Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 1 Đặc điểm địa lý và địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 29 - 34)

3.1.1.1. Đặc điểm địa lý và địa hình

Đô lương là một huyện đồng bằng bán sơn địa tiếp cận với vùng núi Tây Bắc và Tây Nam, cách thành phố Vinh khoảng 60km về hướng Tây Nam.

Huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 18055' đến 19010' vĩ độ Bắc và từ 105015' đến 105045' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ.

Phía Đông giáp huyện Yên Thành, Nghi Lộc. Phía Nam giáp huyện Nam Đàn, Thanh Chương. Phía Tây giáp huyện Thanh Chương, Anh Sơn.

Huyện có 33 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện lị, đầu mối các đường giao thông chính như quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15A, 15B nên rất thuận lợi trong giao lưu và trao đổi hàng hoá, mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước ta với nước bạn Lào.

Huyện Đô Lương là một vùng lãnh thổ được giới hạn bởi vùng núi Tây Bắc (huyện Tân Kỳ), vùng núi Tây Nam (huyện Thanh Chương, Anh Sơn) và vùng đồng bằng (huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn).

Đô Lương là một huyện có làng nghề ươm tơ có năng lực ươm tơ lớn, với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên Đô Lương rất thuận lợi trong việc giao thương, thu mua sản phẩm kén từ các huyện lân cận như Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ.

Dựa vào đặc điểm về sinh thái, địa hình, tập quán canh tác sản xuất, Đô Lương được phân thành 4 vùng:

- Vùng bán sơn địa Tây Bắc gồm 6 xã là Ngọc sơn, Lam sơn, Bồi sơn, Giang sơn, Hồng sơn, Bài sơn. Đặc điểm của vùng này là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang Sơn, Hồng Sơn, Bài Sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Bồi Sơn, Lam Sơn).

- Vùng ven bãi sông Lam gồm 7 xã là Nam sơn, Bắc sơn, Đặng sơn, Lưu sơn, Đà sơn, Trung sơn và Thuận sơn.

- Vùng đồng bằng (vùng trọng điểm lúa) gồm 14 xã là Tràng sơn, Đông sơn, Yên sơn, Văn sơn, Thịnh sơn, Hoà sơn, Lạc sơn, Xuân sơn, Minh sơn, Tân sơn, Quang sơn, Thái sơn, Thượng sơn và thị trấn Đô lương. Đặc điểm của vùng này là địa

hình tương đối bằng phẳng, ở độ cao từ 9-11m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống ngòi lạch của con sông Lam nên dễ thoát nước.

- Vùng bán sơn địa Đông Nam gồm có 5 xã là Hiến Sơn, Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn, và Đại Sơn. Vùng địa hình này có đặc điểm là có các dãy đồi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam xen kẽ 2 loại địa hình đồi và thung lũng dốc nghiêng.

Trong 4 vùng sinh thái kể trên, thì vùng ven bãi sông Lam và một phần vùng bán sơn địa Tây Bắc có con sông Lam chảy qua (Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn) với tập quán canh tác lâu đời, người dân đã biết khai thác đặc điểm tự nhiên thuận lợi này để trồng dâu nuôi tằm.

3.1.1.2. Khí hậu

Sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu và đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển của con tằm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện khí hậu thời tiết. Trong đó yếu tố nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng sâu sắc tới nhất tới sự sinh trưởng phát triển của cây dâu và con tằm. Nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng và phát triển là 25- 320C, nhiệt độ trên 400C dâu hạn chế sinh trưởng, nhiệt độ dưới 120C dâu ngừng sinh trưởng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Long (1995) thì điều kiện sinh thái tốt nhất cho tằm phát triển trong từng giai đoạn phát dục là nhiệt độ:23-280C, độ ẩm: 65-90%.

Đô Lương là một có khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào).

Kết quả nghiên cứu điều kiện khí hậu của huyện Đô Lương được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Diễn biến một số yếu tố khí tượng chính qua các tháng trong năm 2008 Tháng Nhiệt độ (0C) Số giờ nắng (h) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Bình quân Tối thấp Tối cao

1 17,1 9,5 32,2 72 141,1 88

2 13,6 9,1 26,1 24 54,8 88

4 25 18,4 38,2 116 95,2 875 26,9 19,7 36 179 177,3 81 5 26,9 19,7 36 179 177,3 81 6 29 24,1 37,7 137 48,5 77 7 29,1 24,9 37 138 60,6 77 8 25,8 24 37,1 188 242,5 81 9 27,2 22 35,2 114 264,5 86 10 25,2 21,8 32,9 55 1067,4 88 11 21,8 12 31,2 100 191,0 83 12 18,4 11,6 26 67 32.5 84 Tổng số 280,1 208 404,2 1296 2419,8 1007 TBtháng/năm 23,3 17,3 33,7 108 201,7 83,9

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ cung cấp)

Qua bảng 3.1 ta thấy:

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tháng/năm là 23.30C, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm là khá lớn. Mùa xuân có những lúc nhiệt độ lên rất cao (48,20C). Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 280C, nóng nhất là vào các tháng 6,7,8, nhiệt độ có khí lên tới trên 370C rất khó khăn cho công tác nuôi tằm, tằm dễ phát sinh bệnh. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình là 19,10C. Tháng 1,2,3 và tháng 11,12 là những tháng có nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ dưới 120C. Mùa đông lạnh và kéo dài nên không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây dây cũng như thời vụ nuôi tằm.

b. Lượng mưa

Lượng mưa bình quân hàng năm là 201,7mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10,11, lượng mưa chiếm 73% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất là vào tháng 10, mưa to, mưa kéo dài ngày gây nên tình trạng ngập úng lớn, nhất là khi mưa kết hợp với bão và nước lũ từ các con sông con suối đổ về gây nên ngập úng lớn trên

diện rộng, cây dâu không chịu được úng ngập lâu nên bị chết, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

c. Độ ẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch không lớn, độ ẩm đạt từ 77-88% nằm trong giới hạn thích nghi của con tằm. Độ ẩm không khí bình quân tháng/năm là 83,9%. Tuy nhiên, Đô Lương là một huyện nằm trong vành đai chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên vào những tháng đầu mùa hè rất oi bức, độ ẩm giảm xuống chỉ còn 77%, có năm xuống còn 50%. Đất đai bị khô hạn trầm trọng làm ảnh hượng tới năng suất cây trồng vật nuôi.

d. Nắng

Nắng cả năm có tổng số là 1296 giờ, trung bình tháng là 108 giờ nắng. Số giờ nắng phụ thuộc theo mùa. Từ tháng 3 trở đi số giờ nắng tăng dần. Các tháng hè có số giờ nắng nhiều, cây dâu gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ánh sáng nên sinh trưởng mạnh.

Từ nghiên cứu diễn biến khí hậu chủ yếu là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm liên quan tới nuôi các giống tằm khác nhau, nông dân huyện Đô Lương chia làm 3 vụ nuôi tằm chính, đó là:

- Vụ tằm Xuân: nuôi từ tháng 2 đến tháng 4 - Vụ tằm Hè: nuôi từ tháng 5 đến tháng 7 - Vụ tằm Thu: nuôi từ tháng 8 đến tháng 10

Đặc biệt có những năm thời tiết ấm quanh năm như năm 2005, một số xã còn nuôi thêm tằm vụ đông cũng cho kết quả khả quan. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, mùa đông lạnh nên nuôi tằm vụ đông đã dừng lại.

3.1.1.3. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc lớn nhất từ 2 con sông chính là Sông Lam chảy qua địa phận huyện Đô Lương khoảng 20km và con sông đào khoảng 9km. Đây là những con sông có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế cũng như cung cấp

nước chính cho sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng là tiêu thoát nước, phát triển giao thông đường thuỷ, giao lưu khu vực giữa các vùng trong tỉnh, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch…không chỉ riêng của huyện mà cho cả tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Khuôn và các khe suối nhỏ như khe ngầm Lam Sơn, Hói Quai (Bồi Sơn), Hói Cầm (Tân Sơn) và các ao hồ trong khu dân cư.

Chính vì vậy, ngoài những yếu tố thuận lợi thì hàng năm cứ vào tháng 8,9,10 huyện Đô Lương còn phải chịu ảnh hưởng do hiện tượng lũ lụt do nguồn nước đổ về từ các con sông con suối và hồ đập nên đã gây úng ngập trên diện rộng và sạt lở bãi ở một số vùng vào mùa mưa. Gần đây, thời tiết khí hậu có nhiều biến động phức tạp cũng như việc sử dụng, khai thác và quản lí tài nguyên thiên nhiên không tốt dẫn tới làm thay đổi dòng chảy không có lợi cho vấn đề dân sinh kinh tế cũng như nghề trồng dâu nuôi tằm nói riêng. Sạt lở đe doạ cuộc sống của những hộ dân ven sông, đất canh tác bị cuốn trôi và nguy cơ mất đất là rất cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 29 - 34)