Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến nghề trồng dâu nuôi tằ mở huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 73 - 77)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

3.4.Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến nghề trồng dâu nuôi tằ mở huyện Đô Lương

3.3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường

Ngoài ý nghĩa về kinh tế thì nghề trồng dâu còn có ý nghĩa về xã hội và môi trường sinh thái.

Về xã hội, đây là nghề có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, nó giải quyết và tận dụng nguồn lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, trồng dâu còn có ý nghĩa phủ xanh đất trống, giảm sự xói mòn đất và rất ít khi phải sử dụng thuốc sâu nên đảm bảo môi trường sinh thái tốt.

Tóm lại: Sản xuất dâu tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết được vấn đề lao động nông nhàn trong khu vực nông thôn, phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất, cải thiện môi trường sinh thái.

3.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Đô Lương Lương

Sau khi tiến hành điều tra trực tiếp hộ nông dân, phỏng vấn những cán bộ có liên quan, chúng tôi dùng công cụ SWOT tiến hành thảo luận một số hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ và một số cán bộ chủ chốt để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức khi người dân tham gia vào nghề dâu tằm tơ, để từ đó đề ra một số giải pháp thích hợp. Kết quả thảo luận được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14:Phân tích SWOT Điểm mạnh

- Đất đai, vị trí địa lí, giao thông thuận lợi cho phát triển nghề dâu tằm tơ.

- Nghề dâu tằm tơ là nghề truyền thống lâu đời của địa phương: kinh nghiệm, kiến thức bản địa phong phú

- Có làng nghề ươm tơ Xuân Như với năng lực ươm tơ lớn.

Điểm yếu

- Chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ (chưa đầu tư phân bón, nhà của nuôi tằm...)

- Công nghệ kỹ thuật ươm tơ theo kiểu truyền thống cũ kĩ, không hiện đại

- Chất lượng kén và tơ còn thấp

- Trứng còn trôi nổi không có ai quản lí. - Chưa có dịch vụ tư vấn, phòng chữa bệnh tằm

- Thiếu cán bộ chuyên sâu về dâu tằm.

Cơ hội

- Chính sách của huyện vẫn đang tiếp tục triển khai.

- Sản phẩm tơ tằm ngày càng được nhiều người tin dùng.

- Khi đất nước gia nhập WTO, thị trường tơ tằm được mở rộng, cơ hội xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới là rất lớn...

Thách thức

- Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp

- Nạn khai thác cát sỏi trên sông gây sạt lở bãi bồi

- Giá cả không ổn định, bị ép giá.

- Sự cạnh tranh sản phẩm ở những vùng khác.

- Thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ.

Qua kết quả nghiên cứu và phân tích SWOT, chúng tôi rút ra được một số thuận lợi và khó khăn sau:

3.4.1. Thuận lợi

* Về chính sách: Có sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đến nghề trồng dâu nuôi tằm.

Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông lâm nghiệp huyện Đô Lương từ năm 2006 đến năm 2010 đối với cây dâu tằm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương hướng: Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất bãi để đến năm 2010 có vùng dâu chuyên canh tập trung, ổn định trên toàn bộ diện tích đất bãi của 10 xã ven sông bằng giống dâu có năng suất lá cao. Tập trung đầu tư thâm canh để có lá dâu nuôi tằm chất lượng cao, giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Quy mô sản xuất: Dự kiến quy mô phát triển sản xuất dâu tằm đến năm 2010 là 457ha với quy mô chuyên canh tập trung, có năng suất lá dâu đạt 45tấn/ha.

* Về đất đai: Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, Đô Lương có diện tích đất bãi vùng ven sông lớn với tổng diện tích đất trồng được dâu lên tới 457ha, trong khi đó mới chỉ khai thác được 210,6ha. Như vậy, tiềm năng để mở rộng quy mô diện tích là rất lớn. Hàng năm, đất đai được phù sa bồi đắp, đất đai giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nghề trồng dâu nuôi tằm.

* Về kinh nghiệm sản xuất: Với tập quán canh tác lâu đời, nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Đô Lương được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác nên người dân ít nhiều có một số vốn kinh nghiệm nhất định trong nghề trồng dâu nuôi tằm.

* Về đầu ra sản phẩm: Một lợi thế cho nghề trồng dâu nuôi tằm của huyện Đô Lương đó là có HTX làng nghề ươm tơ truyền thống Xuân Như với năng lực ươm tơ rất lớn nên sản phẩm nông dân sản xuất ra không sợ không có nơi tiêu thụ. Hơn nữa, khi đất nước đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra cơ hội mở rộng thị trường cũng như thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế nói chung, nền nông nghiệp

nói riêng trong đó có nghề trồng dâu nuôi tằm, tạo công ăn vệc làm cho người sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống của người dân nông thôn.

* Về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng: Ngày nay, khi mà cuộc sống của người dân càng được nâng cao thì vấn đề ăn mặc, sức khoẻ và thẩm mỹ luôn được quan tâm hàng đầu. Với những giá trị mà sản phẩm từ tơ tằm mang lại, tạo cho người sử dụng sự an toàn và tin dùng nên sản phẩm tơ tằm đang là một mặt hàng đầy tiềm năng và có xu hướng ngày càng được nhiều người sử dụng. Đây chính là một lợi thế để chúng ta có định hướng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trong thời gian sắp tới.

3.4.2. Khó khăn

* Về khí hậu thời tiết: Qua nghiên cứu cho thấy, huyện Đô Lương có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường: Mùa hè thì nắng nóng, khô hạn; mùa mưa thì gây lụt lội, ngập úng trên diện rộng; mùa đông thì lạnh và kéo dài. Điều này gây khó khăn trong việc nuôi tằm của hộ dân. Tằm thường phát sinh bệnh và gây thiệt hại cho bà con nông dân nên rất ảnh hưởng đến tâm lí sản xuất của người dân. Chưa kể lũ lụt đã ảnh hưởng tới thức ăn của tằm là dâu.

* Về chuyên môn kỹ thuật, khoa học, công nghệ và việc áp dụng: Nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế, ít đầu tư phân bón, chưa có nhà cửa nuôi tằm riêng nên công tác phòng trừ và xử lí mầm bệnh rất khó khăn, biện pháp kỹ thuật trở lửa (phây kén) còn chưa được người dân chú trọng; nên chất lượng kén tơ thấp, tằm thường hay gặp một số bệnh như bệnh bủng, bệnh nghệ..gây thiệt hại lớn, có khi mất trắng. Chất lượng kén tơ thấp chính là một lí do để tư thương ép giá. Chưa có sự đầu tư một cách thỏa đáng do thiếu vốn, thiếu kích cầu về thị trường tơ.

Quy họach đất chưa hợp lý, ví dụ như trồng xen ngô với dâu ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của dâu do cây ngô lấn át, tăng sâu bệnh hại dâu và giảm chất lượng dâu (phun thuốc hóa học cho ngô, sâu bệnh).

Công nghệ ươm tơ lạc hậu do thiếu vốn đầu tư, cụ thể máy móc ươm tơ tuy đã cải tiến nhưng vẫn thô sơ gây lãng phí nguyên liệu (mới chỉ cho ra được sản phẩm tơ

cấp thấp nên giá tơ thấp kéo theo giá kén của người dân thấp; sản phẩm phụ sau ươm tơ là xơ nhộng và “sùi” được người Trung Quốc mang về kéo tơ tiếp)

Dịch vụ khuyến nông về ngành Dâu tằm tơ còn thiếu và yếu. Cụ thể, thiếu cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực dâu tằm, dịch vụ khuyến nông về tư vấn chăm sóc và phòng trừ bệnh trong trồng dâu và nuôi tằm còn yếu (nông dân ít được tập huấn, tập huấn chủ yếu là lý thuyết không được thực hành, đi tham quan hay tham gia các mô hình trình diễn). Cán bộ quản lý các cấp ngành, các đòan thể, quần chúng, nhân dân (nói cách khác là các dịch vụ khuyến nông phi chính thức về dâu tằm tơ) chưa phối hợp, liên kết chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, vận động, lập kế họach, kiểm tra, giám sát thúc đẩy nghề trồng dâu nuôi tằm.

* Trong quản lí thị trường: thị trường còn nhiều bất cập: “mạnh ai, người ấy làm”, chưa có tổ chức đứng ra cung cấp dịch vụ đầu, trứng giống còn trôi nổi không có ai quản lí, qua nhiều khâu trung gian nên giá giống cao; trong thu mua sản phẩm có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh người dân bị ép giá nên giá cả không ổn định và giá kén thấp.

Yêu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ. Tuy nhiên, ở đây dù đa có tiêu chuẩn, tiêu chí về sản phẩm kén và sản phẩm tơ nhưng chưa thực hiện được, chất lượng tơ chưa cao, ví dụ không phân lọai rõ ràng kén lọai nào với giá nào; kén còn lẫn tạp nên trong ươm tơ theo kiểu “con béo kéo con gầy”; chưa có quy trình trồng dâu nuôi tằm và quy trình ươm tơ hiện đại theo kiểu dây chuyền công nghiệp.

* Nạn khai thác vật liệu xây dựng trên sông (cát, sỏi) gây sạt lở bãi làm cho diện tích bãi dâu giảm, nguy cơ mất bãi là rất cao. Mặc dù chính quyền địa phương và nhân dân đã ngăn chặn nhưng “giang tặc” vẫn lén lút buổi đêm tối khai thác trộm do thiếu sự phối hợp đồng bộ trong khâu quản lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 73 - 77)