Vần trong thơ Thanh Thảo xé tở mức độ hoà âm

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo (Trang 44 - 48)

Âm tiết tiếng Việt đợc cấu thành từ nhiều yếu tố: âm đầu, âm chính, âm cuối, âm đệm và thanh điệu. Để tạo ra sự hoà âm cho các cặp vần phải đồng thời kết hợp tơng hỗ giữa các yếu tố cấu tạo, ngoài ra còn phải có sự hoà xớng đối nhau của các yếu tố tơng ứng giữa hai âm tiết hiệp vần. Cụ thể là giữa âm chính, âm cuối, thanh điệu của âm tiết này với âm chính, âm cuối, thanh điệu của âm tiết khác phải có sự hoà âm theo một quy tắc nhất định. Trong những yếu tố đó thì âm chính, âm cuối và thanh điệu là yếu tố chính tham gia vào việc hoà âm cho các vần thơ Việt Nam. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ đó đã tạo âm hởng chung cho toàn bộ âm tiết và sự hoà âm của các âm tiết hiệp vầ. Do vậy, vần theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần, trong thơ Việt Nam hiện đại có ba loại vần: vần chính, vần thông và vần ép.

Là loại vần co mức độ hoà phối âm thanh cao nhất, do đó nó tạo nên âm h- ởng tốt nhất cho ngôn ngữ thơ: tính nhạc tính, sự nhịp nhàng, cân đối và sự du d- ơng. Để đạt đợc điều đó, hai tiếng hiệp vần phải đảm bảo các yêu cầu:

- Có âm chính giống nhau - Âm đệm có thể có hoặc vắng - Âm cuối (nếu có) phải giống nhau - Phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau

Dựa vào tiêu chí trên chúng tôi khảo sát 950 cặp vần trong thơ Thanh Thảo, kết quả thu đợc là 342 cặp vần chính (chiếm 35,8%). Với nhiều kiểu hiệp vần khác nhau nhng vẫn đảm bảo đợc sự hoà âm cho các vần thơ.

Kiểu 1: Âm đầu hoàn toàn khác nhau, thanh điệu có thể hoàn toàn đồng nhất hoặc chỉ đồng nhất ở đặc trng tuyến điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn

Mặt sông bình yên giữa bốn bề gió cát

Khi bóng mát lùi xa chỉ còn nắng rát

(Tình yêu – sông Hồng) Ngàn bó đuốc đêm – hoa - đăng - đồng khởi

Trên nền cũ, má dung ngày vui mới

(Những cánh rừng cha tới)

Kiểu 2: Âm đệm hoàn toàn khác, thanh điệu đồng nhất hoặc chỉ đồng nhất ở tuyến điệu, các thành phần khác đồng nhất hoàn toàn

Sao ta đi trong đời nh những con quay Xoay tít mù mà chẳng thấy ai

(Ăng – ten)

Kiểu 3: Khác nhau ở thanh điệu nhng vẫn trong phạm vi cùng đặc trng tuyến điệu, các thành phần khác hoàn toàn đồng nhất

Lạnh cứng ngời vẫn nhào xuống núi Đôi

Ta hồn nhiên lăn lóc nhơ núi đồi

(Kỷ niệm về những câu thơ Nga)

Nh vậy, vần chính đã đem lại cho những dòng thơ sự nhịp nhàng, cân đối, tạo âm hởng nhẹ nhàng, êm ái cho bài thơ.

Bên cạnh vần chính, vần thông trong thơ Thanh Thảo cũng chiếm một số l- ợng lớn 549 cặp vần (chiếm 57,6%).

Đây là loại vần gieo bởi sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng gieo vần. Trong đó bộ phận vần (kể từ âm chính đến âm cuối) không lặp lại hoàn toàn mà có thể lặp nhau chút ít nh:

+ Âm chính chỉ gần giống nhau Hãy giữ thăng bằng

Vì chúng ta đều đang đi trên giấy

(Ngời mãi võ Sơn Đông) “đang” hiệp vần với “bằng”

Có lẽ chính mình vừa dại lại vừa khôn

Nh hoa kia khi cho quả ngọt ngon

(Hoa anh đào) “ngon” hiệp vần với “khôn”

+ Âm cuối chỉ gần giống nhau

Vẫn màu đỏ của em là duy nhất

Anh cha thấy một dòng sông nào khác

(Tình yêu – sông Hồng) “khác” hiệp vần với “nhất”

Rừng dù khác những giấc mơ không khác

Hầm sụt lở – còn dấu tay chai ráp

(Về cứ) “ráp” hiệp vần với “khác”

Chớp rạch trời nh cái nhìn quắc mắt

Hớng mũi xuồng nhằm giữa hai đồn giặc

(Hớng mũi xuồng) “giặc” hiệp vần với “mắt”

+ Cả âm chính và âm cuối gần giống nhau

Quân thù buộc ta yêu bằng một tình yêu khác

Mỗi hơi thở mỗi căn nhà đã mất

(Thị xã Lạng Sơn) “mất” hiệp vần với “khác”

c. Vần ép

Trong truyền thống thơ ca Việt Nam trớc đây, vần ép đợc xem là vần ngoại lệ vì tính không phổ biến của nó. Nhng trong thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Thanh Thảo nói riêng vần ép đợc sử dụng thông dụng, nhiều lúc nó trở thành vần chính thức. Qua khảo sát, thống kê vần chúng ta thấy Thanh Thảo đã sử dụng 63 cặp vần ép (chiếm 6,6%) trong tổng số vần.

Vần ép là loại vần mà các cặp hiệp vần theo tiêu chuẩn:

- Thanh điệu và âm cuối phải hoàn toàn đồng nhất hoặc đồng nhất ở đặc trng ngữ âm nhất định.

- Nguyên âm là âm chính ở hai âm tiết hiệp vần với nhau vừa không đồng nhất đặc trng âm sắc vừa không đồng nhất đặc trng âm lợng, có nghĩa là đi ra ngoài sự ràng buộc về ngữ âm vốn có ở loại vần thông.

Ví dụ:

Anh để lại mỗi lỗ khoan một phần đời phiêu bạt

Uống nớc trăm con suối đến độ bão hoà không sốt rét

(Thơ tình tặng ngời khảo sát) Thế hệ chúng tôi không chỉ sống bằng kỷ niệm

Không dựa dẫm vào hoà quang có sẵn

(Một ngời lính nói về thế hệ mình) Qua khảo sát chúng tôi thu đợc bảng thống kê sau:

Loại vần Số lợng Tỷ lệ

Vần chính 324 35,8

Vần thông 549 57,6

Vần ép 63 6,6

Nhìn vào bảng thống các loại vần trong thơ Thanh Thảo xét ở mức độ hoà âm, chúng tôi đa đến kết luận: loại vần Thanh Thảo sử dụng nhiều nhất là vần thông, sau đó là vần chính và vần đợc sử dụng ít nhất là vần ép.

Điều này cũng đợc nhiều tác giả sử dụng trong thơ ca Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định qua bảng số liệu sau:

TT Tác giả Vần chính Vần thông Vần ép

2 Bằng Việt 61,9% 32,7% 5,4%

3 Thanh Thảo 35,8% 57,6% 6,6%

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ thanh thảo (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w