Nhịp điệu trong thơ Thanh Thảo

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo (Trang 48 - 52)

“Vần hay không tôi vẫn cho là thứ yếu Nhng vắng âm thanh réo rắt khó thành thơ Không âm thanh hình tợng, chắp cánh ớc mơ Thì thơ đó còn thua về một chút”

(Gửi nhà thơ trẻ – Sóng Hồng)

“Âm thanh réo rắt” ở đây chính là nhịp điệu, quy luật phối thanh trong thơ. Vậy nhịp điệu là gì?

Cho đến nay vẫn cha có một quan điểm, một định nghĩa thống nhất về nhịp điệu nói chung và nhịp thơ nói riêng. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất, nhịp điệu là “kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ” [18, 248]. Do vậy nhịp thơ phải đợc đánh dấu bằng những chỗ ngng, chỗ ngắt trong dòng thơ.

Nhịp trong thơ đợc thể hiện trong các dòng thơ. Nhiều khi một câu thơ đợc hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào cách ngắt nhịp. Những trạng thái, cung bậc tình cảm có sự biểu hiện tơng ứng với cách ngắt nhịp trong câu thơ. Ca dao và thơ lục bát ngắt nhịp chẵn (nhịp 2) là phổ biến, thơ Đờng luật thờng bố trí theo nhịp 4/3, đôi khi là 3/4. Thơ tự do ngắt nhịp không cố định, có thể là nhịp 2, nhịp 3, nhịp 4, nhịp 5… có thể xen kẽ hoặc hỗn hợp.

Trong thơ Thanh Thảo, ông đã sử dụng nhiều thể thơ nh: lục bát, thơ năm chữ, thơ tự do… và ở mỗi thể thơ có những cách ngắt nhịp khác nhau. Nói cách khác trong các thể thơ thì cách ngắt nhịp không hoàn toàn giống nhau để thể hiện nội dung, cảm xúc của bài thơ. Cụ thể nh sau:

2.3.2.1. Thơ năm chữ

Nhịp điệu trong thơ năm chữ của Thanh Thảo dựa trên sự ngắt nhịp của thơ dân tộc nhng không phải vì thế mà không có sự tìm tòi sáng tạo.

Theo thống kê trong 93 bài thì có 6 bài viết bằng thể thơ năm chữ (chiếm 6,45%). Nhịp chủ yếu trong thể thơ này là ngắt nhịp 3/2 xen kẽ với nhịp 2/3:

Đừng bao giờ/ dừng lại Bởi vì/ anh khó thấy Bởi vì/ anh rất thờng

(Hạt cát)

Cách phối hợp luân phiên nhau giữa hai nhịp thơ tạo nên sự nhịp nhàng, đều đặn mang một âm điệu tự nhiên rất nhẹ nhàng cho khổ thơ, bài thơ. Đồng thời làm giảm bớt tính tự sự vốn có của thể thơ này.

Trong bài “Bài ca ống cóng” tác giả đã sử dụng nhịp thơ 2/3 xen kẽ 3/2 nhằm ca ngợi tinh thần bất khuất không gì có thể đấnh thắng đợc ý chí kiên cờng, bền bỉ của cả một thế hệ chống Mỹ cứu nớc dù đói rét , bệnh tật đang bủa vây xung quanh họ:

Những anh chàng/ sốt rét Tởng đuổi ruồi/ không bay Thế mà/ qua từng trạm Cắt cơn/ là đi ngay

Bằng giọng thơ sâu lắng không ồn ào, hoa mĩ Thanh Thảo đã đa ra một tuyên ngôn rất riêng của những ngời lính trẻ:

Bài bát/ của chúng tôi Là/ bài ca ống cóng …………..

Tháng năm/ sẽ dần phai Bao bài ca duyên dáng Nhng tôi biết/ từ đây Nh/ khắc vào đá tảng Nh/ vạch vào thân cây Thô sơ/ và hực sáng Mang lẽ đời đơn giản Nói đợc đến ngày mai.

Cùng với nhịp thơ phá cách 1/4 và nhịp 5 nhà thơ đã bày tỏ đợc khát vọng muốn trả lời những câu hỏi lớn của thời đại.

Cũng là nhịp thơ ấy, bài thơ “Gặp lá cơm nếp” lại miêu tả về nỗi khát khao của ngời lính khi bắt gặp mùi vị quê hơng – lá cơm nếp trên đờng hành quân. Niềm khát khao ấy, ký ức ấy đã đợc thể hiện ở nhịp thơ lúc nhanh, lúc chậm nh chính nỗi lòng của ngời chiến sĩ:

Xa nhà/ đã mấy năm Thèm bát xôi/ mùa gặt Khói bay ngang/ tầm mắt Mùi xôi/ sao lạ lùng ………….

Ôi mùi vị/ quê hơng Con quên/ làm sao đợc Mẹ già/ và đất nớc Chia đều/ nỗi nhớ thơng

(Gặp lá cơm nếp)

Nh vậy, trong 6 bài thơ viết dới dạng thể thơ năm chữ có tất cả 165 dòng thơ trong đó ngắt nhịp 2/3 có 72 dòng (chiếm 43,6%) và ngắt nhịp 3/2 có 78 dòng (chiếm 47,3%). Trong đó còn có một số nhịp thơ phá cách nh nhịp 1/4 có 8 dòng (chiếm 4,9%), nhịp 5 có 6 dòng (3,6%) và nhịp 1/1/3 có 1 câu (0,6%).

2.3.2.2. Thơ lục bát

Thể thơ này trong thơ Thanh Thảo không nhiều, chỉ có 3 bài/ 93 bài (chiếm 3,23%). Với cách ngắt nhịp phổ biến là nhịp chẵn: 2/2/2, 4/2, 2/4, 2/2/4, 2/2/2/2, 4/4… Tuy nhiên có sự đan cài, xen kẽ nhịp lẻ 3/3, 3/5… nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh cuộc sống phong phú, bề bộn, sôi động của cuộc chiến.

- Cách ngắt nhịp ở câu lục

ở đây Thanh Thảo thờng sử dụng các nhịp nh 2/4, 3/3, 4/2, 2/2/2… Tuy nhiên tần số xuất hiện cao nhất vẫn là nhịp 2/4 và 4/2. Qua khảo sát 84 dòng thơ lục bát chúng tôi thu đợc 44 dòng lục, trong đó dòng lục nhịp 2/4 có 27 dòng (chiếm 61,4%). Nhịp thơ này đã góp phần diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình với một giọng thơ chậm rãi, tâm tình mà sâu lắng

Khuya ma ào trút nhà xiêu nớc tràn Xác xơ/ một tấm đệm bàng Trải trên đất, ớt rụa ràn thâu canh

(Ngời mẹ Bàng Long)

Bên cạnh cách ngắt nhịp 4/2 thì ở câu lục nhịp 4/2 cũng xuất hiện khá nhiều trong thơ Thanh Thảo, chúng xuất hiện 12 lần (chiếm 27,3%). Cách ngắt nhịp náy đã tạo cho câu thơ, bài thơ nh một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ sẻ chia:

Vùi trong trảng cỏ/ thời gian Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta

Vẫn đằm hơi ấm/ thiết tha Cho ngời sau biết đờng ra chiến trờng

(Dấu chân qua trảng cỏ)

Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những dòng thơ có nhịp 2/2/2 hay nhịp 3/3/ tạo nên sự cân xứng, hài hoà cho dòng thơ, tạo nên những câu hỏi tu từ để khi đến dòng bát nó lại nh một lời khẳng định:

Ai đi gần/ ai đi xa

Những gì gửi lại chỉ là dấu chân

(Dấu chân qua trảng cỏ) - Cách ngắt nhịp ở câu bát

ở câu bát, Thanh Thảo chủ yếu sử dụng nhịp 4/4. Qua khảo sát có 40 dòng lục thì dòng lục có nhịp 4/4 chiếm 22 dòng (chiếm 55%). Nhịp thơ ấy đã tạo nên sự cân xứng, liền mạch về ý và lời cho dòng thơ:

Con nằm nghe gió chuyển nhanh Nghe ma từng chặp/ hắt quanh đệm bàng

Mà lòng ấm một mảnh làng Tởng đâu đã mất/ qua ngàn trận bom

(Ngời mẹ Bàng Long)

Không những thế, nhịp 4/4 còn góp phần diễn tả nội dung sâu sắc hơn: Dẫu bao cay dắng trong đời

(Lời ru nghe ở Kinh trứng cá)

Ngoài ra, câu bát còn sử dụng tơng đối linh hoạt các nhịp thơ khác nh: 3/3/2, 2/2/4, 6/2, 4/2/2, 2/2/2/2…

Cách ngắt nhịp 2/2/2/2, 4/2/2 giúp ngời đọc thấm thía sự tàn khốc của chiến tranh đang diễn ra và sự đau xót của nhân vật trữ tình:

Ba con mất đã lâu rồi

Trang thờ/ bom phá/ mộ ngời/ bom san Nhà đây chúng đốt ba lần

Làng đây chúng xoá,/ chẳng cần,/ mẹ đi (Ngời mẹ Bàng Long)

Hay nhịp thơ bị gãy ra thành nhiều đoạn nh nhịp 2/1/3/2 nhằm thể hiện tấm lòng của ngời mẹ đối với quê hơng, đất nớc, đối với những ngời ra trận:

Ai qua xuồng mẹ đa sang

Mái chèo/ khuấy/ một bóng làng/ trong veo (Ngời mẹ Bàng Long)

Có khi là nhịp 6/2 thể hiện niềm tin của tác giả trớc sự tàn phá của bom đạn kẻ thù về một ngày mai:

Dẫu rằng thêm nữa đắng cay Niềm tin nuôi lớn đất này/ bao năm

(Lời ru nghe ở Kinh trứng cá)

Có thể thấy, nhịp điệu trong thơ lục bát của Thanh Thảo khá linh hoạt, đa dạng. Ông đã làm giảm đi tính chất bằng phẳng, đều đều vốn có của thơ lục bát và thay vào đó là những chỗ “cuộn”, những chỗ “gãy” khác nhau tạo nên sức gợi cảm, nhạc điệu cho câu thơ.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w