0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tình hình đầu tư chi phí và thu nhập từ sản xuất dâu tằm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN (Trang 66 -71 )

Trong trồng dâu nuôi tằm quá trình đầu tư được phân làm 2 loại: Đầu tư ban đầu (bao gồm các chi phí về giống dâu, dụng cụ nuôi tằm, phân bón, công khai hoang, trồng...) và đầu tư hàng năm. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng dâu nuôi tằm chúng tôi chỉ xem xét mức đầu tư và thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm hàng năm

của các hộ của các hộ điều tra. Không đề cập đến mức đầu tư ban đầu và chi phí công lao động.

Trong sản xuất trồng dâu nuôi tằm, các khoản đầu tư hàng năm bao gồm: Đầu tư chi phí sản xuất (phân bón, trứng giống, thuốc BVTV, thuế, lá dâu) và công lao động. Đối với công lao động, các hộ trồng dâu nuôi tằm đều sử dụng lao động gia đình, tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn lao động phụ trong gia đình, không phải thuê lao động ngoài.

Đối với đầu tư chi phí sản xuất: đây là các chi phí mà người nông dân phải bỏ tiền túi ra để mua từ bên ngoài như phân bón, trứng giống, thuốc BVTV, thuế…

Đối với đầu tư công lao động: gồm có công chăm sóc dâu và công chăn tằm. Công chăm sóc dâu bao gồm công làm cỏ, bón phân, trồng dặm, (phun thuốc khi bị sâu bệnh), công đốn dâu…Công chăn tằm được tính cho cả chu kì nuôi tằm từ khi ấp trứng đến khi thu hoạch kén. Tuy nhiên theo nguời dân cho biết rằng là trong giai đoạn tằm con thì công chăn tằm không đáng là bao, có thể tranh thủ để làm những công việc khác. Còn khi tằm ăn lên (tuổi 4-5) thì mới tập trung cho chăn con tằm, giai đoạn này chỉ mất khoảng 7- 10 ngày.

Qua thực điều tra cho thấy số hộ nuôi tằm có sự đầu tư cho cây dâu còn chiếm tỷ lệ thấp, có 28/50 hộ có đầu tư chiếm 56%, còn lại 22/50 hộ không có đầu tư gì chiếm 44%. Trong đó, các hộ dân xã Lam Sơn có sự đầu tư phân bón cho cây dâu ít nhất, tổng số hộ có sự đầu tư là 8/20 hộ chiếm 40%, còn lại 60% là hộ không có sự đầu tư gì cả cho cây dâu. Điều này được thể hiện ở bảng 3.11:

Bảng 3.11: Số hộ đầu tư phân bón cho cây dâu Nội dung

Đơn vị

ĐVT Có đầu tư Không đầu tư SL(hộ) CC% SL(hộ) CC%

Thuận Sơn Hộ 11/20 55 9/20 45

Lam Sơn Hộ 8/20 40 12/20 60

Đặng sơn Hộ 9/10 90 1/10 10

(Nguồn: Tổng hợp điều tra)

Dựa vào bảng số liệu 3.11 ta cũng thấy được các hộ dân xã Đặng Sơn có sự đầu tư lớn hơn, có 90% hộ dân có sự đầu tư cho cây dâu, chỉ 10% số hộ không có sự đầu tư gì.

Tình hình chi phí và thu nhập ở các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.12. Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy mức thuế ở 3 xã có sự khác nhau. Vùng Thuận Sơn, dâu được trồng chủ yếu trên vùng đất bãi ven sông và một phần được trồng ở vùng bãi nổi giữa sông nên rất khó khăn trong công tác chăm sóc cũng như thu hoạch lá, đặc biệt là vào mùa mưa lũ diện tích dâu này bị ngập úng, các loại dâu mới thường khó thích nghi, một phần bị chết nên vào đầu vụ xuân bà con vùng xóm 2 Thuận Sơn thường chưa có dâu để nuôi tằm. Mức thuế của hộ dân xóm 2 là 60.000đồng/sào/năm. Còn ở các xóm khác mức thuế ổn định là 170.000đồng/sào/năm. Để thuận tiện cho việc tính toán chúng tôi tính bình quân mức thuế chung là 115.000đồng/sào/năm. Còn ở Lam Sơn đất trồng dâu chủ yếu được trồng trên vùng đất canh tác ven sông nên mức thuế ổn định và tương đối cao. Còn ở vùng đất Đặng Sơn thì mức thuế thấp do đất nghèo dinh dưỡng hơn các vùng khác (tỷ lệ cát cao) nên cũng chính vì thế mà sự đầu tư về phân bón của các hộ dân ở dây cũng cao hơn hẳn so với các nơi khác.

Do những đặc điểm trên mà qua bảng 3.12 cho thấy, mức đầu tư chi phí của người dân xã Lam Sơn là thấp nhất 514.500đồng/sào/năm; tiếp theo là hộ dân xã Thuận Sơn 520.350đồng/sào/năm. Mức đầu tư chi phí của người dân xã Đặng Sơn là cao nhất với mức 650.300đồng/sào/năm. Do văn hoá nhận thức của người dân Đặng Sơn cao so với các vùng khác nên trong sản xuất họ có sự đầu tư chi phí chăm sóc cho cây dâu con tằm hơn nên kết quả thu được cũng cao hơn so với các vùng khác. Trung bình mỗi hộ dân bón 16,5 kg phân đạm cao hơn hộ dân Lam Sơn là 2,6 lần; đối với hộ dân Thuận Sơn là 2,64 lần, còn tỷ lệ phân NPK là 1,7 lần (hộ dân Thuận Sơn), 2,3 lần (hộ dân Lam Sơn).

Bảng 3.12: Đầu tư chi phí và thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm của các hộ điều tra năm 2008

TT Diễn giải ĐVT Thuận sơn Lam sơn Đặng sơn

SL(kg) (kg) ĐG (đồng) TT (đồng) SL (kg) ĐG (đồng) TT (đồng) SL (kg) ĐG (đồng) TT (đồng) I Tổng chi phí Đồng 520.350 514.500 650.300 1 Phân chuồng 2 Phân đạm Kg 6,25 7.000 43.750 6,35 7.000 44.450 16,5 7.000 115.500 3 Phân NPK Kg 12,25 3.600 44.100 9,25 3.600 33.300 21 3.600 75.600 4 Phân khác Kg 5 Thuốc BVTV 2.900 6 Trứng giống -Giống lưỡng hệ TQ vòng 6,5 45.000 292.500 5,61 45.000 252.450 8,4 45.000 378.000 -Giống tằm vàng vòng 0,85 26.000 22.100 0,55 26.000 14.300 0,2 2.600 5.200 9 Thuế Đồng 115.000 170.000 76.000

II Công lao động công 28,1 29,85 28,7

1 Chăm sóc dâu công 5,7 6,45 6,5

2 Chăn tằm công 22,4 23,4 22,2

III Thu nhập Đồng 3.015.485 2.319.448 5.164.500

1 Kén trắng Dồng 86,08 32.000 2.754.560 64,06 33.300 2.133.198 145,7 35.000 5.099.500

2 Kén vàng Đồng 12,25 21.300 260.925 7,45 25.000 186.250 2,6 25.000 65.000

Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy rằng công chăn tằm ở vùng dân Thuận Sơn và Đặng Sơn tương đối ngang nhau, trung bình từ 22,2-22,4 ngày. Còn hộ dân xã Lam Sơn là nhiều công nhất 23,4 ngày. Công chăn tằm kéo dài đồng nghĩa với việc chăn tằm không đảm bảo về giờ giấc, số bữa cho tằm ăn. Chính điều này cũng cho ta thấy được vì sao mà dân Lam Sơn năng suất bình quân thấp hơn 2 xã trên. Dựa vào bảng 3.12 ta cũng tính được năng suất trung bình 1 vòng trứng của hộ dân Lam Sơn là 11,42kg/vòng; Thuận Sơn là 13,24kg/vòng; Đặng Sơn có năng suất cao nhất là 17,35kg/vòng (đối với giống tằm lưỡng hệ).

Cũng qua bảng 3.12 ta thấy mức đầu tư chi phí của các hộ dân khác nhau nên thu nhập hàng năm từ trồng dâu nuôi tằm của hộ dân cũng có sự khác nhau. Thu nhập của hộ dân xã Đặng Sơn là cao nhất (5.164.500đồng/năm), sau đó là các hộ dân xã Thuận Sơn (3.015.485đồng/năm), cuối cùng là các hộ dân xã Lam Sơn có mức thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm hàng năm thấp nhất là 2.319.448đồng/năm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN (Trang 66 -71 )

×