Thực trạng chung nghề dâu tằm của huyện Đô Lương 1 Về quy mô diện tích

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 48 - 53)

3.2.1.1. Về quy mô diện tích

Đô Lương có 10 xã trên tổng số 11 xã có con Sông Lam chảy qua. Với tập quán canh tác lâu đời nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển trên 10 xã vùng vùng ven sông Lam, bao gồm Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn,

Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn, Thuận Sơn với tổng diện tích đất bãi trồng được dâu là 457ha. Tuy nhiên diện tích dâu mới chỉ sử dụng được một phần, chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.

Trong những năm qua, diện tích dâu cũng có sự biến động nhất định được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Biến động diện tích dâu giai đoạn 2005-2009 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Ha CC% Ha CC% Ha CC% Ha CC% ha CC% Tổng DT dâu 248,3 100 263 100 222 100 212 100 210,6 100 - Dâu cũ 149,5 60.21 127 48,29 100 45,05 95 44,81 95 45,11 - Dâu mới 98,8 39,79 136 51,71 122 54,95 117 55,19 115,6 54,89

(Nguồn :2005-Phòng NN&PTNT cung cấp, 2006-2009- Do các xã cung cấp)

Qua bảng số liệu 3.5 ta thấy tổng diện tích dâu năm 2005 là 248,3ha; đến năm 2006 diện tích là 263ha; tăng 14,7ha so với năm 2005. Nhưng sau năm 2006 trở đi thì diện tích dâu lại giảm xuống khá nhanh. Năm 2007 tổng diện tích là 222ha, giảm 41ha so với năm 2006, năm 2008-2009 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 210,6ha. So với năm 2006 thì diện tích dâu hiện nay đã giảm 52,4ha.

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, diện tích dâu mới tăng lên, còn diện tích dâu cũ giảm xuống đáng kể. Điều đó là phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Năm 2006 là năm đầu của công tác triển khai đề án “ Tiếp tục thực hiện phát triển sản xuất dâu tằm tơ giai đoạn 2006-2010”, công tác triển khai, chỉ đạo mạnh mẽ, nhân rộng diện tích dâu mới trên nhiều xã nên tổng diện tích dâu mới tăng lên khá nhanh. Năm 2006, diện tích dâu mới là 136ha, tăng 37,2ha tương đương với 37,65%. Năm 2007-2009 diện tích dâu mới có giảm xuống, tuy nhiên cơ cấu giống dâu mới trên tổng diện tích dâu có tăng lên qua các năm, từ 39,79% (năm 2005) tăng lên 54,89% (năm 2009).

Song song với diện tích giống dâu mới tăng thì diện tích các giống dâu cũ giảm xuống. Năm 2005 cơ cấu giống dâu cũ là 60,21% thì nay chỉ còn là 45,11% (giảm 15,10%). Tuy nhiên năm 2006 là năm diện tích dâu cũ giảm xuống mạnh nhất, giảm 11,92% so với năm 2005. Sau năm 2006, cơ cấu giống dâu cũ tiếp tục giảm nhưng tốc độ chậm lại. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1: Thể hiện sự biến động diện tích dâu giai đoạn 2005-2009

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy năm 2006 tổng diện tích dâu và diện tích dâu mới tăng. Tuy nhiên, sau năm 2006 thì tổng diện tích giảm xuống và có chiều hướng chững lại. Nguyên nhân là giai đoan 2006-2010 là giai đoạn có nhiều sự kiện quan trọng không chỉ trong nước nói chung và ở huyện Đô Lương nói riêng. Đất nước đã trở thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế, nền kinh tế có nhiều biến đổi, sản xuất hàng hoá chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Hoà nhịp cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Đô lương đã xây dựng và triển khai nhiều đề án phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống của nguời dân địa phương. Trong đó các đề án mà chúng tôi nói ở trên có tác động tích cực trong việc chuyển đổi ruộng đất, cây con

theo hướng nâng cao giá trị hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Chính điều đó cũng là một nguyên nhân làm cho diện tích các loại cây trồng trong những năm đầu có sự chuyển biến đáng kể. Đặc biệt trong năm 2006 là năm thực hiện triển khai đề án “ Tiếp tục phát triển sản xuất dâu tằm giai đoạn 2006-2010” có nhiều chính sách đãi ngộ (hỗ trợ giống, phân bón) nên rất được người dân hưởng ứng, chính vì vậy mà diện tích dâu tăng rõ rệt (tăng 37,65% so với năm 2005). Sau năm 2006 thì diện tích có chiều hướng giảm xuống, nguyên nhân do:

- Công tác chuyển đổi đất bãi ở một các xã đã dừng lại. Vì đất bãi đã chia theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP nên rất khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất bãi.

- Một số giống dâu mới không thích nghi trong điều kiện ngập úng kéo dài dẫn đến dâu chết.

- Hàng năm một diện tích lớn vùng bãi ven sông ở một số xã như Bồi Sơn, Lam Sơn, Ngọc Sơn...bị sạt lở nghiêm trọng, ước tính có hàng chục hecta đã bị sạt lở. Nguyên nhân: Đô Lương là một vùng đất hàng năm phải gánh chịu những trận lũ lụt lớn, nhất là vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, những trận mưa lớn kéo dài gây ngập úng trên diện rộng, cộng với lũ ống từ thượng nguồn đổ về làm cho tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng. Ngoài ảnh hưởng của thời tiết khí hậu còn do nạn khai thác trái phép vật liệu xây dựng (cát, sỏi) của một số người trên khu vực vùng bãi ven sông Lam làm cho tình trạng sạt lở càng diễn ra trầm trọng hơn.

Ảnh 01: Cảnh khai thác cát sỏi trên sông Lam

Ảnh 03: Cây dâu đang dần trôi tuột xuống sông Lam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w