Tình hình tiêu thụ, chế biến kén tơ của huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)

Tình hình tiêu thụ sản phẩm kén của huyện Đô Lương diễn ra thuận lợi. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ ngay trong huyện. Sản phẩm kén được các hộ ươm tơ thu mua trực tiếp hoặc thông qua các hợp đồng với chính quyền có nghề trồng dâu nuôi tằm, một phần thông qua người lái buôn.

Hiện nay, toàn huyện có 1 HTX chuyên về Dâu tằm kén tơ với 1 làng nghề truyền thống, khoảng 21 xưởng ươm hoạt động với quy mô hộ gia đình. Trong đó, Đặng Sơn có làng Xuân Như nổi tiếng với nghề ươm tơ kéo sợi từ lâu đời. Năm 2005, làng Xuân Như được đón nhận danh hiệu làng nghề truyền thống ươm tơ-kéo sợi. Đến năm 2007 thành lập HTX Dâu tằm kén tơ Xuân Như theo luật HTX năm 2003.

Theo ông Trần Văn Ngà, Chủ nhiệm HTX Dâu tằm kén tơ cho biết năm 2008 HTX làng nghề đã tiêu thụ 180-190 tấn kén, trong khi đó kén Đô Lương chỉ đạt khoảng 80 - 90tấn, không đáp ứng đủ số lượng cho HTX. Ngoài sản phẩm kén của Đô Lương, các hộ dân làng nghề phải thu mua kén ở nhiều nơi khác như Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Nam Đàn. Qua đây cho thấy năng lực của các hộ ươm tơ làng nghề Xuân Như là rất lớn. Đây là một yếu tố thuận lợi để huyện Đô Lương phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.

Qua thực tế cho thấy các hộ ươm còn sử dụng các loại máy ươm mini với kết cấu 16-18 sợi (tức 16-18 tổ kén xe 1 sợi) và đã sử dụng lâu năm, nay đã xuống cấp.

Ảnh 04: Máy ươm tơ ở làng nghề Xuân Như

Quy trình kỹ thuật chưa đảm bảo, hầu hết quy trình kỹ thuật ươm tơ thủ công và bán cơ khí. Quy trình kỹ thuật được mô tả như sau:

Thu mua nguyên liệu Nấu kén Nhộng thực phẩm Ươm tơ Gốc rũ, xơ nhộng Guồng tơ Phơi, đóng gói

Sơ đồ 3.1: Quy trình kỹ thuật ươm tơ ở làng nghề Xuân Như

Đây là một quy trình đơn giản, không đầy đủ các công đoạn từ việc xử lí nguyên liệu đến chế biến ra thành phẩm. Qua thực tế quan sát, điều tra nghiên cứu

cho thấy sau khi thu mua nguyên liệu được đưa vào chế biến ngay nên kén chưa được phân loại (kén xốp, kén thối, kén đôi, kén không đủ ngày). Khi hỏi về vấn đề này ông Trần Văn Ngà cho biết: Sở dĩ làm như vậy là nhằm mục đích “Con béo kéo con gầy”. Hơn nữa việc thu mua nguyên liệu từ nhiều hộ gia đinh nên chất lượng kén cũng khác nhau, do vậy khi ươm độ lên tơ, độ bền, độ mịn và màu tơ không đều nhau.

Theo khảo sát thực tế một số hộ ươm tơ khi đưa kén vào nồi nấu thường bỏ lượng kén lớn hơn số lượng lên tơ trong máy, do vậy mà dẫn đến tình trạng lượng kén chờ lên tơ bị nấu quá chín đã chuyển sang dạng kén chìm. Bên cạnh đó, nhiệt độ nấu kén cũng không đảm bảo ổn định nên độ lên tơ thấp, lượng tiêu hao nguyên liệu cao, chất lượng tơ không đồng màu và dễ đứt. Mặt khác, do bỏ kén nhiều nên làm cho nước ươm vẩn đục dẫn đến tơ bị đen xỉn không đạt chất lượng về màu sắc.

Hầu hết các hộ gia đình sau khi guồng tơ không chuyển qua giai đoạn sấy mà chỉ phơi dưới ánh nắng mặt trời nên không đủ nhiệt độ. Vì vậy sau khi phơi sợi thường nhăn, không săn, dễ đứt…Bên cạnh đó, công tác xử lí nước thải chưa được quan tâm nên ở các hộ nước và phế phẩm để bừa bãi gây ô nhiễm môi trường về nguồn nước và không khí.

Ảnh 05: Khung cảnh xung quanh khu vực ươm tơ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)