận, cốc càfê, bắp cải… (Thị xã Lạng Sơn), tấm áo, viền sang, hoa phợng, rau muống, củ khoai, ngọn gió, vốc lửa… (Bến sông Hàn buổi tra).
Đó là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất thân quen hàng ngày của mỗi ngời dân Việt Nam: lạc lõng, nằng nặc, ớt sũng, lơ đãng, vàng lấm chấm., (hạt cốm) xanh, mòn (lốp), đứt (phanh), lọc cọc, chen lấn, sáng loáng, áo (bạc), ngổn ngang, cầm (tay), cắt, nhấm nháp, móc (túi), ghé, cuồn cuộn… (Hà Nội nhìn từ phía tôi), chập chờn, (bom) hú, lung linh, ồn ào, mọc, khóc oà, chửi bâng quơ, trầm ngâm, vun vén, vỡ vụn, lấp lánh, gánh (đá), tải (hàng), dung (lán), vẫy, vàng rực, xao đảo, sum họp, vùi sâu… (Thử nói về hạnh phúc), hát, chín, dỡ, chát, xúm, khen, ngon, mở, đuổi, bay, cắt, đi, đeo, ăn, phai, biết, khắc, vạch… (Bài ca ống cóng)
Đó là những từ ngữ chỉ về những con ngời bình thờng trong kháng chiến và trong xây dung: đồng chí lái xe, đồng chí công binh (Cây cụt ngọn), mẹ, ngời chiến sĩ (Mẹ Quảng Bình), đồng chí, ngời lái xuồng (Đêm trên cồn), ngời lính, ngời truyền tin (Dới khoảng trời không tên), thằng lém ba hoa, thằng ít nói (Tổ ba ngời),
má, giao liên, lớp trung kiên (Những cánh rừng cha tới), ngời xã đội trởng (Ngời xã đội trởng vùng ven).
Qua thống kê một số bài thơ, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng từ ngữ trong thơ Thanh Thảo là vốn từ thuần Việt, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Tất cả những sự vật, những con ngời, những hoạt động, tính chất mà Thanh Thảo nói đến và sử dụng trong thơ của mình dù ở thể loại đề tài nào cũng trở nên quen tuộc, bình thờng ở ngay trong cuộc sống đời thờng, trong cuộc chiến khắc nghiệt gian khổ và vất vả mà chính mỗi ngời dân Việt Nam đang phải nếm trải hàng ngày, hàng giờ trong đó có chính tác giả.
Nếu các từ ngữ ấy nằm riêng lẻ thì nh vậy nhng khi xâu chuỗi chúng vào trong câu thơ, đoạn thơ, bài thơ thì các từ ngữ vốn gọi là giản dị, mộc mạc ấy lại trở thành một chỉnh thể nghệ thuật làm nên chất thơ giản dị mà giàu chất nghĩ, giàu “sức sáng” riêng.
Tính tự nhiên, tối giản của ngôn ngữ cũng là một đặc điểm của thơ hiện đại, “tự nhiên, bình thờng… là hiện đại, theo cách hiểu của chúng ta bây giờ” [57,20]. Và Thanh Thảo vẫn kiên trì con đờng đó trong thơ mình. Chẳng hạn, Thanh Thảo đã miêu tả những thằng con trai mời tám tuổi:
Có những thằng con trai mời tám tuổi nhiều khi cực quá, khóc oà
nhiều khi tức mình chửi bâng quơ phanh ngực áo và mở trần bản chất mỉm cời trớc những lời lẽ quá to
nhng nhất định không bao giờ bỏ cuộc
với những thằng con trai mời tám tuổi đất nớc là nhịp tim có thể khác thờng là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính
đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm ra rừng
Bằng những từ ngữ giản dị chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất và lối diễn đạt tự nhiên giàu tính chất khẩu ngữ tác giả đã lột tả đợc tính cách và con ngời của những chàng thanh niên mời tám tuổi trớc cuộc sống, trớc hiện thực chiến trờng khắc nghiệt. Với họ, đất nớc là những gì gắn bó gần gũi và cụ thể nhất.
Hay khi nói chuyện với mẹ:
mẹ ơi, chúng con hành quân trong đêm ma ma đến nỗi ngôi sao cuối cùng phụt tắt chúng con mắc võng trên Trờng Sơn nhiều đến nỗi nhìn cây là quen mặt
những dốc “cổng trời” đèo “chim gãy cánh” chúng con qua tên quê hơng khắc vào cây chót vót
dày đến nỗi rừng sâu thành đất nớc (Những ngôi sao của mẹ) Có khi là một sự ngạc nhiên ngỡ ngàng:
Tôi “à” lên một tiếng ngạc nhiên Sao lại gọi là hoa “đâu mất”
Dọc con lộ những chiếc tăng nằm rỉ nát Màu hoa nh phảng phất rất gần
(Hoa đâu mất)
Mợn lời của nhà văn mù Nguyễn Đình Chiểu, ông khẳng định: “tôi đã đa vào thơ những lời chữ thờn dùng bên mâm cơm ngoài chợ búa tôi đã gắng viết trôi chảy theo nhịp điệu dòng sông để những ngời không biết chữ dễ nghe dễ thuộc dễ nhớ tôi nghĩ mình phải chở lúa của bà con chứ không phải bằng thuyền rang cầu kỳ mà xa lạ của triều đình” [59]. Chính lối viết, lối diễn đạt này cho phép nhà thơ có thể nêu đợc những đề tài (chiến tranh, tình yêu, đời thờng…), nhiều vai (tôi, ngời thứ hai, thứ ba…), nhiều giọng điệu (vui, buồn, yêu thơng, căm giận…), nhiều kiểu lời (dẫn thoại, độc thoại), nhiều kiểu thể hiện (trữ tình, tự sự)…
Với quan niệm sáng tạo nghệ thuật, Thanh Thảo cho rằng ngôn ngữ thơ phải là ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tối giản. Chữ trong thơ cần nh tình cờ, nh vô ý, nh
vừa đợc nhà thơ “nhặt” đợc ở đâu đó. Thanh Thảo dị ứng với mọi sự “làm dáng” trong thơ. Ông không ngần ngại gọi những ngời đó là “thợ chữ”, “phu chữ”, những chữ đó là chữ bị “đẻ non”, “đẻ ép”. Sức sống của ngôn ngữ thơ chính là ở sự tự nhiên và đơn giản của nó. Tuy nhiên, sự tự nhiên và giản dị trong ngôn ngữ thơ không phải là sự tình cờ một cách ngẫu nhiên, vô ý, tuỳ tiện. Nó là kết quả của một quá trình tích luỹ vốn chữ, vốn sống, đến một lúc nào đó, chữ ấy “bật ra”, “phun ra” một cách tự nhiên mà thật “trúng”. Sự giản dị và tự nhiên của ngôn ngữ theo Thanh Thảo phải là một sự giản dị có khả năng gợi mở, vừa biểu hiện, vừa che giấu một cái gì, giống nh những viên gạch che giấu phần bên trong của ngôi nhà, phần vỏ dừa che dấu nớc ngọt của quả dừa.
ở bài “Dấu chân qua trảng cỏ”, bài thơ viết về những dấu chân của lớp lớp chiến sĩ nối tiếp nhau lên đờng đánh giặc. Bằng một số từ ngữ chứa nhiều hình ảnh, nhà thơ đã nêu bật lên dấu chân in đậm trên cỏ của những ngời đi trớc, những ngời trong cơn sốt và qua đó thể hiện ân tình và lòng biết ơn của mình trong một chữ “bấm” và một chữ “nhoè”:
những ngời sốt rét đang cơn
dấu chân bấm xuống đờng trơn có nhoè
Dấu chân ấy không chỉ là dấu chân mà còn là những lời nhắn nhủ, nhắc nhở ngời đi sau.
Khía cạnh của đời sống chiến trờng đợc Thanh Thảo nhìn nhận: Những đồi tranh khét nắng tựa vào nhau
Hay gọi túi “bom” là nơi đó Tôi nhìn mãi chẳng có gì khác lạ Và con đờng màu đất đỏ thân quen Và nụ cời của đồng chí công binh Và trạm gác lành nh quán nớc
Và quanh trạm những hố bom khô khốc (Qua đờng Chín)
Những chuỗi ngôn từ, hình ảnh lung linh… tất cả gợi lên những ấn tợng về sức sống, ý chí của con ngời trong cái tàn khốc của chiến tranh.
Tóm lại, với những cách sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên trong thơ Thanh Thảo đã góp phần tạo nên một phong cách giản dị, tự nhiên trong thơ ông và đó cũng là lí do, là điều kiện quan trọng để thơ Thanh Thảo đọng lại trong tâm trí ngời đọc vá sống cùng với thời gian.