Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, huyện Đô Lương đã tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước xây dựng huyện giàu mạnh.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương đã đưa ra những giải pháp thích hợp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác các tiềm năng và lợi thế sẵn có của vùng. Kết quả đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2006-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 1637.67 100.00 1896.86 100.00 2539.56 100.00 115.83 133.88 124.53 1. Nông Nghiệp 513.788 31.37 551.59 29.08 751.686 29.60 107.36 136.28 120.96 +Trồng trọt 391.10 76.12 404.21 73.28 535.58 71.25 103.35 132.50 117.02 +Chăn nuôi 99.93 19.45 117.27 21.26 168.23 22.38 117.35 143.46 129.75 +Dịch vụ Nông Nghiệp 22.76 4.43 30.12 5.46 47.88 6.37 132.32 158.99 145.04 2. Lâm Nghiệp 36.061 2.20 40.027 2.11 47.044 1.85 111.00 117.53 114.22 3. Thuỷ sản 21.805 1.33 25.643 1.35 31.308 1.23 117.60 122.09 119.83 4. Công nghiệp-TTCN 132.797 8.11 165.377 8.72 220.489 8.68 124.53 133.33 128.85 5. Xây dựng cơ bản 378.247 23.10 463.769 24.45 629.521 24.79 122.61 135.74 129.01 6. DV-TM 554.972 33.89 650.455 34.29 859.513 33.84 117.21 132.14 124.45 II. Chỉ tiêu khác +GTSX/Hộ 0.03551 0.04097 0.05299 115.35 129.34 122.15 +GTSX/LĐ 0.01794 0.02049 0.02510 114.21 122.53 118.30 +GTSX NN/LĐ NN 0.00680 0.00748 0.00956 109.99 127.75 118.54

Qua bảng 3.4 ta thấy: Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2006 là 1637,67 tỷ đồng, năm 2007 là 1896,86 tỷ đồng đến năm 2008 là 2539,56 tỷ đồng. Bình quân qua 3 năm tăng 24,53%. Nguyên nhân chính là do giá trị của các ngành sản xuất đều tăng trong đó ngành xây dựng tăng mạnh nhất 29,01%. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng tăng khá mạnh. Năm 2006, GTSX nông nghiệp là 513,788 tỷ đồng (chiếm 31,37% trong tổng giá trị sản xuất) đến năm 2007 tăng lên là 551,59 tỷ đồng (chiếm 29,08%). Năm 2008 tăng lên là 751,686 tỷ đồng (chiếm 29,6 %). Bình quân qua 3 năm sản xuất nông nghiệp tăng 20,96% trong đó dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh nhất qua 3 năm tăng 45,04%.

Trong nông nghiệp không ngừng đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng vụ đông với các loại cây trồng có giá trị kinh tế, cải tạo vườn tạp, xây dựng nhiều mô hình cánh đồng cho thu nhập cao. Về chăn nuôi, chú trọng cải tạo giống bò, phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc và gia cầm.nên đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đối với ngành sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt chiếm vị trí lớn: Năm 2006 giá trị sản xuất ngành trồng trọt mang lại là 391,10 tỷ đồng chiếm 76,12% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đến năm 2008 có giá trị sản xuất là 525,58 tỷ đồng tuy vậy tỷ trọng trồng trọt trong ngành nông nghiệp giảm (chiếm 71,25% giá trị sản xuất ngành sản xuất trồng trọt). Qua đó cho ta thấy được cơ cấu giữa các ngành đã có sự thay đổi, sản xuất trồng trọt chuyển dịch sang các ngành khác phá thế độc canh về trồng trọt.

Về chăn nuôi: tình hình chăn nuôi của huyện qua 3 năm có tăng. Năm 2006 là 99,93 tỷ đồng (chiếm 19,45% giá trị sản xuất của ngành sản xuất nông nghiệp) đến năm 2008 tăng lên là 168,23 tỷ đồng (chiếm 22,38% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp). Qua 3 năm thì ngành chăn nuôi tăng 29,75%.

Về dịch vụ nông nghiệp: Năm 2006 giá trị sản xuất của ngành này là 22,76 tỷ đồng (chiếm 4,43% trong ngành sản xuất nông nghiệp) đến năm 2008 là 47,88 tỷ đồng (chiếm 6,37% trong ngành sản xuất nông nghiệp). Như vậy bình quân 3 năm ngành này tăng 45,04%. Điều đó cho thấy các HTX dịch vụ nông nghiệp trong địa bàn huyện đã làm ăn có hiệu quả, mở rộng được việc cung ứng các vật tư nông nghiệp góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong huyện.

Về ngành sản xuất lâm nghiệp: Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất kinh doanh của huyện tuy nhiên qua 3 năm sản xuất lâm nghiệp tăng 14,22%. Năm 2006 giá trị sản xuất ngành mang lại là 36,61 tỷ đồng chiếm 2,2% giá trị sản xuất của cả huyện đến năm 2008 là 47,044 tỷ đồng (chiếm 1,85% giá trị sản xuất của cả huyện).

Ngành xây dựng cơ bản: qua 3 năm tăng mạnh nhất so với các ngành khác (tăng 29,01%). Năm 2006 là 378,247 tỷ đồng (chiếm 23,10 giá trị sản xuất của cả huyện) đến năm 2008 là 629,521 tỷ đồng (chiếm 24,79% giá trị sản xuất của cả huyện).

Từ kết quả sản xuất kinh doanh của huyện xét một số chỉ tiêu khác: Năm 2006 bình quân giá trị sản xuất của hộ là 35,51 triệu đồng/hộ đến năm 2008 là 52,99 triệu đồng/hộ. Bình quân tăng của 3 năm là 22,15%. Năm 2006 bình quân giá trị sản xuất tính trên lao động là 17,94 triệu đồng/LĐ, đến năm 2008 tăng lên 25,10 triệu đồng/lđ. Qua 3 năm tăng 18,30%. Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2006 bình quân mỗi lao động là 6,8 triệu đồng đến năm 2008 bình quân mỗi lao động là 9,56 triệu, qua 3 năm tăng 18,54%. Từ những phân tích ở trên cho ta thấy được sản xuất kinh doanh của huyện liên tục tăng qua các năm. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành khá rõ rệt. Thu nhập của người dân tăng lên. Thu nhập của người dân sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)