Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 59 - 61)

Trình độ và nghề nghiệp của chủ hộ có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất trồng dâu nuôi tằm nói riêng bởi trong kinh tế hộ gia đình thì chủ hộ thường là nguời ra quyết định trong quá trình sản xuất của cả gia đình. Lựa chọn của hộ gia đình sẽ quyết định quy mô sản xuất cũng như mức độ đầu tư trong sản xuất.

Thông thường thì những người có trình độ học vấn cao hơn, họ có nhận thức, hiểu biết hơn và phản ứng nhanh nhạy hơn trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất.

Qua thực tế điều tra phỏng vấn cho thấy trình độ và nghề nghiệp của chủ hộ được thể hiện ở bảng 3.8:

Bảng 3.8: Trình độ nghề nghiệp của chủ hộ điều tra năm 2009

TT Diễn giải Thuận Sơn Lam Sơn Đặng Sơn SL (người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) I Trình độ văn hóa 1 Đại học 2 Cao đẳng 3 THCN 1 5 0 0 0 0 4 TH Phổ thông 6 30 11 55 7 70 5 TH cơ sở 12 60 9 45 3 30 6 Tiều học 1 5 0 0 0 0 II Nghề nghiệp 1 Thuần nông 14 70 8 40 1 10 2 Kiêm nghề khác 6 30 12 60 9 90 Tổng 20 100 20 100 10 100

(Nguồn: tổng hợp điều tra)

Từ bảng 3.8 ta thấy: Các chủ hộ có trình độ văn hoá khác nhau.

- Xã Thuận Sơn: trong 20 hộ được điều tra thì chủ hộ có trình độ trung học là một người (chiếm 5%), 6 người có trình độ THPT (chiếm 30%), 12 người có trình độ THCS (chiếm tỷ lệ lớn nhất 60%) còn lại 5% có trình độ tiểu học.

Nghề nghhiệp của hộ chủ yếu là nông nghiệp. Số hộ thuần nông chiếm 70%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 xã điều tra. Số hộ kiếm nghề khác chiếm 30%. Ngoài công việc sản xuất nông nghiệp họ còn tham gia vào một số công việc khác như xây dựng, giết mổ gia súc…góp phần tăng thu nhập.

- Xã Lam Sơn là một xã có truyền thống hiếu học, có trường Đô Lương II đóng trên địa bàn. Chính nơi đây là điểm đóng của trường Huỳnh Thúc Kháng- trung tâm giáo dục của tỉnh Nghệ An trong thời kháng chiến. Qua thực tế điều tra cho thấy phần lớn là có trình độ từ THCS trở lên. Số người có trình độ THCS là 9 người (chiếm 45%), số người có trình độ THPT là 11 người (chiếm 55%) cao hơn so với xã Thuận Sơn 25%, không có người nào có trình độ tiểu học hay có trình độ trên cấp THPT.

Về nghề nghiệp: phần lớn nghề nghiệp của các hộ là hộ kiêm nghề khác chiếm 60%. Ngoài công việc đồng áng hộ còn tranh thủ lúc nông nhàn làm thêm như xây dựng, bán buôn…để tăng thu nhập cho hộ. Hộ thuần nông chiếm 40%, thu nhập của hộ là từ sản xuất nông nghiệp. Hộ khá có 5/20 hộ chiếm 25%, hộ kinh tế trung bình có 11/20 hộ chiếm 55%, hộ nghèo có 4/20 hộ chiếm 20% chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 xã điều tra.

- Xã Đặng Sơn: là một xã giáp ranh với trung tâm thị trấn Đô Lương, cách trường THPT Đô Lương I - trung tâm giáo dục điển hình của huyện, khoảng 3km nên thu hút nhiều học sinh vùng ven. Chính vì vậy mà qua điều tra cho thấy trình độ văn hoá ở nơi đây khá cao. Số người có trình độ văn hoá THPT chiếm 70% cao nhất so với 2 xã Lam Sơn và Thuận Sơn, còn lại 30% là số người có trình độ THCS. Số hộ khá có 9/20 hộ (chiếm 45%), hộ trung bình có 6/20 hộ (chiếm 30%), số hộ nghèo có 5/20 hộ (chiếm 5%).

Do đặc điểm vị trí địa lý, tập quán sản xuất nên nghề nghiệp ở đây chủ yếu là hộ kiêm nghề khác, chiếm 90%. Hộ thuần nông chiếm 10%. Do đặc điểm nghề nghiệp nên hầu hết các hộ dân xã Đặng Sơn là hộ có kinh tế khá giả. Thống kê số liệu cho thấy có 3/10 hộ giàu (chiếm 30%), 6/10 hộ khá (chiếm 60%), 1/10 hộ kinh tế trung bình (chiếm 10%). Không có hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 59 - 61)